Hạn chế của hoạt động mua bán tài sản nợ và chứng khoán hóa nợ vay trên thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ tài chính trên thị trường bất động sản Việt Nam. (Trang 37 - 39)

trường tài chính thứ cấp

Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi mở rộng thời hạn vay trong khi hầu hết các khoản tiền gửi đều là ngắn hạn. Trên thế giới, một số ngân hàng có thể đưa ra những khoản vay có thời gian từ 20 tới 30 năm bởi vì ngân hàng có thể bán những khoản nợ như thế cho một số tổ chức đặc biệt như quỹ bảo hiểm, quỹ phúc lợi … khi cần thu hồi vốn. Một tổ chức thứ cấp như vậy hoạt động ở cấp độ quốc gia đã hình thành ở Việt Nam, đó là Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) thuộc Bộ Tài Chính đã được thành lập theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Chính phủ và chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2004. Công ty này cũng đã thực hiện mua nợ tồn

đọng của một số đơn vị như Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank, Ngân hàng Việt Hoa…Thông qua hoạt động mua bán nợ, Công ty đã giúp các ngân hàng này giải phóng được lượng vốn chết từ nhiều năm nay trở lại thành vốn hoạt động, làm trong sạch tình hình tài chính. DATC cũng được phát hành trái phiếu mua nợ để mua các khoản nợ lớn có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, chức năng mua bán nợ của công ty chỉ mới dừng lại ở mức độ mua bán các khoản nợ tồn đọng chứ chưa xem xét đến các khoản nợ vay dài hạn đang còn hiệu lực như các khoản nợ vay có tài sản đảm bảo. Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đã có một số tổ chức trung gian (đa số là các Công ty khai thác tài sản thuộc các Ngân hàng) thường mua lại hay đầu tư vào các khoản nợ vay dài hạn có đảm bảo nhưng cũng chỉ có rất ít khoản vay được mua bán lại như vậy.

Trên thế giới, một công cụ trên thị trường tài chính thứ cấp thường được sử dụng là chứng khoán hóa. Đây là một quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập bằng tiền cao trong tương lai như các khoản phải thu, các khoản nợ rồi chuyển đổi thành chứng khoán và đưa ra giao dịch trên thị trường tài chính. Chứng khoán được đảm bảo bằng chính tài sản đó hoặc khả năng sinh lời của các tài sản dùng làm tài sản đảm bảo, chứ không phải bằng khả năng thanh toán của chủ thể phát hành. Chủ thể phát hành không còn là nhân tố quyết định chất lượng của chứng khoán phát hành, mà khả năng sinh lời của các tài sản dùng làm tài sản đảm bảo sẽ quyết định thu nhập và độ an toàn của chứng khoán phát hành. Ở thành phố Hồ Chí Minh, đã từng có Công ty cổ phần Đầu Tư hạ tầng kỹ thuật (CII) được thành lập năm 2002 đã phát hành hành cổ phần mua quyền khai thác thu phí 2 con đường Hùng Vương và Điện Biên Phủ trong 10 năm. Đổi lại, CII phải hoàn trả vốn đầu tư cho Ngân sách thành phố và vốn vay đầu tư trong vòng 18 tháng. Việc phát hành cổ phiếu được bảo đảm bằng quyền khai thác 2 con đường như trên là một dạng nghiệp vụ chứng khoán hóa. Sau này, CII còn đầu tư vào nhiều dự án khác nên mô hình này không còn mang tính chất chứng khoán hóa như trước nữa. Tuy nhiên, nếu xem xét về nghiệp vụ chứng khoán hóa nợ vay trên thị trường tài chính thứ cấp trong lĩnh vực bất động sản, thì trái phiếu có thế chấp CDO (Collateralized Debt Obligations) rất phổ biến ở các nước như Mỹ, Tây Âu.. nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa phổ biến. Điều này sẽ là ảnh hưởng đến tính linh hoạt cho quá trình “thoát vốn” của bên cho vay, làm hạn chế nguồn cho vay cũng như làm cản trở kênh dẫn vốn mới vào thị trường bất động sản.

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ tài chính trên thị trường bất động sản Việt Nam. (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)