Tính cá thể hoá

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu (Trang 26 - 31)

7. Bố cục luận văn

1.3.2.3.Tính cá thể hoá

Ngôn ngữ là phƣơng tiện diễn đạt chung của cộng đồng nhƣng khi đƣợc các nhà văn nhà thơ sử dụng thì ở mỗi ngƣời lại có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ bắt chƣớc, pha trộn. Chẳng hạn,

giọng thơ Tố Hữu không giống với giọng thơ Chế Lan Viên, giọng thơ Xuân Diệu không giống với giọng thơ Huy Cận…. Sự khác nhau về ngôn ngữ là ở cách dùng từ, đặt câu và ở cách sử dụng hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của ngƣời viết. Chính những biện pháp sử lí ngôn ngữ đã tạo ra giọng điệu riêng, phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật. Mỗi tác phẩm văn chƣơng đích thực đều có tính cá thể hoá. Điều đó đã làm nên phong cách riêng của tác giả.

Ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ nhà văn nói riêng phải vừa giống mọi ngƣời vừa khác mọi ngƣời. Có giống mọi ngƣời tức có thuận theo chuẩn mực thì mọi ngƣời mới hiểu, có khác mọi ngƣời tức có lối nói riêng thì mới thành ra văn để mọi ngƣời thích đọc. Sự giống ngôn ngữ mọi ngƣời là cái thuộc về điều kiện nền tảng, sự khác ngôn ngữ mọi ngƣời là cái thuộc về điều kiện bắt buộc. Đây chính là một trong những yếu tố quan yếu, là dấu hiệu để xác định phong cách tác giả. Nó là dấu hiệu chứ không là phong cách tác giả bởi vì không phải hễ cứ có sự khác ngôn ngữ mọi ngƣời là có phong cách tác giả. Sự khác ngôn ngữ mọi ngƣời này phải nhƣ thế nào thì lúc đó mới tạo thành phong cách tác giả. Trong phong cách ngôn ngữ văn chƣơng ta vẫn thấy hiện tƣợng chỉ có tác giả mà không có phong cách tác giả. Sê- khôp nói rất có lí rằng: Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì ngƣời đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả. Cái mà Sê- khôp gọi là “lối nói riêng” chính là phong cách tác giả.

Muốn hiểu khái niệm phong cách tác giả chúng ta phải căn cứ vào hai dấu hiệu cơ bản sau đây:

- Khuynh hƣớng ƣa thích và sở trƣờng sử dụng những loại phƣơng tiện ngôn ngữ nào đó của tác giả.

- Sự đi chệch chuẩn mực của tác giả.

Mỗi nhà văn đều có những sở trƣờng ngôn ngữ của mình. Cái sở trƣờng ngôn ngữ này khi thành thục đƣợc thán phục và không ai theo đƣợc thì thành

biệt tài ngôn ngữ. Chẳng hạn Nguyễn Du là một biệt tài ngôn ngữ. Sở trƣờng ngôn ngữ của một nhà văn dẫn đến khuynh hƣớng ƣa thích lựa chọn, sử dụng những loại phƣơng tiện ngôn ngữ nhất định , khiến cho ngôn ngữ nhà văn khác với mọi ngƣời. Nguyễn Công Hoan “ham” dùng “mê”dùng khẩu ngữ. Những phƣơng tiện khẩu ngữ mà ông dùng trong truyện ngắn làm cho những cái ông kể, ông tả hệt nhƣ ngoài đời, khiến cho độc giả tấm tắc, thích thú, thán phục. Nguyễn Tuân có thói quen không bằng lòng với những từ cũ, những lối diễn đạt cũ vì không biểu hiện đƣợc ý ông muốn nói. Ông luôn tìm lối diễn đạt mới, “lạ tai”, “khác ngƣời” để có thể nói thật trúng cái suy nghĩ, cái cách thức đặt vấn đề, cái nhìn nhận của mình. Nhƣ vậy, phong cách tác giả của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trƣớc hết ở khuynh hƣớng ƣa thích và sở trƣờng sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ.

Dấu hiệu cơ bản thứ hai để xác định phong cách tác giả của ngôn ngữ nghệ thuật là chệch chuẩn mực. Khuynh hƣớng ƣa thích là cái thuộc về bên ngoài, bộc lộ ra bên ngoài còn sở trƣờng ngôn ngữ của các nhà văn là cái ẩn tàng ở bên trong. Sở trƣờng ngôn ngữ của nhà văn không chỉ bộc lộ ở khuynh hƣớng ƣa thích sử dụng những cái đã có của xã hội mà còn thể hiện ở việc tạo ra những cái xã hội chƣa có, cần có. Nói khác đi, sở trƣờng ngôn ngữ dẫn đến sáng tạo ngôn ngữ. Trong sự đối chiếu với chuẩn mực thì sáng tạo ngôn ngữ có nghĩa là tạo ra những cái đi chệch chuẩn mực ngôn ngữ. Chệch chuẩn mực - chứ không phải chống chuẩn mực- cũng là một cái “lỗi”, nhƣng là cái “lỗi muốn có” cái “ lỗi nên có” ở các nhà văn để tạo nên phong cách tác giả. Đã là nhà văn, không ai không đi chệch chuẩn mực, không ai không nuôi dƣỡng ý định chệch chuẩn mực. Có thể nói thế giới ngôn ngữ nghệ thuật là thế giới của ngôn ngữ toàn dân đồng thời cũng là thế giới của những ngƣời ƣa thích cái sự tƣởng nhƣ ngƣợc đời, đi chệch khỏi lối nói chung, lối nói thƣờng thấy, thƣờng nghe, vốn dễ dẫn tới sự mờ nhạt nhàm chán.

Do vậy, khi sáng tác những tác phẩm thơ, Tố Hữu đã sử dụng tài tình khéo léo từ ngữ địa phƣơng và từ ngữ địa phƣơng đã trở thành ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ ông. Đó là một đặc điểm riêng của thơ Tố Hữu mà không phải nhà thơ nào cũng có đƣợc. Vậy nét đặc sắc đó đƣợc thể hiện nhƣ thế nào thì ta cần nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể về nhiều mặt (dùng từ địa phƣơng nào, ở vùng nào, trong những điều kiện cụ thể ra sao…), qua từng bài thơ, tập thơ, chặng đƣờng thơ của ông. Và từ đó có thể thấy đƣợc quan điểm của nhà thơ khi sử dụng lớp từ ngữ địa phƣơng vào trong thơ.

CHƢƠNG 2

VIỆC DÙNG TỪ ĐỊA PHƢƠNG TRONG THƠ TỐ HỮU 2.1. Khái niệm từ ngữ địa phƣơng

Trong sự nghiệp sáng tác thơ ca phục vụ cách mạng của mình, Tố Hữu sáng tác khá nhiều thơ. Tập thơ mới nhất, cũng là khá đầy đủ, là tập “ Tố Hữu thơ” do Nhà xuất bản Văn học ấn hành, in năm 2005, do GS. Hà Minh Đức viết Lời giới thiệu. Có 285 bài thơ đƣợc giới thiệu ở đây, và chúng tôi sẽ khảo sát cách dùng từ ngữ địa phƣơng trong thơ ông qua những bài thơ trong tập này.

Để có cơ sở làm việc, thiết nghĩ, chúng ta cần làm rõ khái niệm cơ bản là

từ ngữ địa phương, điều mà ở đâu đó chúng tôi đã có đề cập. Về định nghĩa từ

ngữ địa phƣơng, chúng ta có thể tham khảo ở nhiều sách vở, bài báo, từ điển khác nhau. Ở khái niệm này có hai yếu tố cần chú ý là từ và ngữ. Nếu ngữ là

sự kết hợp các từ, đƣợc dùng cố định, nguyên khối trong sử dụng, chủ yếu là thành ngữ, quán ngữ, thì từ là các đơn vị hiển nhiên có nghĩa nhất định, có

phạm vi sử dụng nhất định, đƣợc xã hội chấp nhận. Vốn từ vựng của một ngôn ngữ gồm có từ và ngữ, gồm nhiều lớp lang, trong đó có lớp từ ngữ địa phƣơng. Định nghĩa mà chúng tôi chọn để dựa vào đó làm việc là của GS.TS Nguyễn Thiện Giáp: “ Từ địa phương là từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương. Nói chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hằng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật,v.v…”[16, tr.292-293]. Đây là định nghĩa tuy chƣa nói rõ

đƣợc tính chất biến thể của vốn từ vựng địa phƣơng, nhƣng nêu đƣợc sắc thái sử dụng trong phong cách của chúng.

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu (Trang 26 - 31)