Phân tích hiệu quả chung:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp năm 2011 Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Bàn Tay Việt.doc (Trang 41 - 50)

II. Quỹ khen thưởng và phúc

4.4.2. Phân tích hiệu quả chung:

Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tình hình tổ chức và sử dụng các yếu tố sản xuất nhạy bén của doanh nghiệp trong việc tạo ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh.

Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ta cần quan tâm đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành. Nó là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được doanh thu đó.

Bảng 6: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Bàn Tay Việt năm 2007-2009:

Nguồn: Phòng Kế toán Đơn vị tính: Việt Nam đồng

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra / yếu tố đầu vào

= Tổng doanh thu/ Tổng chi phí

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm như sau: 2007: = 7.965.981.231/7.630.054.431 = 1,04

2008: = 9.501.906.748/9.059.823.148 = 1,052009: = 10.823.060.718/10.043.447.298 = 1,08 2009: = 10.823.060.718/10.043.447.298 = 1,08

-> Trong năm 2007 nếu bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh 1 đồng chi phí thu lại 1,04 đồng doanh thu, nhưng đến năm 2008 thì cứ 1 đồng chi phí thu lại được 1,05 đồng doanh thu tăng 0,01 đồng so với năm 2007. Và đến năm 2009 tăng 0,03 đồng so với năm 2008.

Ta thấy chi phí bỏ ra thấp hơn với khoản thu thu về, nhưng với mức rất thấp. Để đạt được chi tiêu này cao hơn công ty cần có các chính sách nhằm thu hút khách hàng đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được doanh thu cao hơn, đồng thời công ty cũng cần đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm tối đa các khoản chi phí.

*. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:

Sức sinh lời của tài sản(ROA) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS bình quân

Ta có: ROA 2007 = 335.926.800/13.142.636.234 = 0,026 ROA 2008 = 442.083.600/13.665.424.444 = 0,032 Chỉ Năm 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 7.965.981.231 9.501.906.748 10.823.060.718 1.535.925.517 16.16 1.321.153.970 12.21 Chi phí 7.630.054.431 9.059.823.148 10.043.447.298 1.429.768.717 15.78 983.624.150 9.79 Lợi nhuận 335.926.800 442.083.600 779.613.420 106.156.800 24.01 337.529.820 43.29

-> Từ kết quả ta thấy. Trong năm 2007 khi đưa vào 1 đồng tài sản cho sản xuất thu lại 0,026 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2008 sức sinh lời của tài sản tăng lên và cứ 1 đồng tài sản đưa vào sản xuất đem về cho doanh nghiệp 0,032 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009 doanh nghiêpk đưa vào sản xuất 1 đồng tài sản thì nó tạo ra cho doanh nghiệp 0,059 đồng doanh thu. Sức sinh lời của tài sản tăng dần qua các năm hoạt động của doanh nghiệp, song lợi nhuận sau thuế mang về cho doanh nghiệp vẫn chưa cao. Doanh nghiệp cần tìm các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản.

Vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần (sức sản xuất của tài sản) Tổng tài sản

-> Kết quả tính toán như sau:

Năm 2007 = 7.586.000.000/13.142.636.234 = 0,58 Năm 2008 = 8.982.000.580/13.665.424.444 = 0,66 Năm 2009 = 10.002.005.898/13.200.053.748 = 0,76

Ta thấy vòng quay của tài sản tăng dần qua các năm. Trong năm 2007 tài sản quay 0,58 vòng, nhưng đến năm 2008 tăng lên thành 0,66 vòng và đến năm 2009 tăng thành 0,76 vòng. Tuy số vòng quay của tài sản tại doanh nghiệp có tăng nhưng trong 1 năm tốc độ quay chưa đạt được 1 vòng.

Điều này cũng đồng nghĩa với năm 2007 doanh nghiệp đưa 1 đồng tài sản vào sản xuất chỉ đem lại cho doanh nghiệp 0,58 đồng doanh thu thuần, 2008 thì đem lại số doanh thu thuần cho doanh nghiệp là 0,66 đồng và đến năm 2009 thì để thu được 0,76 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải đầu tư 1 đồng tài sản -> Công ty cần đưa ra các biện pháp cụ thể và có hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả sửa dụng tài sản tại đơn vị.

Sức hao phí của TS so với DTT = Tổng TS bình quân/ Tổng DTT

Năm 2007 = 13.142.636.234/7.586.000.000 = 1,73 Năm 2008 = 13.665.424.444 /8.982.000.580 = 1,52 Năm 2009 = 13.200.053.748 /10.002.005.898 = 1,32

doanh thu. Đến năm 2009 thì để thu lại 1 đồng doanh thu công ty phải đầu tư 1,32 đồng tài sản. Như vậy mức độ đầu tư tài sản vào sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn cao. Công ty cần có biện pháp sử dụng tài sản sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

*. Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Tài sản cố định hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và không bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu phản sánh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn. Dù được đầu tư bằng bất cứ nguồn vốn nào thì việc sử dụng tài sản cố định cũng phải đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả.

Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nhau. Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu thuần/ Nguyên giá TSCĐ

Cụ thể: Sức sản xuất của TSCĐ:

Năm 2009 = 10.002.005.898/2.356.129.960 = 4,25 Năm 2008 = 8.982.000.580/2.231.124.760 = 4,03 Năm 2007 = 7.586.000.000/2.088.129.960 = 3,63

Từ kết quả trên ta thấy: Năm 2007 cứ bình quân 1đồng nguyên giá TSCĐ đưa vào sản xuất sẽ đem lại 3,63 đồng doanh thu. Nhưng đến năm 2008 tăng lên 0,4 đồng so với năm 2007, doanh nghiệp đã tận dụng hầu hết các tài sản của

mình cho hoạt động sản xuất, đồng thời doanh nghiệp cũng cố gắn đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm tạo thêm doanh thu. Và kết quả đến năm 2009 cứ 1 đồng TSCĐ đưa vào sản xuất đem lại cho doanh nghiệp 4,25 đồng doanh thu.

-> Để có thể nâng cao hơn nữa sức sản xuất của TSCĐ doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc tăng sản lượng bán ra kết hợp với giảm tuyệt đối TSCĐ thừa không cần dùng vào sản xuất nhằm phát huy tối đa năng lực sản xuất của TSCĐ hiện có.

Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá bình quân TSCĐ

Sức sinh lời của TSCĐ năm 2009 = 1.039.4784.560/2.356.129.960 = 0,44 Sức sinh lời của TSCĐ năm 2008 = 614.005.000/2.231.124.760 = 0,28 Sức sinh lời của TSCĐ năm 2007 = 466.565.000/2.088.129.960 = 0,22

Theo kết quả tính toán ta thấy sức sinh lời của TSCĐ khi đưa vào sản xuất qua các năm tăng nhưng với mức tăng không đáng kể, như năm 2007 cứ 1 đồng TSCĐ đưa vào sử dụng tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận trước thuế, đến 2008 hệ số này được nâng lên thành 0,28 và đến năm 2009 sức sinh lời đạt 0,44.

-> Để có thể nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp cần nâng cao lợi nhuận thuần, đồng thời cần sử dụng tiết kiệm và hợp lý hơn nữa.

Bên cạnh đó của TSCĐ cúng là nhân tố doanh nghiệp quan tâm.

Sức hao phí của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Lợi nhuận trước thuế

Cụ thể như sau: Năm 2009 = 2.356.129.960/1.039.484.560 = 2,27 Năm 2008 = 2.231.124.760/614.005.000 = 3,63

Năm 2007 = 2.088.129.960/466.565.000 = 4,48

Nghĩa là trong năm 2007 để có được 1 đồng lợi nhuận trước thuế cần bỏ 4,48 đồng TSCĐ, 2008 cần 3,63 đồng TSCĐ để có được 1 đồng lợi nhuận trước thuế và đến năm 2009 để có 1 đồng lợi nhuận trước thuế cần giảm xuống còn 2,27 đồng TSCĐ. Nhưng ta thấy tỷ lệ TSCĐ đưa vào sản xuất để có 1 đồng lợi nhuận trước thuế vẫn khá cao, doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm hợp lý .

Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần/VCĐ bình quân

Năm 2007 = 7.586.000.000 /2.054.649.969 = 3,69 Năm 2008 = 8.982.000.580 /2.133.169.520 = 4,21 Năm 2009 = 10.002.005.898 /1.752.273.960 = 5,71

Ta thấy hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2007 là 3,69 nhưng đến năm 2008 bằng 4,21 và năm 2009 là 5,71. Để có thể đánh giá chính xác hơn về tình hình sử dụng VCĐ, ta xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ.

Năm 2007 = 466.565.000/2.054.649.969 = 0,23 Năm 2008 = 614.005.000/2.133.169.520 = 0,29 Năm 2009 = 1.039.484.560/1.752.273.960 = 0,59

-> Như vậy, công ty không những sử dụng tiết kiệm mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. Tổng hợp các số liệu trên cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty tốt và được thể hiện ở chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ bình quân tăng vào năm 2009.

*. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Nguồn VLĐ của công ty được dùng để đảm bảo cho TSLĐ và là yếu tố quyết định đến việc thực hiện hoạt động của công ty. Vì vậy nâng cao sử dụng VLĐ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công ty. Để đánh giá chính xác về việc sử dụng VLĐ ta cần xem xét các chỉ tiêu sau:

Sức sản xuất của VLĐ = Doanh thu thuần/VLĐ bình quân Sức sinh lời của VLĐ = Lợi nhuận trước thuế/VLĐ bình quân Số vòng quay của VLĐ = Doanh thu thuần/VLĐ bình quân

Thời gian 1 vòng quay = Thời gian của kỳ phân tích/ số vòng quay của VLĐ Hệ số đảm nhiệm VLĐ = VLĐ bình quân/ Tổng doanh thu thuần

Ta có bảng 7: Bảng tính các hệ số.

Từ bảng trên ta thấy:

Sức sản xuất của VLĐ của năm 2008 giảm 1,63 so với năm 2007, điều đó cho thấy trong cứ 1 đồng VLĐ năm 2008 đã mang lại 14,63 đồng doanh thu thuần giảm 1,63 đồng so với năm 2007. Và năm 2009 giảm 5,01 so với năm 2008, khi đầu tư 1 đồng VLĐ vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại cho công ty 9,62 đồng, giảm 5,01 đồng so với năm 2008.

Sức sinh lời của VLĐ của năm 2007 là 0,042, đến năm 2008 tăng 0,011 so với năm 2007 và bằng 0,053. Bên cạnh đó, sức sinh lời của VLĐ năm 2009 cũng tăng lên 0,091với mức tăng tương đương là 3,8%.

Số vòng quay của VLĐ qua 3 năm đều có sự biến động tăng. Cụ thể, trong năm 2007 VLĐ quay được 0,684 vòng, đến năm 2008 tăng lên thành 0.779 vòng và đến năm 2009 được 0.874 vòng. Nguyên nhân là do công ty đã có các biện pháp tích cực trong thu hồi nợ do đó thời gian của 1 vòng quay giảm từ 534 ngày của năm 2007 xuống còn 469 ngày trong năm 2008. Và đến năm 2009 còn 418 ngày.

Bên cạnh đó, ta thấy hệ số đảm nhiệm của VLĐ giảm từ năm 2007->2009, đây là điều tốt. Thực tế trong năm 2007 để có 1 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 1,46 đồng VLĐ nhưng đến năm 2008 công ty chỉ bỏ ra 1,28 đồng VLĐ thì đạt được 1 đồng doanh thu. Và đến năm 2009, công ty chỉ bỏ ra 1,14 đồng VLĐ để có 1 đồng doanh

Chỉ tiêu

Năm

2009 2008 2007

1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

10.002.005.898 8.982.000.580 7.586.000.0002. Tổng Lợi nhuận trước thuế 1.039.484.560 614.005.000 466.565.000 2. Tổng Lợi nhuận trước thuế 1.039.484.560 614.005.000 466.565.000 3. VLĐ bình quân 11.447.779.788 11.532.524.924 11.087.986.265

4. Sức sản xuất của VLĐ (1/2) 9,62 14,63 16,26

5. Sức sinh lời của VLĐ (2/3) 0,091 0,053 0,042

6. Số vòng quay của VLĐ (1/3) 0,874 0,779 0,684

7. Thời gian 1 vòng quay 418 469 534

tốt. Song, để đánh giá chính xác hơn ta cần đi sâu vào phân tích nguyên nhân ảnh hưởng của nó, việc tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ có ảnh hưởng gì đến lợi nhuận không?.

Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ làm giảm nhu cầu về vốn. Giả sử với tốc độ vốn không tăng mà công ty tăng tốc độ luân chuyển có thể làm tăng doanh số hoạt động dẫn đến lợi nhuận tăng. Thực tế từ công thức hệ số luân chuyển của VLĐ (Số vòng quay của VLĐ) ta có:

Tổng doanh thu thuần = VLĐ bình quân * số vòng quay của VLĐ

Khi tốc độ luân chuyển không đổi thì:

Số doanh thu thuần mất đi khi tốc độ luân chuyển tăng = VLĐ bình quân * (Số vòng quay kỳ phân tích – số vòng quay kỳ gốc)

Như vậy:

-Trong năm 2008 số = 11.532.524.924 * ( 0,779-0,684) = 1.095.589.868 (đồng) doanh thu mất đi

khi tăng tốc độ luân chuyển

- Trong năm 2009 số = 11.447.779.788* ( 0,874-0,779) = 1.087.539.080 (đồng) doanh thu mất đi

khi tăng tốc độ luân chuyển

->Như vậy: trong năm 2008 và 2009, tốc độ luân chuyển của VLĐ tăng là do doanh thu thuần tăng. Điều này cho thấy công ty đã cố gắng giảm thiểu các khoản chi phí. Việc giảm số vòng quay của VLĐ hay tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ của năm 2008 và 2009 đã làm tiết kiệm số VLĐ cho công ty là:

N = Doanh thu thuần * ( Thời gian 1 vòng - Thời gian 1 vòng luân Thời gian của kỳ phân tích luân chuyển kỳ gốc chuyển kỳ phân tích )

N 2008 = 8.982.000.580 * (534 - 469) = 1.599.534.350 (đồng) 365

-> Ta thấy, so với năm 2007 thì năm 2008 số VLĐ công ty đã tiết kiệm được 1.599.534.350 đồng, và đến năm 2009 1.397.540.550 đồng là số VLĐ mà công ty tiết kiệm được so với năm 2008. Như vậy, nếu ta xét theo phương diện sinh lời của vốn tăng rất lớn qua từng năm phân tích. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty tương đối tốt, do vậy mức tăng vốn lưu động bình quân là hợp lý. Mặc dù, số doanh thu thuần mất đi khi tốc độ luân chuyển VLĐ tăng nhưng vẫn tiết kiệm được VLĐ chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty khá tốt.

*. Phân tích khả năng sinh lời của vốn:

Là việc xem xét hiệu quả của vốn dưới góc độ sinh lời của vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

Ta có:

Tỷ suất lợi nhuận = Doanh thu thuần * Lợi nhuận trước thuế theo vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần = Hệ số quay vòng vốn * Hệ số doanh lợi

Chủ sở hữu doanh thu thuần

Năm 2007 = 7.586.000.000/10.974.020.435*466.565.000/7.586.000.000 = 0,69 * 0,62 = 0,043 Năm 2008 = 8.982.000.580/10.941.926.116*614.005.000/8.982.000.580 = 0,82 * 0,68 = 0,056 Năm 2009 = 10.002.005.898/10.945.255.446*1.039.484.560/10.002.005.898 = 0,91 * 0,1 = 0,091

-> Như vậy hệ số quay vòng vốn chủ sở hữu trong năm 2008 được 0,82 vòng tăng 0,13 vòng so với 2007, năm 2009 tăng 0,09 vòng so với năm 2008. Chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ số doanh lợi của doanh thu thuần năm 2009 cao nhất trong 3 năm phân tích, trong năm 2009 với 1 đồng doanh thu đem lại 0,1 đồng lợi nhuận trước thuế. Và trong năm 2008 và 2007, 1 đồng doanh thu đem

của vốn tăng lên trong quá trình kinh doanh. Dù mức độ tăng như vậy vẫn chưa cao nhưng cũng chứng minh rằng công ty đang cố gắng vượt qua khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp năm 2011 Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Bàn Tay Việt.doc (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w