Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP CỦA HỌC SINH QUA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NHÓM HALOGEN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 34 - 36)

Dựa vào những giá trị của xTN, xĐC, STN, SĐC ở bảng 3.5 và nTN, nĐC, tính td cho các bài kiểm tra rồi so sánh với tα, k (bảng 3.8)

Từ các kết quả kiểm tra ở trên cho thấy sự khác nhau về kết quả học tập giữa các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng do tác động của phương án thực nghiệm là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α < 0.05 (độ tin cậy 95%).

4.4.4. Phân tích kết quả định tính

Sử dụng SĐTD trong dạy và học hóa học:

- GV có thể linh hoạt khi trình bày, hệ thống hóa kiến thức một cách rõ ràng, tiết kiệm được nhiều thời gian. Các HS tham gia học tập và chuẩn bị bài một cách tích cực, tự giác, sôi nổi trong các hoạt động học tập. Kích thích được bộ phận HS trung bình, yếu tham gia học tập, làm việc nhóm có hiệu quả hơn, chất lượng giờ học và tinh thần học tập của các em được nâng cao.

- Trong giờ học có sử dụng SĐTD, HS tích cực xây dựng bài, tùy theo khả năng mà mỗi HS đóng góp xây dựng, tổng kết và lập SĐTD. Không khí lớp học sôi nổi.

- Đa số HS thấy thích thú khi học tập với SĐTD, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn, chủ động hơn trong học tập và khả năng tư duy cũng được nâng cao. Các em rất tích cực khi thiết kế SĐTD.

Tuy nhiên, khi dạy học với SĐTD đòi hỏi các em phải có năng khiếu hội họa, có tinh thần làm việc nhóm và tích cực tư duy. Ban đầu mất nhiều thời gian chuẩn bị nhưng sau đó các em làm quen và khắc phục dần, kĩ năng ghi chú cũng được nâng cao.

4.5. Các bài học rút ra từ thực nghiệm

Để tiến hành dạy và học với SĐTD đòi hỏi GV phải chuẩn bị giờ học một cách chu đáo: SĐTD mẫu, các bước hướng dẫn HS, cách mã hóa kiến thức, hình thức trình bày,… HS

chưa quen với việc trình bày bài giảng với SĐTD do đó GV thường phải tiến hành thao tác củng cố từng phần hay củng cố toàn bài với SĐTD.

Khi tiến hành hướng dẫn HS học tập với SĐTD GV phải tiến hành từng bước theo đúng trình tự, không vội vàng bỏ qua giai đoạn đồng thời phải theo sát HS để uốn nắn, chỉnh sửa kịp thời những lỗi HS mắc phải. Đồng thời phải dành một ít thời gian cho HS thảo luận, nhận xét các sản phẩm do các em làm ra và giúp các em bổ sung, hoàn thiện sơ đồ.

Để tăng hiệu quả của SĐTD cần sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, kí hiệu, hình ảnh rõ ràng, ấn tượng và sử dụng màu sắc khác nhau ở các nhánh,…nhằm kích thích thị giác, khả năng tư duy của HS. GV có thể dùng phấn màu khi hướng dẫn HS thiết kế SĐTD trên bảng.

Tùy theo lượng kiến thức của từng phần, từng bài và tùy đối tượng HS mà GV lựa chọn PP để sử dụng SĐTD sao cho phù hợp và đạt kết quả tốt nhất. Mỗi HS có cách hiểu và ghi nhớ khác nhau với SĐTD do đó cần khuyến khích các em phát huy tính sáng tạo cá nhân khi thiết kế SĐTD.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP CỦA HỌC SINH QUA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NHÓM HALOGEN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 34 - 36)