Quản lý dịch vụ hệ thống

Một phần của tài liệu khung khảo sát đánh giá lỗ hổng bảo mật của các hệ điều hành máy chủ dịch vụ (tài liệu hay) (Trang 28 - 30)

Dịch vụ là các chương trình mà sau khi được khởi động sẽ luôn ở trạng thái sẵn sàng để thực thi, phục vụ các yêu cầu. Có nhiều dịch vụ đòi hỏi phải luôn hoạt động cùng hệ thống. Tuy nhiên có một số khác chỉ hoạt động khi thực sự cần thiết (vì lý do an toàn). Vì vậy lựa chọn, sử dụng các dịch vụ một cách hợp lý cũng góp phần làm an toàn hơn đối với các hệ thống máy chủ.

Cách tốt nhất để hệ thống an toàn là thực thi ít nhất các dịch vụ trên hệ thống. Sử dụng các tiện ích có sẵn để liệt kê tất cả các dịch vụ đang thực thi trên hệ thống. Tiếp đó xác định các dịch vụ nào là thực sự cần thiết, các dịch vụ còn lại nên tắt đi hoặc gỡ bỏ.

Ví dụ: Liệt kê tất cả các dịch vụ đang thực thi Trên Ubuntu (Debian): # service --status-all

Trên CentOS (Redhat): # chkconfig --list | grep :on

Một số dịch vụ cơ bản

• Dịch vụ web

Đây là dịch vụ phổ biến nhất hiện nay, và đây cũng là dịch vụ tìm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn nhất. Chi tiết các lỗi bảo mật cũng như cách thức phòng chống sẽ được trình bày trong chương “Vận hành ứng dụng web an toàn”

• Dịch vụ SSH

SSH là dịch vụ khuyến nghị sử dụng trong các kết nối từ xa trong các hệ thống Linux/Unix, SSH cung cấp một phương thức an toàn trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa hai hệ thống. Các hướng dẫn chi tiết về dịch vụ này được giới thiệu tại site http://www.openssh.org.

Một số giải pháp an toàn cho dịch vụ SSH: Thay đổi cổng hoạt động mặc định của dịch vụ SSH nếu có thể (mặc định là cổng 22); Phát hiện và ngăn chặn các dấu hiệu tấn công brute-force vào dịch vụ SSH: đăng nhập nhiều lần liên tiếp vào một hoặc nhiều tài khoản với mật khẩu không chính xác. Giới hạn tần suất đăng nhập nếu có thể; Không cho phép đăng nhập trực tiếp vào tài khoản quản trị (root, administrator) qua SSH; Thay đổi cơ chế xác thực đăng nhập, dùng khóa cá nhân (private key) thay cho mật khẩu (password). Trong trường hợp buộc phải dùng cơ chế đăng nhập bằng mật khẩu thì đảm bảo mật khẩu phải an toàn, bí mật; Giới hạn chỉ cho phép những tài khoản cần thiết được đăng nhập vào dịch vụ SSH; Cân nhắc sử dụng thiết lập "chroot" để giới hạn các thư mục được phép truy xuất; Giới hạn các địa chỉ IP được kết nối và đăng nhập vào dịch vụ SSH.

• Dịch vụ DNS

DNS là dịch vụ phân giải tên miền, có nhiệm vụ phân giải tên miền sang địa chỉ ip và ngược lại. Dịch vụ này giúp người sử dụng không cần phải nhớ chính xác địa chỉ ip của các server ở xa, thay vào đó người dùng chỉ cần nhớ tên miền của các server này. Tuy nhiên, nếu cấu hình không an toàn không đúng phương pháp có thể dẫn tới các lỗi cho server cũng như

cho chính dịch vụ này. Một trong những lỗi nguy hiểm nhất cho dịch vụ này là lỗi Zone Transfers.

Khi hệ thống bị lỗi này tin tặc có khả năng: Thu thập thông tin về các subdomain bên trong, lợi dụng để tấn công các máy chủ DNS liên quan.

Một số giải pháp an toàn cho dịch vụ DNS: Sử dụng các phiên bản mới nhất cho DNS server, thiết lập các tập tin cấu hình một cách hợp lý.

Hệ thống X-windows

Trong khoa học máy tính, Hệ thống X Window (còn được gọi tắt là X11 hay X) là một hệ thống cửa sổ dùng để hiển thị đồ họa bitmap. Nó cung ứng một bộ các công cụ và giao thức cho phép người dùng xây dựng các giao diện đồ họa (GUI) trong hệ điều hành Unix, tựa Unix, và OpenVMS. X còn được hỗ trợ hầu hết trong các hệ điều hành hiện đại.

Số lượng chương trình quản lý cho X có rất nhiều hầu hết đều là miễn phí hay tự do. Trong số đó hai chương trình được nhiều người yêu thích và sử dụng nhất (chiếm trên 90% thị phần của các trình quản lý cho X) đó là GNOME và KDE.

Việc sử dụng hệ thống X-windows trên các hệ thống gần như không cần thiết khi nguời quản trị có các kênh đăng nhập từ xa an toàn qua SSH. Nếu không thực sự cần thiết thì nên gỡ bỏ hệ thống này để hạn chế thấp nhất các nguy cơ có thể có đối với hệ thống.

Một phần của tài liệu khung khảo sát đánh giá lỗ hổng bảo mật của các hệ điều hành máy chủ dịch vụ (tài liệu hay) (Trang 28 - 30)