Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu nguyen khanh ly - 4031264 (Trang 59)

DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG 3 NĂM (2004-2006)

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, NHNN&PTNT huyện Long Hồ

tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân Hàng cũng từng bước nâng dần chất lượng nghiệp vụ tín dụng tạo điều kiện để nâng cao vị

thế cạnh tranh với các Ngân Hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Thông qua một số các chỉ tiêu tài chính ta có thểđánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng mà Ngân Hàng đã đạt được trong ba năm qua.

Bảng 12: Đánh giá chung tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm (2004-2006) Năm Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 Vốn huy động Triệu đồng 75.856 97.834 89.934 Tổng tài sản Triệu đồng 262.805 272.573 281.096 Doanh số cho vay Triệu đồng 282.798 397.049 442.661 Doanh số thu nợ Triệu đồng 282.261 388.531 422.230

Tổng dư nợ Triệu đồng 238.659 247.177 267.608

Dư nợ bình quân Triệu đồng 238.391 242.918 257.393

Nợ quá hạn Triệu đồng 2.006 2.596 2.882

Hệ số thu nợ % 99,81 97,85 95,38

Thời gian thu nợ bình quân ngày 304 225 219

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,18 1,60 1,64

Tổng dư nợ / Vốn huy động % 314,62 252,65 297,56

Mức độ rủi ro tín dụng % 0,84 1,05 1,08

(Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng trong 3 năm 2004-2006)

Đánh giá chung qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng trong thời gian qua có chuyển biến tương đối, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, chất lượng nghiệp vụ tín dụng được đảm bảo. Đạt được thành quả như vậy là nhờ vào đội ngũ cán bộ tín dụng đã làm tốt công việc của mình như: công tác thẩm định, cho vay, thu nợ, cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng… Tuy nhiên doanh số cho vay tăng lên cũng đã làm cho tổng nợ

quá hạn cũng tăng lên nhưng tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay và dư nợ. Vì thế, trong thời gian tới Ngân Hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa

như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả hoạt

động tín dụng của Ngân Hàng.

Tiến trình cho vay, thu nợ của Ngân hàng được thực hiện thông qua cán bộ

tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng cao hay thấp phần lớn phụ

thuộc vào công tác của Cán bộ tín dụng, Ngân hàng hoạt động theo chiều hướng nào đều được đánh giá qua tỷ số Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng chặt chẽ, hiệu quả

hoạt động tín dụng càng cao. Nhận xét thấy trong 3 năm qua thì tỷ lệ này luôn cao và có xu hướng giảm nhưng giảm rất ít. Nhìn chung thì tỷ lệ này vẫn chiếm trên 90% cụ thể là 99,8% ở năm 2004, 97,8% ở năm 2005 và 95,4% ở năm 2006.

Điều này chứng tỏ công tác thu nợ rất được Ngân hàng chú trọng.

Thời gian thu hồi nợ bình quân là chỉ tiêu dùng đểđánh giá hiệu quả vốn tín dụng trên cơ sở phản ánh thời gian thu nợ nhanh hay chậm trong số tiền mà Ngân hàng đã phát vay cho khách hàng. Năm 2004 thời gian thu hồi nợ bình quân là 304 ngày, năm 2005 thời gian này được rút ngắn xuống còn 225 ngày, sang năm 2006 là 219 ngày. Trong 3 năm, ta thấy thời gian thu nợ giảm chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng có chiều hướng tốt. Đạt được điều đó phần lớn là do trong hoạt

động cho vay, cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã chấp hành đúng nguyên tắc, sáng suốt và khách quan, thực hiện tốt công tác thu hồi nợđảm bảo nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Bên cạnh thời gian thu nợ bình quân thì hệ số vòng quay vốn tín dụng là chỉ

tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng của NHNN&PTNT huyện Long Hồ trong những năm qua có sự biến

động tích cực. Năm 2004 vòng quay vốn tín dụng là 1,18 vòng, năm 2005 tăng lên là 1,6 vòng và tiếp tục tăng 1,64 vòng trong năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của dư nợ bình quân trong năm chậm hơn tốc độ tăng của doanh số

thu nợ. Vì thế, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì ở mức độ trên đồng thời không ngừng tìm ra nhưng biện pháp hữu hiệu để nâng dần tỷ lệ này nhằm đưa hoạt

Uy tín của Ngân hàng được phản ánh thông qua chỉ tiêu Dư nợ/Vốn huy

động. Nhìn chung, trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng còn thấp, tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Tỷ lệ này cao nhất là vào năm 2004, bình quân cứ 315 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2005, tình hình huy động vốn của Ngân hàng có cải thiện hơn so với năm 2004, bình quân 253 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia cùng.

Đến năm 2006 thì 298 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động trong đó.

Ta thấy mức rủi ro tín dụng của Ngân hàng có chiều hướng tăng. Năm 2004 tương đối thấp chỉ 0,84% chứng tỏ Ngân hàng hoạt động trong mức độ an toàn. Tuy nhiên đến năm 2005 và 2006 thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ riêng lẻ

từng năm là 1,05% và 1,08%. Mặc dù có cao hơn định hướng mà Ngân hàng đã vạch ra nhưng vẫn có thể chấp nhận được vì theo chỉ đạo của NHNN&PTNT tỉnh Vĩnh Long đối với NHNN&PTNT huyện Long Hồ chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại một thời điểm không vượt quá 3%. Tuy nhiên thì để hoạt động một cách an toàn hơn thì Ngân hàng cần giảm chỉ tiêu này xuống để hoàn thành mục tiêu mà Ngân hàng đã đề ra là đến năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn tối đa 1%, đó sẽ là một điều tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Nhìn chung, hoạt động cho vay của Ngân hàng đang phát triển theo chiều hướng tương đối tốt và hy vọng trong những năm tới, hoạt động của Ngân hàng sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả tốt hơn, góp phần đưa hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trở thành Ngân hàng cổ phần hoạt

động có hiệu quả trong tương lai.

4.4. CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM PHÁT SINH RỦI RO TÍN DỤNG

Nợ quá hạn là vấn đề hầu như Ngân hàng nào cũng phải quan tâm vì nó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng mà các Ngân hàng đã đầu tư. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn lớn, rất có thể sẽ xảy ra rủi ro cho Ngân hàng và dẫn đến việc kinh doanh thất bại. Mặt khác các Ngân hàng cho vay chủ yếu bằng nguồn vốn đi vay nên rất chú trọng đến việc thu hồi nợ. Nợ quá hạn có nhiều nguyên nhân do chủ quan hay khách quan gây ra, nhưng cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì các nhà làm công tác quản lý vẫn phải tìm mọi biện pháp để khắc phục và thu hội được nợ

tín dụng tại NHNN&PTNT huyện Long Hồ trong thời gian qua, em có thể rút ra

được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Long Hồ như sau:

4.4.1. Các nguyên nhân từ phía hộ sản xuất

Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ

trả nợ, vốn bị ứđộng không có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các khoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi cá nhân – hộ sản xuất vay vốn gặp phải các nguy cơ sau thường không có khả

năng trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi:

_ Thu nhập không ổn định, thường xuyên phải thay đổi công việc hoặc thu nhập chỉ tính theo phần trăm trên sản phẩm. Nguồn thu này sẽ làm hạn chế khả

năng trả nợ của khách hàng.

_ Bị tai nạn lao động: trong quá trình làm việc có thể họ bị tai nạn làm giảm hoặc mất đi khả năng lao động, từ đó thu nhập cũng giảm hoặc không còn thu nhập để trả nợ.

_ Hỏa hoạn, lũ lụt: đây là những yếu tố khách quan có thể xảy ra một cách bất ngờ khiến họ mất hết tài sản.Và trong những năm gần đây tình hình này thường xuyên xảy ra nên nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao.

_ Hoàn cảnh gia đình khó khăn: do mất mùa hoặc làm ăn không hiệu quả

khiến gia đình trở nên khó khăn.

_ Sử dụng vốn sai mục đích: chủ yếu là do các đối tượng này xin vay tiền Ngân Hàng để kinh doanh nhỏ như mua bán, chăn nuôi…một số khác lại dùng số

tiền vay được cho người khác vay với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch, nhưng một khi việc kinh doanh không được thuận lợi, thậm chí thua lỗ thì họ

không có khả năng trả nợ cho Ngân Hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hoặc không có kế hoạch cụ thể nên thâm hụt vốn không thể trả nợ cho Ngân hàng. Bắc buộc họ phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao để được vay lại. Điều này càng làm cho đồng vốn đầu tư ngày càng không có hiệu quả.

_ Tuy nhiên nghiêm trọng hơn hết là trường hợp khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ hoặc cố tình lừa đảo Ngân hàng bằng việc lợi dụng sự quen biết hay tín nhiệm. Cũng có trường hợp do Ủy ban nhân dân xã xác nhận tài sản nhưng

thực chất không có. Với những khách hàng cố ý lừa đảo thì phần lớn Ngân hàng thiệt hại rất nhiều.

4.4.2. Các nguyên nhân khách quan bất khả kháng

Tuy đây không phải là nguyên nhân chủ yếu nhưng cũng góp phần dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng và điều này thật sự nằm ngoài tầm kiểm soát của cả Ngân Hàng và khách hàng vay vốn, bởi lẽ không ai có thể

lường trước được như rủi ro do lũ lụt, thiên tai, do tai nạn bất ngờ, thay đổi chủ

trương chính sách của nhà nước, các doanh nghiệp sát nhập hoặc giải thể,…tất cả

những biến cố này đều làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị vay vốn. Và một khi họ gặp khó khăn trong kinh doanh thì Ngân Hàng sẽ là người phải gánh chịu rủi ro. Nhìn chung, trong những năm qua tình hình thời tiết ngày càng khắc nghiệt mưa nắng thất thường tạo ra hạn hán, lũ lụt, bão… nhiều loại bệnh dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như khả năng lao động của người vay. Bên cạnh đó còn làm cho sản xuất gặp nhiều khó khăn, mùa màng thất thu. Vì thế, rủi ro phát sinh do nguyên nhân khách quan cũng gây ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động tín dụng của Ngân Hàng trong những năm qua.

4.4.3. Các nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng

Để đảm bảo cho khoản vay Ngân hàng đòi hỏi khách hàng đem thế chấp, cầm cố tài sản. Thế chấp, cầm cố tài sản để vay vốn Ngân Hàng là vấn đề luôn

được Ngân Hàng quan tâm. Thế chấp cầm cố là một trong những biện pháp để

phòng chống rủi ro của Ngân Hàng trong cho vay. Người đi vay bắt buộc phải

đem tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho số nợ vay và cam kết trong trường hợp không trả được nợ vay thì Ngân Hàng tiến hành phát mãi tài sản để thu nợ. Mặc dù vậy cho đến nay việc thế chấp vẫn mang lại rủi ro cho Ngân Hàng do những nguyên nhân sau:

_Tài sản thế chấp tại Ngân Hàng chủ yếu được đảm bảo bằng bất động sản vì có giá trị lớn và luật đất đai đã được ban hành, nhưng việc phát mãi tài sản còn nhiều khó khăn phức tạp, thủ tục rườm rà, rắc rối, còn phải phụ thuộc vào các ngành có liên quan như: Sở Vật Giá, Sở Tài Chính, Toà Án,… và vì thế không thể xác định chính xác thời gian phát mãi tài sản, làm cho thời gian xử lý tài sản thường kéo dài, tạo cơ hội cho người vay dây dưa trong việc hoàn trả nợ vay.

_Tài sản thế chấp bị mất giá, do thời gian xử lý các khoản nợ của Trung

Ương quá lâu, khi tiến hành bán tài sản trên thị trường thì giá bán thực tế thấp hơn so với giá do Ngân Hàng và khách hàng đã thoả thuận trước đây.

_Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đồng bộ, kịp thời trong công tác quản lý của chính quyền nên dẫn đến rủi ro cho Ngân Hàng.

_Khi khách hàng thế chấp tài sản để vay vốn, Ngân Hàng chỉ giữ lấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản,… về phía khách hàng vẫn được phép sử dụng tài sản

đó. Do đó, một khi tài sản bị hư hỏng hoặc bị giảm giá trị do lạc hậu sẽ gây khó khăn cho Ngân Hàng trong việc phát mãi tài sản trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán cho Ngân Hàng.

4.4.4. Các nguyên nhân do chính bản thân Ngân hàng

_ Xuất phát trước tiên từ phía cán bộ tín dụng tại Ngân hàng tuy có trình độ

cao về văn hóa, nhưng chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, kinh nghiệm non trẻ, chưa hiểu rõ hết khách hàng tại địa bàn phụ trách. Nhìn chung rủi ro xuất phát từ

các nguyên nhân sau:

+ Thẩm định qua loa cho có, định kỳ trả nợ chưa hợp dẫn đến tình hình gia hạn nợ nhiều. Bởi vì, Long hồ là huyện mà phần lớn người dân sống nhờ nông nghiệp nên khách hàng vay vốn của Ngân hàng chủ yếu phục vụ việc nuôi trồng theo từng kì hạn và mùa vụ. Nếu cán bộ tín dụng định kỳ hạn trả nợ không chính xác sẽ dẫn đến nợ quá hạn. Chẳng hạn khi người vay nuôi heo thì xem heo thị

hay heo nái, chăm sóc nhãn thì xem mùa thuận hay mùa nghịch…mà định thời

điểm trả nợ thích hợp.

+ Hạn chế trong việc nắm bắt thị trường tiêu thụ sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp hay một cơ sở có thể làm ăn có hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ nhanh tại một thời điểm này nhưng ở một thời điểm nào đó có thể gặp rủi ro về mặt thị trường tiêu thụ dẫn đến tồn kho, vốn hoàn trả lâu…sẽ

phát sinh rủi ro cho phương án vay.

+ Vi phạm đạo đức kinh doanh: những cán bộ tín dụng không có phẩm chất

đạo đức nghề nghiệp tốt có thể cấu kết với khách hàng để hợp thức hóa hồ sơ

+ Định kỳ không tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng trong khi cho vay, như vậy Ngân hàng khó có thể biết được khách hàng có dùng vốn

đúng mục đích như đã thỏa thuận không. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục

đích thì nguy cơ không thu hồi được nợ là rất cao trong khi Ngân hàng không thể

phát hiện kịp thời để giải quyết.

_Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh.

_Về công tác tin học: công tác tin học hiện nay tuy có quan tâm nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định, chương trình vi tính chỉ mới phục vụ cho yêu cầu công tác kế toán nhưng vẫn chưa được kịp thời, bộ phận kế toán trung tâm thường xuyên làm việc 1 ngày trên 10 giờ, tin học chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác tín dụng và công tác điều hành biểu hiện phần lớn cán bộ tín dụng phải thực hiện nghiệp vụ một cách thủ công.

_Do hoạt động ởđịa bàn nông thôn nên NHNN&PTNT huyện Long Hồ còn

Một phần của tài liệu nguyen khanh ly - 4031264 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)