5.1 Kết luận
Các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ (27,1 – 28,6), pH (6,7 – 7,0), NH3 (0,03 - 0,05), NO2 (0,39), dao động trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá nuôi. Hàm lượng oxy hịa tan (1,6 – 2,6) của mơi trường nước trong bể nuôi thấp hơn so với khoảng tối ưu cho cá sinh trưởng và phát triển.
Tốc độ tăng trưởng trên ngày của cá nuôi sau 84 ngày nuôi ở mật độ 80 con/m2 (1,47 g/con/ngày) cao hơn mật độ 120 con/m2 (0,83 g/con/ngày), tốc độ tăng trọng khối lượng trên ngày mật độ 80 con/m2 ở giai đoạn 56 – 84 ngày cao nhất (2,1 g/con/ngày), mật độ 120 con/m2 ở giai đoạn 42 – 56 ngày cao nhất (1,39 g/con/ngày), tốc độ tăng trưởng chiều dài trên ngày mật độ 80 con/m2 ở giai đoạn 28 – 42 ngày cao nhất (0,26 cm/con/ngày), mật độ 120 con/m2 ở giai đoạn 42 – 56 ngày cao nhất (0,2 cm/con/ngày).
Tỷ lệ sống là của cá trê lai ni thâm canh trong bể lót bạt ở mật độ 80 con/m2 (94,38 %) cao hơn mật độ 120 con/m2 (78,1 %).
Năng suất nuôi của cá trê lai ni thâm canh trong bể lót bạt ở mật độ 80 con/m2 (9,92 kg/m2) cao hơn mật độ 120 con/m2 (7,2 kg/m2).
Lượng nước thay của cá trê lai ni thâm canh trong bể lót bạt ở mật độ 80 con/m2 (99,5 m3) ít hơn mật độ mật độ 120 con/m2 (132,3 m3).
Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá trê lai ni thâm canh trong bể lót bạt ở mật độ 80 con/m2 (3,13) thấp hơn mật độ 120 con/m2 (3,99).
Lợi nhuận mật độ 80 con/m2 (2.200VNĐ), mật độ 120 con/m2 (- 429.750VNĐ). Nên nuôi cá trê lai ở mật độ 80 con/m2, không nên nuôi ở mật độ cao hơn 80 con/m2.
5.2 Đề xuất
Nuôi cá trê lai thâm canh trong bể lót bạt sử dụng hệ thống lọc tuần hồn. Cần nghiên cứu nuôi cá trê lai với các mật độ thấp hơn trong bể lót bạt.