Sự cần thiết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ơm tơ dệt lụa cho xuất khẩu tơ lụa của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội trong thời gian tới (Trang 29 - 30)

III. Khái quát về lịch sử tơ tằm thế giới và đặc điểm của hàng tơ tằm xuất khẩu.

4. Sự cần thiết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ơm tơ dệt lụa cho xuất khẩu tơ lụa của Việt Nam.

khẩu tơ lụa của Việt Nam.

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã xuất hiện, tồn tại và phát triển trong dân gian Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Không biết từ bao giờ câu tục ngữ “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” đã trở thành đúc rút tiềm thức của mọi ngời nông dân Việt Nam và câu tục ngữ ấy đã mô tả rất cụ thể những nhọc nhằn thơng khó của nghề canh cửi tằm tang bằng một hình ảnh rất sinh động “ăn cơm đứng”.

Tuy nhiên cái nghề tần tảo và thơng khó ấy đã một thời và mãi mãi về sau là khởi nguồn cho những bài thơ, những bài ca, những truyền thuyết về những mối tình vĩ đại và lãng mạn và đồng thời nó cũng làm ra những sản phẩm thật bình dân mà cũng thật là sang trọng quý phái đáp ứng mọi nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội.

Theo sử sách ghi lại, thì cách đây khoảng 300 năm, tơ lụa Việt Nam đã đợc xuất khẩu sang nhiều nớc trên thế giới và thời kỳ phát triển cực thịnh của nghề, diện tích dâu đã lên tới 100 nghìn mẫu Bắc bộ (tơng đơng 30.000 hecta) và sản phẩm của nghề đã đáp ứng hầu nh toàn bộ nhu cầu may mặc của xã hội từ áo the, quần đũi, ái nái khăn thâm của các cô thôn nữ đến gấm vóc lụa là của các bậc vơng giả chí tôn... Rồi những ảnh hởng của chiến tranh, sự xuât hiện của sợi tơ nhân tạo đã làm cho nghề canh cửi tằm tang có lúc tởng chừng nh bị loại khỏi những sinh hoạt của cộng đồng loài ngời...

Thực tế đối với Việt Nam nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề thực sự cần phát triển và có điều kiện thuận lợi để phát triển. Một mặt, đây là nghề thu hút rất nhiêu lao động, mặt khác đất đai cha khai phá ở các vùng có điều kiện thuận lợi cho sản xuất dâu tằm rất nhiều. Hơn

nữa đây là một nghề có suất đầu t thấp lại thu hồi vốn khá nhanh, đồng thời tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, nhu cầu về loại sản phẩm này trên thị trờng thế giới lại ngày càng tăng... Đó là những lý do để chúng ta có thể khẳng định: phát triển mạnh tơ tằm chính là một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết nguyên liệu cho ngành dệt, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nớc nhà. Trong hoàn cảnh kinh tế và điều kiện thiên nhiên của nớc ta hiện nay, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ơm tơ dệt lụa là thích hợp và cần thiết nhằm tạo thêm nhiều giá trị hàng hoá xuất khẩu cho Việt Nam.

Chơng II

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội trong thời gian tới (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w