2.2.1.1. Quy trình thanh toán thẻ tín dụng nhập khẩu.
Bước 1: Mở, điều chỉnh L/C và ký quỹ.
- Khi nhận được thư yêu cầu mở hoặc điều chỉnh L/C của khách hàng, phải kiểm tra nội dung theo mẫu quy định của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quân đội, kiểm tra nguồn vốn (vốn vay, vốn tự có) và khả năng thanh
toán của khách hàng đối với L/C yêu vầu mở, để yêu cầu ký quỹ và hoặc xem xét điều kiện miễn/ giảm ký quỹ theo quy định của Tổng Giám đốc.
- Sau khi kiểm tra nếu hợp lệ, thanh toán viên lập hồ sơ L/C, đưa số
liệu vào máy vi tính theo quy định. Việc mở hoặc điều chỉnh L/C được thực
hiện bằng một trong những phương thức sau: Điện:
+ Bằng SWIFT theo mẫu điện MT750, MT701 (mở L/C), MT 707 (sửa
L/C)
+ Bằng Telex: Có mã khoá (Testhey).
Thư:
+ Theo mẫu quy định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội và phải có đầy đủ chữ ký có thẩm quyền.
- Khi mở L/C xác nhận, trong L/C phải chỉ ra tên và địa chỉ đầy đủ của
Ngân hàng xác nhận trường hợp Ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng xác nhận thì trong L/C phải ghi (Confirm) hoặc “Please add uour confirmation” (Đối với L/C mở bằng Telex hoặc bằng thư) và chỉ rõ phí xác nhận cũng như các phí liên quan đến việc xác nhận (nếu có) do bên nào chịu
trách nhiệm thanh toán.
Nếu ngân hàng xác nhận không phải là ngân hàng thông báo, chuyển
tiền ký quỹ chú ý đối với L/C xác nhận, số tiền khách hàng ký quỹ không được thấp hơn số tiền ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội phải ký quỹ
tại ngân hàng nước ngoài.
- Trường hợp phí sửa đổi, điều chỉnh do người hưởng lợi chịu, trong điện hay thư gửi ngân hàng thông báo phải ghi rõ: Phí sửa đổi, điều chỉnh sẽ được trừ vào tiền hàng khi thanh toán L/C hoặc lập thư đòi phí sau.
Phải có hồ sơ theo dõi các khoản phí đã đòi hỏi Ngân hàng nước ngoài, trong vòng 30 ngày không nhận được tiền phí thì phải nhắc lại ngân hàng
Biểu phí dịch vụ thư TDCT nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội được quy định như sau:
+ Mở L/C nhập khẩu: 1%/món
Tối thiểu: 10USD
Tối đa: 300USD
+ Sửa đổi thư tín dụng
Sửa đổi bằng tiền.
Tối thiểu: 10USD
Tối đa: 300USD
Sửa đổi khác: 10USD
+ Thanh toán thư tín dụng nhập khẩu 0,2%/món
Tối thiểu: 10USD
Tối đa: 300USD
+ Huỷ thư tín dụng: 10USD
+ Chấp nhận thanh toán hối phiếu có kỳ hạn: 0,3%/quý
Tối thiểu: 50USD
+ Bảo lãnh:
Bảo lãnh nhận hàng 0,1%/năm
Tối thiếu: 50USD
Sửa đổi bảo lãnh
Sửa đổi tăng lên: 1%/ số tiền tăng
Tối thiểu 10USD
Sửa đổi khác 10USD
Thông báo thư bảo lãnh: 30USD. Thông báo sửa đổi thư bảo lãnh: 10USD
- Khi L/C hết hiệu lực hoặc L/C được phép huỷ phải thông báo cho khách hàng về việc huỷ L/C đồng thời hoàn trả ký quỹ (nếu có) sau khi đã thu
đủ các phí có liên quan đến giao dịch.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ hoặc giao tiếp chứng từ và trả
tiền.
- Khi nhận được chứng từ giao hàng từ Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng xuất trình thanh toán viên phải kiểm tra chứng từ trước khi giao cho
khách hàng.
- Khi nhận được điện của nước ngoài thông báo chứng từ không phù hợp, thanh toán viên phải thông báo ngay cho người mua chi tiết những điểm
không phù hợp, yêu cầu người mua trả lời bằng văn bản trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng Quân Đội.
+ Nếu người mua chấp nhận thanh toán, thực hiện việc thanh toán như quy định.
+ Nếu người mua không chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh
toán một phần, thanh toán viên phải điện thông báo ngay cho ngân hàng đòi tiền biết.
Việc thông báo Ngân hàng xuất trình chứng từ không được quá 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày tiếp theo ngày nhận chứng từ.
- Trường hợp nhận được chứng từ của ngân hàng nước ngoài gửi đến
nhờ thu theo L/C do chứng từ không phù hợp, yêu cầu người mua, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng thương mại ổ
phần Quân đội phải có ý kiến bằng văn bản về bộ chứng từ đó.
+ Nếu chấp nhận thanh toán thì giao bộ chứng từ cho khách hàng và thực hiện việc trả tiền.
+ Nếu không chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một
phần thì phải thông báo ngay cho ngân hàng xuất trình chứng từ biết.
kể cả khi chứng từ không phù hợp và thu thủ tục phí theo biểu phí hiện hành của ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội.
- Trường hợp khách hàng yêu cầu chỉ định ngân hàng hoàn trả ngay khi
mở L/C, cần xem xét từng trường hợp cụ thể để quyết định có chấp thuận chỉ định ngân hàng hoàn trả hay không, nhưng phải đủ các điều kiện.
+ L/C hạn chế thanh toán tại một ngân hàng chiết khấu có tín nhiệm với ngân hàng Quân đội.
+ Ngân hàng được chỉ định hoàn trả phải là ngân hàng giữ tài khoản và
là ngân hàng đại lý của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
2.2.1.2. Thực trạng thanh toán L/C hàng nhập khẩu
Với chính sách của Đảng và Nhà nước mở cửa nền kinh tế đã tạo ra
luồng khí mới làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế Việt Nam đặc biệt tạo điều
kiện cho hoạt động nhập khẩu Việt Nam phát triển: Việc Việt Nam gia nhập
tổ chức ASEAN, diễn đàn APEC, quá trình bình thường hoá quan hệ Việt
Nam - Hoa kỳ, ký hiệp định thương mại Việt Mỹ.
Để đạt được kết quả đó phải kể đến các chính sách như: chính sách thương mại thúc đẩy hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng... đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Trong thanh toán hàng nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội thì thanh toán bằng L/C là phổ biến nhất.
Bảng 7: So sánh tỷ trọng thanh toán theo L/C các phương thức
nhập khẩu khác.
Đơn vị tính:1000 USD
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Phương thức thanh toán Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Chuyển 37.23 43,03 37.733 28,30 38.259 28,00 49.32 28,07
tiền 3 8 Nhờ thu 3.582 4,14 20.138 15,24 20.601 15,07 21.72 5 15,50 L/C nhập 45.72 0 52,83 75.300 56,47 77.801 56,93 79.05 7 56,43 Tổng chi 86.33 5 100 133.35 1 100 136.66 1 100 140.1 10 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân Đội).
Thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội được
thực hiện thông qua 3 phương thức thanh toán là chuyển tiền nhờ thu và L/C. Qua bảng trên ta thấy doanh số thanh toán chuyển tiền đi và nhờ thu nhập
khẩu đều tăng qua các năm. Tuy nhiên đáng chú ý là thanh toán nhờ thu tăng lên nhanh chóng trong năm 2000 từ 4,14% năm 1999 lên đến 15,24% và năm
2002 là 15,50% trong khi doanh số thanh toán chuyển tiền đi vẫn tăng nhưng
tỷ trọng lại giảm năm 1999 là 43,03% các năm sau chiếm hơn 25%. Lý giải điều này, ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội nhận định rằng trong
những năm 1998, 1999 dư âm của cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ khu vực đã khiến cho các đối tác nước ngoài thông tin tưởng vào khả năng thanh toán
của khách hàng Việt Nam vì thế họ chuyển sang các hình thức thanh toán
khác đảm bảo quyền lợi cho người bán hơn. Còn doanh số thanh toán bằng
L/C cũng liên tục tăng, khiến tỷ trọng trong thanh toán bằng phương thức này luôn cao, chiếm trung bình 55,66% trong doanh số nhập khẩu.
Cơ cấu nhập khẩu qua các năm chủ yếu là các mặt hàng chiến lược đặc
biệt là trong lĩnh vực quốc phòng và những mặt hàng này có xu hướng tăng đều, giá trị cao nên giá trị thanh toán L/C nhập khẩu qua ngân hàng thương
mại cổ phần Quân Đội chiếm tỷ trọng lớn và riêng năm 2000 tăng nhanh hơn năm 1999 gần 64,7% về giá trị, năm 2002 là 72,9% về giá trị
86,535 133,351 136,661 140,110 0 20 40 60 80 100 120 140 160 1999 2000 2001 2002 N¨ m 1000 USD
Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2000 đạt 133,351 triệu USD tăng 54,1% so năm 1999, cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của ngân hàng
thương mại cổ phần Quân Đội tăng lên 7% trong khối ngân hàng thương mại
ngoài quốc doanh. Các năm sau mức tăng không có sự thay đổi đột ngột, năm
2002 vẫn tiếp tục tăng thêm 2,5%.
Để hiểu rõ những biến động của thanh toán bằng L/C ta đi sâu vào hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu qua cá năm.
Bảng 8: Tình hình thanh toán L./C nhập khẩu
Đơn vị tính: 1.000USD
Năm Số lượng Giá trị %
1999 282 45.72
0
0 2001 302 77.80 1 3,32 2002 310 79.05 7 1,61
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân Đội).
Như giải thích ở trên, do tình hình kinh tế tác động đến hoạt động TTQT theo phương thức TDCT doanh thu thanh toán bằng L/C nhập khẩu có
sự thay đổi khá phức tạp. Năm 2000 so với năm 1999 chỉ tăng 0,35% về số lượng (tương đương 1 món) nhưng lại tăng 64,69% giá trị thanh toán. Năm
2001 số lượng L/C đã tăng được hơn 7% và tăng 3,32% giá trị thanh toán năm
2002 số lượng L/C tăng 2,6% và tăng 1,61% giá trị thanh toán. Như vậy thấy năm 2000 là năm có bước đột phá về thanh toán L/C nhập khẩu. Sự mất ổn định của môi trường kinh tế, nhất là sự biến động liên tục về giá trị đồng tiền
của các nước đã làm cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cả nước và ngoài
nước không tránh khỏi e dè hơn, nhiều hợp đồng lớn đã bị huỷ bỏ, các hợp đồng được thực hiện chủ yếu là các hợp đồng có giá trị nhỏ. Sự tăng trưởng đó, duy trì mức độ thanh toán ổn định là cả một sự cố gắng của đội ngũ cán
bộ, nhân viên trong ngân hàng đặc biệt là các thanh toán viên. Đồng thời kết
quả đó cũng là thể hiện được một ưu thế hơn hẳn là Ngân hàng Thương mại
Cổ phần khác của Ngân hàng Quân đội đó là lượng khách hàng là các đơn vị,
các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc Phòng, lực lượng này chính là cơ sở
vững chắc để ngân hàng Quân Đội hoạt động an toàn hiệu quả.
Ngoài ra, để phát triển hoạt động thanh toán bằng L/C Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân đội không ngừng mở rộng mối quan hệ đại lý
rộng khắp với các ngân hàng trên thế giới, giúp cho việc thanh toán diễn ra
Năm Số ngân hàng đại lý Số nước có quan hệ đại lý
2000 110 50
2001 126 55
2002 152 55
(Nguồn: Báo cáo thường viên qua các năm của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần).
Nhìn trên bảng số liệu ta thấy, cùng với năm 2000 có bước đột quá
trong thanh toán cũng là năm mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
mở rộng quan hệ đại lý có tăng mạnh. Điều đó cũng giải thích được phần nào về sự tăng doanh số thanh toán qua năm 2000. Năm 2002 ngoài số ngân hàng
đại lý đã có quan hệ thường xuyên ở các nước, Ngân hàng Thương mại cổ
phần Quân đội đã tiếp tục đặt thêm một số quan hệ với các ngân hàng mới ở cacs nước như Philipine, Indonesia, Sigapose, China, Thuỵ Sỹ và một hãng hàng ở khối Liên Xô cũ, Belarut và Ucraina đưa tổng số ngân hàng có quan hệ đại lý lên 152 ở 55 nước khác nhau trên thế giới. Đặt quan hệ đại lý và tiến
hành ký thoả thuận song phương với ngân hàng Vnestog Bank Nga đặt nền
móng cho hoạt động thanh toán hàng đổi hàng nhằm phục vụ tốt hơn cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Mở rộng quan hệ đại lý góp phần phát
triển hoạt động TTQT nói chung và theo phương thức TDCT nói riêng, ngoài ra còn nhằm đưa một số nghiệp vụ mới vào hoạt động, như năm 2003 ngân hàng đưa thêm nhiệm vụ, chuyển tiền nhanh, nhiệm vụ kiểu hối. Điều đó càng khẳng định uy tín của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội được nâng
lên.