Xuất quy hoạch mạng lưới cây xanh đường phố

Một phần của tài liệu Đề tài: " Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảnh quan và bảo vệ môi trường cho hệ thống cây xanh đường phố ở thành phố Thanh Hóa" ppt (Trang 46 - 56)

5.4.1 Nguyên tắc trồng cây ở đường phố

Trồng cây ở đường phố hay vỉa hè, là một khâu quan trọng. Ở đó thường số lượng cây chiếm tỷ lệ cao so với toàn bộ cây trồng trong đô thị mà nó còn phân bố khắp nơi và mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân.

Ở nước ta vào mùa hè nhiệt độ không khí thường rất cao, trung bình 25-270c, có khi tới 35–370c. Nhiệt độ trên mặt đường cũng thường cao do sự bê tông hóa mặt đường và các công trình xung quanh tạo nên tiểu khí hậu nóng bức làm cho người đi đường rất khó chịu, mệt nhọc và mặt đường cũng mau hỏng. Cây trồng vỉa hè che bóng cho người đi đường, bảo vệ mặt đường, vì vậy ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khi lập quy hoạch xây dựng chung nên chú ý dành vỉa hè rộng 2 – 3 m và sắp xếp, bố trí để trồng được 1, 2 hay nhiều hàng cây hai bên đường phố.

Trồng cây vỉa hè còn cần lưu ý tới các công trình công cộng như sự ăn lan của hệ rễ cây làm nứt rạn chân móng công trình, cây gãy đổ gây tai nạn, tán cây gây trở ngại cho đường dây điện… Ngược lại sự phát triển mở rộng các hệ thống đường xá, cáp ngầm, cống thoát nước… cũng mang đến bất lợi cho hệ thống cây đã được trồng. Hay mực nước ngầm cũng là vấn đề gây ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng của cây trồng. Ở nơi có mực nước ngầm cao, rễ cây khó ăn sâu trong đất nên dễ bị chúc đổ. Nhiều nơi cây sinh trưởng xấu do trong khi xây dựng công trình, người ta đã vùi mất lớp đất tốt trên mặt, đổ lên đó tầng đất sét xấu. Vì vậy thiết kế cây trồng vỉa hè phải được xem xét kĩ nhiều mặt để giúp cây sinh trưởng đảm bảo, hạn chế những sự cố bất lợi.

Thông thường, đối với các đường trục của đô thị, các đại lộ có vỉa hè rộng trên 3 m, mặt đường trên 18 m và đường đôi hai chiều có thể bố trí một hàng cây bụi thấp ở giữa, trên mỗi vỉa hè trồng một hàng cây. Cách bố trí này sẽ tăng khả năng che chắn giữa các hàng cây, vừa trồng được nhiều cây, vừa đẹp mắt.

Đối với đường đôi hai chiều, vỉa hè hẹp dưới 3 m thì nên bố trí một hàng ở chính giữa mặt đường, còn vỉa hè trồng cây bụi thấp.

Đối với các đường rộng dưới 12 m, bố trí một hàng cây trên mỗi vỉa hè, nếu vỉa hè rộng 3 m. Còn nếu vỉa hè rộng hơn có thể trồng hai hay nhiều hàng cây.

Đối với những đường hẹp, bố trí thế nào để ngọn cây hai bên đường khép thành một vòm cành lá che nắng cho nguời đi đường và tạo nên một cảnh quan vui mắt.

Ở những đoạn đường cong, nơi nhiều đường giáp nhau hai bên đầu cầu, nên dành một khoảng trống, không trồng cây tại mối đường giáp nhau đó để cho lái xe và người đi đường nhìn đường dễ dàng. khoảng cách an toàn đó rộng hẹp tùy tình hình từng nơi. Nếu đường tốt, mặt đường rộng, xe chạy nhanh thì cần để khoảng cách rộng 100 –150 m. Nếu đường xấu hẹp, tốc độ xe chạy chậm thì khoảng cách đó độ 30 – 50 m. Trên khoảng cách an tòan đó có thể trồng cây hàng rào xén, cây bụi thấp có chiều cao dưới 0,5 – 0,6 m.

Trên các đường phố chạy từ ngoại ô vào nội thành cần nghiên cứu cách bố trí mĩ thuật và chọn giống cây đẹp để gây cảm tình đầu tiên đối với khách các nơi đến đô thị

Cách bố trí trồng, chọn loài cây đẹp trên vỉa hè, kết hợp có các công viên nhỏ, danh lam là một nghệ thuật đáng chú ý, dễ thu hút khách.

Trong việc trồng cây đường phố lưu ý phải trồng thẳng hàng song song theo lề đường, không có cây nào chệch ra khỏi hàng để đề phòng tai nạn giao thông. Khoảng cách giữa các cây tùy theo loài cây, mặt đường…thường từ 4– 6 m.

5.4.2 Một số tiêu chuẩn chọn cây trồng vỉa hè

 Cây có thân thẳng tự nhiên, gỗ tốt, không giòn, dễ gãy bất thường gây tai nạn. Cây có tán, cành lá gọn: sấu, sao đen, lát hoa…

 Rễ cái và phần lớn bộ rễ ăn sâu trong đất, giữ cây vững chắc, khó bị chúc đổ: muồng vàng nhạt, muồng vàng thẫm, nhội… Không có hoặc ít rễ ăn

nổi gần mặt đất để tránh làm hư hại vỉa hè, mặt đường và công trình xây dựng xung quanh gốc cây

 Lá có bản rộng như tếch, trẩu, vàng anh…

 Hoa, qủa không hấp dẫn ruồi nhặng làm ảnh hưởng đến vệ sinh như cây đa, đề, trứng cá…

 Đời sống cây tương đối dài để đỡ tốn kém khi phải trồng lại. Có sức lớn tương đối nhanh, không quá chậm để sớm phát huy tác dụng.

 Cây có sức chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên, và sâu hại phá hoại.  Cây có hoa thơm, đẹp hay có khả năng phóng chất phitonxít chống vi khuẩn trong không khí, cây có giá trị kinh tế.

Các tiêu chuẩn cần lựa chọn linh hoạt vì khó chọn được loài cây đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đó. Lưu ý các tiêu chuẩn về thân, rễ, lá. Nên chú ý tạo nét riêng cho mỗi con đường bằng loài đặc trưng và trên một đường hay một đoạn dài nên trồng một loài cây để vừa dễ chăm sóc, vừa đẹp và cần trồng thẳng hàng

5.4.3 Quy hoạch cây xanh trên các tuyến đường chính ở thành phố Thanh Hóa

Căn cứ vào nguyên tắc trồng cây ở đường phố, một số tiêu chuẩn trồng cây vỉa hè, căn cứ vào điều kiện thời tiết, khí hậu tại thành phố Thanh Hóa,hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố, 7 tuyến đường thực hiện điều tra được quy hoạch lại như sau:

Quy ước mật độ cây xanh tối thiểu là 15cây/100m chiều dài tuyến đường.

1). Đại lộ Lê Lợi

Đối với Đại lộ Lê Lợi, là tuyến đường trung tâm thành phố, cần thiết phải đưa tính thẩm mỹ lên trên hết để kết hợp với cảnh quan tại khu vực tượng đài Lê Lợi.

Hiện nay trên tuyến đường này đã được thiết kế mang tính đối xứng 2 bên do vậy quy hoạch lại không nên làm phá vỡ quy hoạch cũ.

Trước hết cần thay thế 11 cây bị sâu bệnh, sinh trưởng kém bằng các cây mới có cùng độ tuổi để tránh gây mất cân xứng.

- Thay 4 cây lát hoa bị gãy cành nhiều và sâu tại đoạn từ ngã tư Trung tâm thương mại đến ngã tư Hạc Thành bằng 4 cây xà cừ và 2 cây sao

- Thay 4 cây bằng lăng bị sâu bằng 4 cây bằng lăng khác

Đoạn từ trung tâm thương mại đến cầu Đông Hương dài gần 4km, mậ độ trung bình 10cây/100m, để tăng mật độ lên 20cây/100m cần trồng thêm ở 2bên 2 hàng muồng hoa vàng với số lượng là 400 cây, khoảng cách trồng là 10m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đoạn cuối từ cầu Đông Hương đến hết tuyến trồng thêm 27 cây Bằng Lăng để bù vào các khoảng đất trống chưa có cây. Khoảng cách giữa các cây là 5m.

Sơ đồ 5.1: Mặt bằng quy hoạch Đại Lộ Lê Lợi ( đoạn cuối )

Chú giải Cau vua Muồng hoa vàng Bằng Lăng Thảm cỏ 10 m

2). Quốc lộ 1A

Riêng với tuyến quốc lộ 1A cần bổ sung khá nhiều cây

- Đoạn đầu tuyến đường có nhiều xe vận tải lớn qua lại ( vì giao nhau với đường vành đai), số lượng cây lại ít do vậy loài cây được lựa chọn phải giảm bụi và cản tiếng ồn tốt, qua bảng 5.9 đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường ta lựa chọn loài phi lao. Số lượng cây cần trồng: xét mật độ cây trồng hiện tại là 9cây/100m, mật độ nên trồng là 15cây/100m. Như vậy số cây cần bổ sung là 381 cây.

- Đoạn cuối tuyến đường có ít xe vận tải lớn qua lại hơn, chủ yếu là các phương tiện cá nhân, xe vận tải nhỏ, đương gần khu vực trường học, vì vậy loài cây lựa chọn cần cho bóng mát nhiều và đẹp, xét theo bảng 5.9 ta chọn loài cây trồng là: bằng lăng, phượng vỹ.

Chiều dài đoạn đường là 2km, số cây hiện có 186 cây. Để đạt mật độ 15cây/100m cần trồng thêm 414 cây. Số cây mỗi loài là 207 cây.

Trồng cây: trồng riêng mỗi bên đường 1 loài cây. Bên phải ( theo hướng bắc-nam) trồng bằng lăng, bên trái trồng phượng vỹ.

- Bổ sung tùy vào khoảng đất thiếu cây trong đoạn giữa, để tránh ảnh hưởng tới mặt tiền mà người dân sử dụng để kinh doanh, ưu tiên trồng những cây có giá trị thẩm mỹ cao, ít gây nguy hại tới công trình kiến trúc : Lộc vừng, sao đen, sấu, hoa sữa….

Sơ đồ 5.2: Mặt bằng quy hoạch đoạn cuối quốc lộ 1A qua Tp.Thanh Hóa Đại Học Hồng Đức Quốc Lộ 47 Quốc lộ 1A Quốc lộ 1A Phượng Vỹ Bằng lăng Cầu Quán Nam

3). Đường Nguyễn Trãi

Đường Nguyễn Trãi có bến xe phía tây và chợ Tây Thành do đó là khu vực có nhiều người tham gia giao thông, tiếng ồn và khói bụi luôn luôn là những nhân tố có tác động xấu nhiều nhất tới những người sống gần tuyến đường này.

Tuy nhiên có điểm khác biệt là lề đường đã hẹp nhưng các hộ dân lại làm nhà, mở cửa hàng lấn hết ra mặt đường khiến cho chiều rộng vỉa hẻ bị thu lại rất hẹp, có chỗ chỉ còn 1-1,5m, cây xanh bị đốn hạ khá nhiều. Nếu muốn trồng cây bóng mát thì không gian không đủ khả năng đáp ứng.

Vì vậy, để tránh phải giải tỏa mặt bằng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, đối với tuyến đường này thay vì trồng cây bóng mát, cây gỗ thì cây lựa chọn là các loài hoa leo, bám như: Hoa giấy. Loài cây này có hoa đẹp, không độc, là loài cây thường xanh có khả năng leo bám vào tường nhà rất chắc cho nên khả năng bị gió bão làm đổ,gãy ít.

Quá trình sinh trưởng cây cần có điểm tựa là các bờ tường, hàng rào cho nên không áp đặt trồng ở đâu mà chỉ khuyến khích từng hộ gia đình trồng trước nhà. Khu vực bến xe phía tây và chợ Tây Thành cần có khoảng trống rộng để buôn bán nên chỉ trồng thêm 6 cây Bồ đề, mỗi cây cách nhau 15m

Đường Nguyễn Trãi Bến xe phía tây Chợ Tây Thành

4). Đường Hạc Thành

Thay thế 8 cây phượng hoa vàng, 16 cây xà cừ và 4 cây lát hoa bằng 28 cây sao đen để đồng bộ hóa hàng sao đen trên tuyến đường. ( các cây mới phải có độ tuổi và chiều cao tương đương với các cây đã trồng trước đó)

Sơ đồ 5.4: Mặt bằng quy hoạch đường Hạc Thành

Đường Hạc Thành

Đường Hạc Thành Đại lộ Lê Lợi

Đ Nguyễn Trãi

Sao đen

5). Đường Hà văn Mao

- Thay thế 1 cây dừa ở đầu đường ( chỗ giao cắt với đường Nguyễn Trãi) bằng 1 cây lộc vừng

- Thay thế 1 cây phi lao ở bên cây dừa bằng 1 cây lộc vừng

Sơ đồ 5.5: Mặt bằng quy hoạch đường Hà Văn Mao

Đ Nguyễn Trãi

Cây lộc vừng Đường Hà Văn Mao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6). Đường Phan Chu Trinh

Đường Phan Chu Trinh hiện nay đã được quy hoạch và trồng rất nhiều cây, vì vậy không cần quy hoạch lại hệ thống cây xanh cho tuyến đường này. Về khâu quản lý và chăm sóc: các cây trồng đều ở độ tuổi còn non do vậy cần chăm bón, cắt tỉa thưởng xuyên.

7). Đường Hải Thượng Lãn Ông

Hiện nay trên tuyến đường có lượng bụi phát sinh nhiều gây ô nhiễm không khí do vậy loài cây được chọn trồng mới phải có tác dụng giảm bụi, tán lá dày và rộng.

Căn cứ vào bảng 5.9 đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh đường phố tại thành phố Thanh Hóa ta lựa chọn cây trồng là cây sấu.

- Để đạt mật độ 15cây/100m số cây cần trồng thêm là: 348 cây

- Trước hết cần thay thế 4 cây trứng cá bị sâu bệnh ở gần bệnh viện bằng 4 cây sấu, thay 2 cây dừa bị sâu bệnh bằng 2 cây sấu, chăm sóc cho 1 cây long não bị bệnh

Sơ đồ 5.6: mặt bằng tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông

Cây sấu

Đường Hải Thượng Lãn Ông Đường Hải Thượng Lãn Ông

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đề tài: " Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảnh quan và bảo vệ môi trường cho hệ thống cây xanh đường phố ở thành phố Thanh Hóa" ppt (Trang 46 - 56)