Tương quan giữa FHSS và DSSS

Một phần của tài liệu Bảo mật trong mạng không dây (Trang 25 - 27)

FH không có quá trình xử lý độ lợi do tín hiệu không được trải phổ. Vì thế nó sẽ phải dùng nhiều công xuất hơn để có thể truyền tín hiệu với cùng mức S/N so với tín hiệu DS. Tuy nhiên tại ISM band theo quy định có mức giới hạn công xuất phát, do đó FH không thể được đạt S/N giống như DS. Bên cạnh đó việc dùng FH rất khó khăn trong việc đồng bộ giữa máy phát và thu vì cả thời gian và tần số đều yêu cầu cần phải được đồng bộ. Trong khi DS chỉ cần đồng bộ về thời gian của các chip. Chính vì vậy FH sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm tín hiệu hơn, làm tăng độ trễ trong việc truyền dữ liệu hơn so với DS.

Như vậy chúng ta có thể thấy DSSS là kỹ thuật trải phổ có nhiều đặc điểm ưu việt hơn hẳn FHSS.

Theo chuẩn 802.11b, thì sử dụng 14 kênh DS (Direct Sequence) trong dải tần số 2,402GHz – 2,483GHz, mỗi kênh truyền rộng 22MHz, nhưng các kênh chỉ cách nhau 5MHz, vì vậy các kênh cạnh nhau sẽ gây giao thoa lẫn

nhau, do đó trong một khu vực người ta bố chí các kênh truyền sao cho miền tần số của chúng không trồng lên nhau, trong hệ thống 14 kênh DS thì chỉ có 3 kênh đảm bảo không chồng lấn. Ví dụ như trong hình sau thì các kênh 1,6,11 được sử dụng để phát trong một khu vực mà không gây nhiễu giao thoa cho nhau:

Hình 2.17: Bố trí số kênh phát trong một khu vực

Như vậy trong 1 vùng đơn tốc độ bít vận chuyển đến có thể lên tới : 11Mbps x 3 = 33 Mbps, thay vì 11Mbps như khi chỉ có 1 kênh truyền được sử dụng trong 1 khu vực.

Một phần của tài liệu Bảo mật trong mạng không dây (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w