SÂU BỆNH HẠI HOA HỒNG

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CÂY HOA (Trang 50)

4.6.1. Phòng trừ bệnh

Bệnh gỉ sắt:

Vết bệnh dạng ô nổi, màu vàng da cam hoặc nâu. Gỉ sắt hình thành ở mặt dưới lá. Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ ra ít, thường bị thay đồi màu sắc, cây còi cọc.

+ Nguyên nhân gây bệnh do nấm Phragmidium mucronatum gây ra.

+ Phòng trừ: Loại bỏ tàn dư gây bệnh và cỏ dại. Ngoài thuốc Scrore 250 ND và Alvil 5 SC có thể dùng thêm Peroxin 0,2 -0,4 %.

Bệnh phấn trắng:

+ Đặc điểm triệu chứng: vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình thái bất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, hình thành ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hạn cả thân, cánh, nụ, hoa làm biến dạng lá.Thân khô, nụ ít, hoa không nở thậm chí chết cây đồng đỏ Pháp, trắng Mỹ, phấn hồng hay bị bệnh này.

+ Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Sphaerothecapannosa (Walls) Lev var, Rosae

gây ra.

+ Biện pháp phòng trừ: Loại bỏ tàn dư gây bệnh và cỏ dại. Dùng thuốc Scrore 250 ND với liều lượng 0,2-0,3 lít/ha. Alvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha hoặc Bayfidan 250 EC với nồng độ 4 ml thuốc/bình 8 lít. Lượng phun 30-40 bình/ha.

Bệnh đốm đen:

+ Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt. Đây là một trong những bệnh chủ yếu hại cây hoa hồng.

+ Nguyên nhân gây bệnh Do nấm Dipbocarpon Rose gây ra.

+ Biện pháp phòng trừ: Vườn trồng hồng thông thoáng, đất không bị ngập úng. Tỉa bỏ những cành lá mang mầm bệnh, làm sạch cỏ và thu dọn các tàn dư gây bệnh. Dùng một số thuốc đặc hiệu như Score 250 ND, Zineb 80 WP nồng độ 30- 50 g/ 10 lít nước hoặc Antracol 70 BHN pha 20-30 g thuốc/ bình 8 lit.

4.6.2 Phòng trừ sâu hại hồng

- Sâu xanh (Heli coverpa armigerra Hb)

Sâu phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả 2 mặt lá non, ở nụ hoa, đài hoa và hoa.

+ Biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc trừ sâu: pegasus 500SC liều lượng 0,5-1 lít/ha (pha 7- 10 ml/bình 8 lít)

- Rệp: (Aphis gosssypii Glover)

Trên đồng ruộng thường có rệp nhảy và rệp muội. Rệp phá hại trên thân, lá, ngọn non cây hồng. Đặc biệt rệp sáp hình bầu dục, mình phủ sáp trắng, không thấm nước. loại rệp này thường sống cộng sinh với kiến. Có thể dùng thuốc Ancol 20 EC phun 1 lít/ha hoặc Karate 2,5 EC nồng độ 5- 10 ml/ bình 8 lít. Supacide 40 ND liều lượng 1- 1 5 lít/ha.

- Nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch)

Nhện đỏ gây hại nặng trên cây hoa hồng. Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá chích hút dịch bào trong mô lá hồng, tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích này liên kết với nhau. Khi bị hại nặng, lá cây hồng có màu nâu vàng rồi khô và rụng. Khi có thể dùng thuốc Ortus 5 SC hoặc Comite với liều lượng 1 lít/ ha.

4.7 THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYẾN HOA HỒNG

Kỹ thuật thu hái không những ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng hoa đợt đó, mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất chất lượng hoa đợt sau. Khi thu hái cần nắm vững tiêu chuẩn thu hái, xác định thời gian thu hái và lựa chọn vị trí hái.

4.7.1. Tiêu chuẩn thu hoạch

Tiêu chuẩn cắt hoa chủ yếu dựa vào chỉ số hoa nở; thu hái đúng lúc sẽ đảm bảo hoa tươi lâu và đẹp. Hái sớm cuống hoa còn non hoa dễ bị cong queo và hoa không nở được, hái muộn quá hoa chóng tàn. Tiêu chuẩn thu hái phụ thuộc vào giống và cự ly vận chuyển. Nói chung hoa đỏ và màu phấn hồng, chỉ số hoa là 2 (đài hoa cúp xuống, cánh hoa tầng ngoài cùng bắt đầu rời ra, tách ra, lỏng ra). Hoa màu vàng nở nhanh nên thu hái sớm, chỉ số hoa là 1 thì hái (đài hoa duỗi thẳng ra), giống hoa trắng có thể có thể hái muộn hơn; giống nở chậm thì hái muộn, giống nở nhanh thì hái sớm. Bán tại chỗ hoặc vận chuyển gần thể hái ở chỉ số 3 (cánh hoa ngoài đã nở). Vận chuyển xa thì hái từ lúc đang còn là nụ vì khi đó hoa không dễ dập nát, ít nhiễm bệnh, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và dễ bảo quản. Cuối vụ Xuân và vụ Hè có thể thu hái sớm hơn so với đầu

Xuân và mùa Thu.

4.7.2. Thời gian thu hái

Các thí nghiệm chứng minh hái vào 4 giờ 30 phút chiều tuổi thọ của hoa dài hơn 11% so với hái 8 giờ sáng Nguyên nhân do hái vào buổi chiều, qua một ngày quang hợp thân cây tích luỹ thêm chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn phải tính đến nhân lực và vận chuyển.

4.7.3. Vị trí thu hái

Vị trí cắt hoa ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài cành, cuống hoa, tới sự nảy mầm của mầm dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau. Cành chừa lại càng dài, càng nhiều lá thì số ngày đến cắt lứa sau càng ngắn. Nói chung nên chừa lại 2 chính có 5 lá nhỏ. Sau khi cây ngủ nghỉ qua Hè, cây chưa hồi lại sức sống, cắt vào tháng chín, tháng 10 có thể chừa lại 3 nhánh lá có 5 lá nhỏ. Tháng 3 tháng 4 cây sung sức, để khống chế chiều cao, có thể chừa lại ít, hoặc không chừa lại nhánh có 5 lá nhỏ, thậm chí cố thể cắt đến cành ra hoa chính.

4.7.4. Bảo quản hoa hồng

Từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng hoa thường trải qua một quá trình vận chuyên, nhiều khâu trung gian. Hơn nữa hoa lại là phần non, nên nếu không được xử lý, bảo quản tốt rất dễ hư hỏng.

Sau khi cắt hoa, nếu chỉ đơn giản cắm vào lọ nước, thường chỉ sau 3 - 5 ngày hoa sẽ héo, nát, rụng, và biến màu.

Hoa bị héo là do không hút đủ nước, hoa từ màu đỏ biến thành màu xanh là do sự thuỷ phân Protein, tích luỹ axit amin dẫn đến thay đổi độ pa của cành hoa, làm thay đổi sắc tố hoa. Hoa biến thành màu nâu là do tích luỹ Phenolphtalein. Hoa bị rủ xuống là do mất độ áp lực căng của cuống. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của hoa là:

- Trạng thái dinh dưỡng sau khi cắt khỏi cây. - Hoa bị gián đoạn dinh dưỡng

- Sự sống dựa vào chất dinh dưỡng dự trữ của cành lá, hết nguồn này đến nguồn này thì không tồn tại được.

- Trạng thái nước là yếu tố chính ảnh hưởng đến độ tươi của hoa. Sau khi cắt rời khỏi cây nguồn tiếp nước không còn, nhưng cành, lá vẫn tiếp tục thoát hơi nước, nếu cắm hoa vào nước ngay hoa sẽ bị héo rất nhanh. Cắm vào nước rồi hoa chỉ dựa vào mặt cắt của cành để hút nước nên rất khó khăn.

Yếu tố ảnh hưởng đến sự hút nước của cành là mạch dẫn bị nút lại, do vi khuẩn và do nguyên nhân sinh lý.

- Nguyên nhân do vi khuẩn: là do bản thân vi sinh vật hoặc hợp chất do chúng tiết ra nút lại mạch dẫn. Cả hai loại vi khuẩn và nấm đều sinh sản rất nhanh trong môi trường nước cắm hoa.

- Nguyên nhân sinh lý chủ yếu là do các tế bào bị sát thương tiết ra một số chất như keo, tamin, các chất phenol bị oxy hoá từ vết cắt di chuyển trong mạch, làm tắc mạch... Ngoài ra khi cắt cành không khí lọt vào mạch gỗ, tạo ra những bọt khí cũng cản trở đen vận chuyển nước trong mạch.

Ngoài các nguyên nhân trên còn một số yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến độ bền của hoa sau thu hoạch:

- Nhiệt độ cao

Tạo ra sự chênh lệch áp suất lớn, làm tăng tốc độ thoát hơi nước, hô hấp tăng mạnh, nếu tiêu hao vật chất nhiều nên hoa chóng tàn.

- Ánh sáng

Ánh sáng kích thích khí không mở to, tăng lượng nước bốc hơi tăng nhiệt độ không khí và nhiệt độ bề mặt, tăng độ chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài lá, tăng bốc hơi nước.

- Kích thích tố

Một số kích thích tố làm lăng sự lão hoá của cành làm hỏng mạch gỗ. - Sâu bệnh

Khi bị sâu bệnh gây hại thoát hơi nước tăng mạnh, mô bị mất nước đồng thời lại sản sinh ethylene, làm tăng tốc sự lão hoá.

Kỹ thuật bảo quản hoa hồng như sau:

Cành cắt để bảo quản phải thu hái sớm hơn 1 - 2 ngày. Sau khi thu hái dùng thuốc xử lý ngay rồi di chuyển vào kho lạnh. Sau khi xử lý thuốc có thể gói vào bao giấy, hoặc vào túi polietylen kín, có thể giữ được 10 - 14 ngày Sau khi cất giữ, cần cắt lại cành và xử lý thuốc ít nhất 12 giờ.

Sử dụng thuốc

Cành hoa có thể hút chất xử lý qua vết cắt và con đường khác nhằm điều chỉnh quá trình trao đổi chất, ức chế vi sinh vật sản sinh, tránh được hiện tượng hút ống dẫn, kéo dài tuổi thọ của hoa. Khi xử lý có thể dùng 5% đường Saccarose và 200 mg/lít muối sulphat, thêm 50mg/l muối acetat bạc có thể kéo dài tuổi thọ hoa. Dùng 300 mg/lít muối linonat cũng có thể ức chế vi khuẩn và nấm. (Đặng Văn Đông, 2003)

Kỹ thuật bảo quản lạnh

Trong điều kiện lạnh tăng nồng độ CO

2 giảm nồng độ Oxy, để giảm sự sản sinh ra C

2H

2 sẽ kéo dài được tuổi thọ của hoa. Nồng độ Oxy 6%, CO

2 10% - 15% có thể làm cho hoa nở chậm lại. Nhưng nồng độ oxy không được thấp quá, khi tới 0,25% thì hại đến túi phấn và vòi nhuỵ. Tốt nhất là nồng độ CO

2 5%, Oxy 5%. Tác hại của CO

2 khi hàm lượng cao > 15% là cánh hoa bị nâu đi và nụ không thể nở được.

Các giống khác nhau, yêu cầu nồng độ CO

2 khác nhau. Giống Biarcliff và giống Mrs. F.R Pieson khi nồng độ CO

2 25% thì bị hại, nhưng giống Talisma thể tới 30% mới bị hại.

Khi nồng độ CO

2 cao (trên 1 5%) sẽ giảm độ pH ở cánh hoa, làm cho màu sắc hoa thay đổi. Các kết quả nghiên cứu cho biết: oxy thấp, CO

2 cao thì cánh hoa biến thành màu nâu, cuống hoa bị héo.

Kích thích hoa nở

Có thể kích thích nhân tạo cho hoa nở. Sau khi hái đặt hoa trong môi trường lạnh từ 0 - 10C có chứa 500 mg/lít axit limonic. Sau đó ngâm nụ vào dung dịch kích thích nở ở nhiệt độ 23 - 250C, độ ẩm 80%, chiếu sáng liên tục với cường độ 3.000 lux. Sau 6 - 7 ngày là hoa có thể nở.

4.7.5. Phân loại, đóng gói

Sau khi thu hái cần phân cấp theo tiêu chuẩn quy định để giảm tổn hại. Tiêu chuẩn hoa bao gồm độ dài cành, đường kính cành, độ lớn của hoa, lá, độ sạch bệnh.

Tiêu chuẩn chung là màu sắc cánh hoa tươi, không bị dập gẫy, không có sâu bệnh, lá sạch sẽ, cành cuống mập thẳng, dài như nhau, chỉ số hoa nở đều và mang đặc trưng của giống. Khi vận chuyển thường dùng hộp giấy dài 100cm, rộng 50cm, cao 30,5cm., mỗi hộp đựng được 700 cành, dùng màng polyetylen để giữ độ ẩm. Mùa hè, nhiệt độ cao nên bỏ nước đá vào hộp vần chuyển hoa để làm lạnh. Khi đóng thùng cần tránh để gai làm xuất vỏ.

Chương V

KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC

5.1. LỊCH SỬ TRỒNG TRỌT VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC 5.1.1. Lịch sử trồng trọt

Cây hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum, được định nghĩa từ Chiysos (vàng) và themum (hoa) bởi Linnde năm 1973. Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu Theo Zenhua, Shouhe hoa cúc được trồng ở Trung Quốc

cách đây 3000 năm, có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loại cúc

(Dendranthema), trải qua quá trình trồng trọt, lai tạo và chọn lọc từ những biến dị để trở thành những giống cúc ngày nay. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã dùng hoa cúc trong các lễ mừng thắng lợi và cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Từ những năm 1930, việc trồng hoa cúc được coi trọng, được bảo hộ và đề cao, đến những năm 1980, hoa cúc được phát triển mạnh. Năm 1982, Trung Quốc đã tổ chức triển lãm hoa cúc đầu tiên ở Thượng Hải với hơn một nghìn giống cúc, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong việc trồng hoa cúc. Các năm sau đó các nhà khoa học Trung Quốc đã thu thập mô tả chụp ảnh hàng nghìn màu giống và liếp tục tồ chức các cuộc triển lãm hoa cúc (Đặng Văn Đông, 2002).

Ở Nhật Bản, cây hoa cúc được di thực từ Trung Quốc sang, nó được đánh giá rất cao và được mệnh danh là "Hoàng thất quốc hoa". Năm 1889 Edsmit đã bắt đầu lai tạo thành công nhiều loại cúc và ông đặt tên cho hơn 100 giống cúc của các thế hệ sau đó, một số khác ngày nay vẫn còn duy trì và được trồng đến ngày nay (Đặng Văn Đông, 2004).

Năm 1843, nhà thực vật học người Anh Fortune mang từ Trung Quốc giống cúc Chusan Daisy lai tạo ra các loại hình cầu và hình tán xạ ngày nay.

Năm 1789 nước Pháp nhập từ Trung Quốc 3 loại cúc đại đóa, đến năm 1927 Bemct đã thành công trong việc lai tạo ra giống cúc mới dẫn đến một sự cải tiến rất mạnh mẽ về giống cúc ở châu Âu (Đặng Văn Đông, 2004).

Ở Mỹ, từ đầu thế kỷ 18 hoa cúc đã được trong nhiều, đến năm 1860 hoa cúc trở thành hàng hoá và được trồng trong nhà lưới. Ở Việt nam hoa cúc được nhập vào từ thế kỷ 15, người Việt Nam coi hoa cúc là biểu tương của sự thanh cao, là một trong những loài hoa mộc được xếp vào hàng tứ quý "tùng, cúc, trúc, mai" hoặc "mai, lan, cúc, đào". Hoa cúc còn được liệt kê vào loại hoa cao quý "hoa hướng quần phương xuất nhập đầu" nghĩa là so với muôn loài hoa thì hoa cúc đứng đầu.

Hiện nay, ngành sản xuất hoa cúc trên thế giới đang phát triển mạnh và mang tính thương mại cao. Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích kinh lẽ lo lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa trên thế giới nhất là dối với các nước đang phát triển. Hoa cúc được trồng nhiều nhất ở các nước Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và được ưa chuộng bởi sự đa dạng, phong phú về màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ hoa, hương thơm kín đáo của hoa.

Sản xuất hoa của thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Hướng sản xuất hoa là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu của sản xuất hoa cần hướng tới là giống hoa đẹp, tươi chất lượng cao và giá thành thấp (Đặng Văn Đông, 2002)

Trong các loài hoa thông dụng, cây hoa cúc thuộc loại cây hoa lâu đời, được ưa chuộng và trồng rộng rãi nhất trên thế giới. Cách đây hàng thế kỉ người dân Trung Quốc, Nhật Bản đã trồng những giống cúc trong vườn của họ

Ở Nhật Bản cúc được coi là Quốc hoa, thậm chí ở các nhà hàng người ta có thể trang trí một bữa ăn với toàn hoa cúc. Tiếp sau Nhật Bản những nước trồng nhiều hoa cúc là: Hà Lan, Côlômbia, Trung Quốc.

Hà Lan là một trong những nước lớn nhất thế giới về xuất khẩu hoa, cây cảnh nói chung và xuất khẩu cúc nói riêng. Diện tích trồng cúc của Hà Lan chiếm 30% tổng diện tích trồng hoa tươi. Năng suất hoa tươi từ năm 1990 - 1995 tăng trung bình từ 10 - 15%/1ha. Hàng năm Hà Lan đã sản xuất hàng trăm triệu cành hoa cắt và hoa chậu phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm trên 80 nước trên thế giới. Năm 1998, Hà Lan

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CÂY HOA (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)