- Nguồn cho 89C51:
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
2.1 Phương án thiết kế
Phương án 1: Dùng vi mạch số với tín hiệu phản hồi và phát đi bằng
tiếng nhạc
Đối với phương án thiết kế sử dụng vi mạch số thì đòi hỏi người thiết kế phải nắm vững phương pháp thiết kế bằng kĩ thuật số và chức năng của các vi mạch tham gia trong mạch điện. Mặt khác, nếu thiết kế bằng vi mạch số thì mạch rất phức tạp, to và cồng kềnh. Không được mềm dẻo khi muốn phát triển thêm hay khi muốn thay đổi cách điều khiển. Mạch này dùng tín hiệu phản hồi và phát đi bằng tiếng nhạc báo động cho nên người điều khiển hay người được thông báo không biết chính xác các trạng thái làm việc của mạch.
Phương án 2 : Dùng vi điều khiển với tín hiệu phản hồi và phát đi
bằng tiếng nhạc:
Đối với phương án thiết kế sử dụng vi điều khiển thì đòi hỏi người thiết kế phải biết về cách thiết kế phần cứng và viết chương trình phần mềm cho vi điều khiển. Sử dụng phương pháp này để thiết kế thì mạch điện sẽ đơn giản hơn so với dùng vi mạch số và tính mềm dẻo của nó rất cao nếu ta muốn thay đổi cách điều khiển.
Mạch này dùng tín hiệu phản hồi và phát báo động bằng tiếng nhạc cho nên người điều khiển không nhận biết các trạng thái làm việc của mạch. Mạch này không thể điều khiển tại chỗ bằng công tắc riêng được. Chỉ điều khiển tại chỗ ở nhà thông qua điện thoại mà thôi.
Phương án 3: Dùng vi xử lý với tín hiệu phản hồi và phát đi bằng
tiếng nói
Trong phương án này người điều khiển có thể điều khiển tại chỗ các thiết bị bằng công tắc riêng ở bên ngoài không cần thông qua điện thoại.
Trong phương án này dùng biến đổi D/A để tạo ra tiếng nói để phản hồi về người điều khiển. Sự phản hồi và phát đi bằng tiếng nói này do khối vi xử lí trung tâm ra lệnh. Nội dung của tín hiệu phản hồi và phát đi được lưu trữ bên trong bộ nhớ EPROM. Nhưng việc ghi âm tiếng nói gặp rất nhiều khó khăn.
Ưu điểm của phương án này là người điều khiển biết chính xác trạng thái các thiết bị thông qua tiếng nói.
Phương án 4: Dùng vi điều khiển với tín hiệu phản hồi và phát đi
bằng tiếng nói
Trong phương án này người điều khiển có thể điều khiển tại chỗ các thiết bị bằng công tắc riêng ở bên ngoài không cần thông qua điện thoại.
Trong phương án này dùng tiếng nói để phản hồi về người điều khiển. Sự phản hồi và phát đi bằng tiếng nói này do khối vi xử lí trung tâm ra lệnh. Nội dung của tín hiệu phản hồi và phát đi được lưu trữ bên trong IC ISD 1420.
Trong phương pháp dùng vi điều khiển thì ta tận dụng được ROM nội bên trong nên mạch điện sẽ ít phức tạp hơn so với dùng vi xử lý. Tiếng nói được ghi âm vào trong IC ISD một cách dễ dàng.
Lựu chọn phương án thiết kế:
Qua 4 phương án đã trình bày thì ta thấy phương án 4 là phương án hoàn chỉnh, tiện ích nhất trong khi thiết kế và thi công mạch, mang tính hiện đại phù hợp với đề tài tốt nghiệp. Vì vậy em chọn phuơng án 4. Tuy nhiên đối với phương án này không phải không gặp những khó khăn bởi vì mạch điện phức tạp hơn , nhiều khối hơn.
Tóm lại: Trong đề tài: “Nghiên cứu, chế tạo hệ thống điều khiển thiết bị từ
xa thông qua đường line điện thoại” Em chọn phương án 4 để thiết kế và thi công.
Vì phươngán 4 có nhiều ưu điểm hơn hẳn 3 phương án trên. Đây cũng chính là nội dungchính của đề tài.