Sự phát sinh loài ngườ

Một phần của tài liệu THỬ SỨC TRƯỚC KÌ THI ĐH -CĐ 2009 MÔN SINH HỌC (Trang 71 - 76)

- Các giai đoạn tiến hoá hình thành loài người hiện đại:

Từ tổ tiên chung → Homo habilis (người khéo léo) → Homo erectus (người đứng thẳng)

Homo sapiens (người hiện đại).

- Giai đoạn tiến hoá của loài người từ khi hình thành đến nay:

Từ khi hình thành với đặc điểm bộ não phát triển, phát triển tiếng nói, biết chế tạo công cụ lao động con người đã có khả năng tiến hoá văn hoá. Thông qua ngôn ngữ và chữ viết, con người học tập lẫn nhau cách sáng tạo công cụ lao động để tồn tại và phát triển không cần phải trông đợi vào những biến đổi về mặt sinh học, vì vậy ít phụ thuộc vào tự nhiên.

BÀI 32. NGUỒN GÓC SỰ SỐNGCâu 1: Sự phát sinh và phát triển của sự sống bao gồm những giai đoạn chính Câu 1: Sự phát sinh và phát triển của sự sống bao gồm những giai đoạn chính

A. tiến hoá học và tiến hoá tiền sinh học. B. tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.

C. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học. D. tiến hoá hoá học và tiến hoá sinh học.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng về giai đoạn tiến hoá hoá học?

A. Đầu tiên hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản rồi đến những phân tử hữu cơ phức tạp, những đại phân tử và hệ đại phân tử.

B. Chất hữu cơ được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên trong điều kiện khí hậu và địa chất của địa cầu nguyên thuỷ.

D. Cho điện thế cao phóng qua một hỗn hợp hơi nước, CO2, CH4, NH3... người ta thu được một số loại axit amin.

Câu 3: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã

A. tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học. B. hình thành mần mống những cơ thể đầu tiên.

C. tạo thành các côaxecva. D. xuất hiện các enzim.

Câu 4: Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các đại phân tử hữu cơ hình thành sự sống là

A. ATP. B. năng lượng hoá học.

C. năng lượng sinh học. D. năng lượng tự nhiên.

Câu 5: Quá trình phức tạp hợp chất cacbon trong giai đoạn tiến hoá hoá học là

A. C → CH → CHO → CHOS. B. C → CH → CHO → CHOP.C. C → CH → CHN → CHON. D. C → CH → CHO → CHON. C. C → CH → CHN → CHON. D. C → CH → CHO → CHON.

Câu 6: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN

ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì? A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.

B. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.

C. Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã. D. Sự xuất hiện axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống.

Câu 7: Theo quan điểm của Oparin thì nơi xuất hiện và phương thức dinh dưỡng của vật thể sống đầu tiên là

A. môi trường đất; dị dưỡng. B. môi trường nước; dị dưỡng. C. môi trường nước; tự dưỡng. D. môi trường đất; tự dưỡng.

Câu 8: Những nguyên tố phổ biến nhất chiếm 99% khối lượng cơ thể sống là

A. H, O, N, C. B. C, H, O, N, S, P.

C. C, H, O. D. C, H, O, N, P, S, Na, K.

Câu 9: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là

A. cacbohyđrat và lipit. B. prôtêin và cacbohyđrat. C. prôtêin và axit nuclêic. D. axit nuclêic và cacbohyđrat.

Câu 10: Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào sau đây?

A. Sinh sản và di truyền. B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào. C. Tổng hợp và phân giải các chất. D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.

Câu 11: Chất hữu cơ nào và quá trình nào có ý nghĩa qua trọng nhất đối với sự sống?

A. Axit nuclêic và quá trình phiên mã. B. Prôtêin và quá trình sinh tổng hợp prôtêin. C. Axit nuclêic và quá trình nhân đôi.

D. Glicôprôtêin và sự nhận biết các dấu chuẩn của tế bào trong cơ thể đa bào.

Câu 12: Trong khí quyển nguyên thuỷ của Quả Đất chưa có

A. Amôniac. B. Ôxy và rất ít nitơ.

C. Hơi nước. D. Xianôgen, Cacbon ôxit.

Câu 13: Milơ đã cho tia điện cao thế phóng qua hỗn hợp các chất nào sau đây để chứng minh quá trình tiến hoá

trên Trái Đất bắt đầu bằng tiến hoá hoá học?

A. CH4, N2, CO2, H2O. B. CH4, NH3, H2, H2O.C. CH4, O2, CO2, H2O. D. CH4, N2, CO, H2O. C. CH4, O2, CO2, H2O. D. CH4, N2, CO, H2O.

Câu 14: Từ thí nghiệm của Milơ và những thí nghiệm tương tự, ta có thể rút ra được nhận định nào?

A. Cho tia tử ngoại chiếu qua một hỗn hợp hơi nước, cacbon – ôxit, mêtan, amôniac… người ta thu được một số loại axit amin.

B. Chất hữu cơ phức tạp được tổng hợp từ các chất đơn giản trong điều kiện của địa cầu nguyên thuỷ. C. Cơ thể sống có tính phức tạp, đa dạng và đặc thù.

D. Các vật thể sống tồn tại trên quả đất là những hệ mở, cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic đặc trưng.

Câu 15: Sự tương tác giữa các loại đại phân tử nào dẫn đến sự hình thành các dạng sinh vật phức tạp như hiện

nay?

A. Prôtêin – lipit. B. Prôtêin – saccarit. C. Pôlinuclêôtit. D. Prôtêin – axit nuclêic.

A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hoá học. B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có hoặc có rất ít ôxi (O2).

C. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.

D. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit.

Câu 17: Quá trình làm cho ADN ngày càng phức tạp và đa dạng so với nguyên mẫu được gọi là

A. quá trình tích luỹ thông tin di truyền. B. quá trình biến đổi thông tin di truyền. C. quá trình đột biến trong sinh sản. D. quá trình biến dị tổ hợp.

Câu 18: Sự kiện quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm của chúng cho

thế hệ sau là

A. sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. B. sự hình thành màng lipôprôtêin. C. sự hình thành côaxecva. D. sự xuất hiện các enzim.

Câu 19: Cơ sở phân tử của tiến hoá là

A. các đơn phân có thể kết hợp với nhau thành các phân tử đa phân. B. quá trình trao đổi chất và sinh sản.

C. prôtêin có chức năng đa dạng.

D. quá trình tích luỹ và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 20: Trong điều kiện hiện nay của Trái Đất, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?

A. Được tổng hợp trong các tế bào sống. B. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên. C. Quang tổng hợp hay hoá tổng hợp. D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học.

Câu 21: Chất hữu cơ đầu tiên có khả năng tự tái bản và xúc tác là

A. ARN. B. lipit. C. prôtêin. D. ADN.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?

A. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là những dấu hiệu không có ở vật thể vô cơ.

B. Phân tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác nên cấu trúc đặc trưng của ADN luôn luôn ổn định qua các thế hệ.

C. Sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của hợp chất cacbon dẫn đến sự hình thành hệ tương tác các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.

D. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại vật chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic.

Câu 23: Ngày nay sự sống không còn được hình thành theo phương thức hoá học vì

A. thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết.

B. nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì lập tức sẽ bị các vi sinh vật phân huỷ.

C. ngày nay trong thiên nhiên chất hữu cơ chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong cơ thể sống. D. Cả A và B.

Câu 24: Sự phát sinh sự sống là kết quả của quá trình nào sau đây?

A. Tiến tiền sinh học. B. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học. C. Tiến hoá sinh học. D. Tiến hoá lí học, tiến hoá tiền sinh học.

Câu 25: Tiến hoá tiền sinh học là quá trình

A. hình thành các pôlipeptit từ các axit amin. B. hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên. C. các đại phân tử hữu cơ.

D. xuất hiện các nuclêôtit và saccarit.

Câu 26: Cơ thể sống xuất hiện đầu tiên thuộc sinh vật nào sau đây?

A. Động vật. B. Thực vật. C. Nấm. D. Nhân sơ.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác về các vật thể sống tồn tại trên Trái Đất?

A. Trao đổi chất với môi trường và sinh sản là những dấu hiệu có ở vật thể vô cơ.

B. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại vật chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic.

C. ADN có khả năng nhân đôi chính xác. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của nhiều loại tác nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, cấu trúc đặc trưng của ADN có thể thay đổi.

D. Cơ thể sống là một hệ mở cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic đặc trưng, có khả năng tự đổi mới, tự điều chỉnh và tích luỹ thông tin di truyền.

A. Sự xuất hiện các enzim.

B. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic. C. Sự tạo thành các côaxecva.

D. Sự hình thành màng và sự xuất hiện cơ chế tự sao chép.

Câu 29: Sự hình thành cấu trúc màng từ prôtêin và lipit ở các giọt côaxecva trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học

có vai trò

A. giúp các giọt côaxecva thực hiện việc trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc. B. giúp quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ diễn ra nhanh chóng.

C. chuyển côaxecva từ dạng chưa có cấu trúc tế bào thành dạng đơn bào. D. ngăn cách côaxecva với môi trường.

Câu 30: Sự xuất hiện các enzim trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học có vai trò

A. là bước tiến bộ quan trọng trong giai đoạn tiến hoá tiền tế bào.

B. làm cho quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn.

C. là sự kết hợp các phân tử prôtêin với các ion kim loại tao thành các chất xúc tác hoá học trong tế bào. D. thúc đẩy quá trình trao đổi chất giữa giọt côaxecva với môi trường xung quanh.

Câu 31: Những cơ thể sống đầu tiên có đặc điểm nào?

A. Cấu tạo đơn giản – Dị dưỡng - Yếm khí. B. Cấu tạo phức tạp – Tự dưỡng – Hiếu khí. C. Cấu tạo đơn giản – Tự dưỡng – Hiếu khí. D. Cấu tạo đơn giản – Dị dưỡng – Hiếu khí.

BÀI 33. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤTCâu 1: Hoá thạch có ý nghĩa trong nghiên cứu sinh học và địa chất học như thế nào? Câu 1: Hoá thạch có ý nghĩa trong nghiên cứu sinh học và địa chất học như thế nào?

A. Hoá thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất và lịch sử diệt vong của sinh vật. B. Hoá thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất.

C. Hoá thạch là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất và lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật.

D. Hoá thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử phát sinh, phát triển của sinh vật.

Câu 2: Để xác định tuổi tuyệt đối của các hoá thạch có độ tuổi khoảng 50000 năm người ta xử dụng phương pháp

đồng vị phóng xạ nào?

A. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ cacbon 14. B. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ nitơ 14.

C. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ urani phôtpho 32. D. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ urani 238.

Câu 3: Việc phân định các mốc thời gian địa chất căn cứ vào

A. tuổi của các lớp đất chứa các hoá thạch.

B. những biến đổi về địa chất, khí hậu, hoá thạch điển hình. C. lớp đất đá và hoá thạch điển hình.

D. sự thay đổi khí hậu.

Câu 4: Sắp xếp đúng thứ tự các đại địa chất là

A. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh. B. đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. C. đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. D. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

Câu 5: Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là

A. Cambri → Ocđôvic → Xilua → Đêvôn → Than đá → Pecmi. B. Cambri → Xilua → Đêvôn → Pecmi → Than đá → Ocđôvic. C. Cambri → Xilua → Than đá → Pecmi → Ocđôvic → Đêvôn. D. Cambri → Ocđôvic → Xilua → Đêvôn → Pecmi → Than đá.

Câu 6: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là gì?

A. Thực vật có hạt xuất hiện.

B. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật. C. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.

D. Sự xuất hiện bò sát.

A. Pecmi. B. Xilua. C. Đêvôn. D. Than đá.

Câu 8: Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại trung sinh là

A. Tam điệp → Phấn trắng → Giura. B. Phấn trắng → Giura → Tam điệp. C. Tam điệp → Giura → Phấn trắng. D. Giura → Tam điệp → Phấn trắng.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Giura?

A. Bò sát cổ ngự trị. B. Cây hạt trần ngự trị. C. Phân hoá chim. D. Xuất hiện cây hạt kín.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ phấn trắng?

A. Sâu bọ phát triển.

B. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ. C. Tiến hoá động vật có vú.

D. Xuất hiện thực vật có hoa.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ tam điệp?

A. Cá xương, bò sát phát triển. B. Cây hạt trần phát triển. C. Xuất hiện động vật có vú. D. Phân hoá côn trùng.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của đại Trung sinh là

A. sự xuất hiện thực vật Hạt kín. B. sự phát triển ưu thế của Hạt trần và Bò sát. C. sự xuất hiện Bò sát bay và Chim. D. cá xương phát triển, thay thế cá sụn.

Câu 13: Thực vật có hoa xuất hiện vào đại nào sau đây?

A. Đại Cổ sinh. B. Đại Trung sinh.

C. Đại Tân sinh. D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Đệ Tam?

A. Cây hạt kín phát triển mạnh. B. Chim và thú phát triển mạnh. C. Phát sinh các nhóm linh trưởng. D. Xuất hiện loài người.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây xuất hiện ở kỉ Đệ Tứ?

A. Ổn định hệ thực vật. B. Ổn định hệ động vật. C. Sâu bọ phát triển mạnh. D. Xuất hiện loài người.

Câu 16: Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây?

A. Đại Cổ sinh. B. Đại Tân sinh.

C. Đại Trung sinh. D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ.

Câu 17: Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài người xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài A. Homo erectus. B. Homo habilis.

C. Homo neanderthalensis. D. Homo sapien.

BÀI 34. SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

Một phần của tài liệu THỬ SỨC TRƯỚC KÌ THI ĐH -CĐ 2009 MÔN SINH HỌC (Trang 71 - 76)