CỦA VIỆC DẠY ĐẠO SAI LẦM (Đã đăng ở HOA THANH BÁO)
*****
Ba mươi năm trước, những người còn ở lứa tuổi thanh niên và thiếu nữ, nay đã thành những ông, bà cụ của đám cháu.
Nước Mỹ có một vị học giả, tính hâm mộ tôn giáo nên nghiên cứu học hỏi và hiểu biết rất nhiều về giáo lý các tôn giáo. Ông thấy được Phật pháp có nhiều điều diệu mầu, nên lìa gia đình xuất gia tu Phật, pháp danh SOMANKALA. Ông ra sức tìm kiếm bảo vật của Phật giáo, bằng cách tìm tòi, đào xới khắp hết biển Phật pháp để mong mỏi được cái mà ông muốn. Vết chân ông đã đi khắp cả Đông Nam và Đông Bắc châu Á, những khu vực Phật giáo đều không bỏ sót. Nghe nói chỗ nầy có vị cao tăng, liền chẳng ngại xa xôi tìm đến thành khẩn cầu pháp; nghe được chỗ nọ có ngôi chùa danh tiếng, dị nhân ở đó, ông cũng băng đèo vượt suối , vượt biết bao chướng ngại, chẳng quản gian lao đến xin khai thị …
Trải suốt tám năm như thế, mà ông vẫn không thu hoạch được cái như ý : pháp môn GIẢI THOÁT !
Sau cùng, ông đành dứt bỏ áo cà-sa, ngậm ngùi tức tối than:- “Phật giáo đã làm tôi thất vọng vô cùng !”. Và sau đó, không ai còn thấy ông nhắc nhở gì đến việc tu học, mọi người cũng lãng quên ông dần.
Có thật Phật giáo không có cái tốt đẹp quí báu là pháp môn giải thoát để cho ông áp dụng tu hành không ?
Tôi nghĩ rằng, chắc chắn có, nhưng tại ông chưa tìm ra đúng chỗ. Trong quyển Giải Thoát Học, tôi đã bày tỏ ý kiến không đồng tình với câu nói của một cổ đức :- “Ba tạng, mười hai bộ kinh của Phật giáo, chỉ là đôi giày rơm mục nát !”, mà theo tôi, Phật pháp như biển cả. Nói thế, không có nghĩa là bất cứ vật gì trong biển đó đều là vật quí báu hết đâu. Chỉ có những ai được cặp mắt sáng, tiến vào biển cả, chẳng cần phí sức, vẫn có thể thu hoạch vật báu dễ dàng. Do vậy, chẳng trách sao xưa nay, trong và ngoài nước, có rất nhiều người, trọn đời mò tìm trong đáy biển, chỉ rờ nhằm toàn là đá cuội, rong biển và gỗ mục. Vị pháp sư Somankala nói trên, không tìm thấy vật báu trong mắt tâm của ông, biết đâu chẳng do duyên ông chưa đủ. Phải tin rằng, trong mười bước ắt có cỏ thơm (thập bộ chi nội, tất hữu phương thảo). Phật giáo đường đường thế nầy, lẽ nào lại không có “đại thiện tri thức” ?
Thật ra, không phải là không có mà là “ít có” thôi, nhất là trong thời kỳ mạt pháp nầy, thiện tri thức tầm cỡ thứ thiệt rất hiếm hoi . Nguyên nhân chính là vì đã bao đời qua, Phật pháp xen vào rất nhiều sự hướng dẫn, dạy đạo sai lầm, khiến cho bộ mặt Phật giáo ngày nay đã thành “DIỆN MẠO TOÀN PHI” (mặt mày méo mó).
Hướ`ng dẫn và dạy đạo sai lầm đã tiêm biết bao độc tố vào cơ thể Phật giáo, hôm nay đã thành những di chứng đáng kể:-
1/- Người tu hành Phật pháp, không còn được những phương pháp lóng trong vũ trụ cảm giác, không thoát ra khỏi sự rối loạn của TỰ NGÃ, nên không phát khởi được phước huệ, không thể ra khỏi luân hồi sanh tử.
2/- Giáo hội và đoàn thể tăng sĩ không được yên ổn, tứ chúng mặc ý kinh doanh, dùng mưu sâu kế độc tiêu diệt lẫn nhau để tranh danh đoạt lợi.
3/- Phật gióa không có cách phát huy được tính ưu việt, ích lợi cụ thể cho việc tu Phật là “hiện tại lạc trú” và “cứu cánh giải thoát”, nên không được các nhân sĩ coi trọng, xã hội sùng bái. Có nguy cơ dẫn đến tiêu diệt vì trào lưu lớn của lịch sử đào thải.
4/- Chúng sinh khó thấm nhuần được ân quang của Như Lai. Không đủ sức để phân biệt phải trái, làm việc điên đảo, chìm sâu vào bể khổ, chẳng thể tự mình thoát ra khỏi.
Ai cũng công nhận rằng, Phật giáo đã có lịch sử rực rỡ hơn 2.500 năm, nhưng cũng không thể chối bỏ việc bị ô nhiễm phần nào nên có rác rến trong đó. Đó là điều tât yếu không thể tránh khỏi !
Nhưng quan trọng là chúng ta đừng để cho những thứ rác rến ấy che lấp chân lý, chính pháp bị hiểu một cách méo mó, lệch lạc; nhất là không bao giờ tìm cách biện hộ , mỹ hóa những thứ rác rến đó để di hại lâu dài về sau, như những thứ mà hiện nay ta đang phải chịu đựng của lớp trước.
Những pháp môn và người hướng dẫn, dạy đạo sai lầm, hầu hết đều được phủ một chiếc áo choàng bên ngoài tốt đẹp, hoặc một “chiêu bài chữ vàng”, làm hoa mắt những kẻ sơ cơ. Do đó, tốt nhất là khi tu học Phật pháp, nên tránh việc “sùng bái Ngẫu Tượng” và chấp nhận quan điểm “thiểu số phải phục tùng đa số” một cách máy móc, khi chưa nắm vững lẽ thật.
Điều trọng yếu nhất của Phật giáo là “PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH”. Những sai lầm trên mặt lý luận sẽ được dễ dàng nhận ra khi kiểm chứng bằng pháp tu. Cho nên, pháp tu đã sai lầm thì hậu quả mất mát cho chúng sinh thật không thể nào lường được !
Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni sợ rằng sau khi Ngài nhập diệt , có số ngoại đạo giả mạo danh nghĩa Phật, đưa ra “Kinh giả” hay “Pháp ác” thẩm thấu vào Phật giáo, làm thay đổi cả hai mặt hình thức và chất lượng, có thể khiến cho đệ tử Phật cực khổ tu hành mà không đạt được kết quả tốt chút nào ! Do đó, Ngài đã hết sức ân cần dặn dò tứ chúng, trong Kinh NIKAYA như sau:-
“Không nên cho rằng những lời ta giảng dạy các ngươi là đầy đủ quyền uy, bắt buộc các ngươi phải nhất định tuân theo và thực hành.
Chẳng nên vì tuổi tác ta lớn hơn, mà không thể không tiếp thu.
Cũng không nên tiếp thu y hệt tất cả những lời ta vì các ngươi mà nói ra, mà phải căn cứ vào kinh nghiệm chính bản thân mình, chứ không phải chỉ ỷ lại vào ta. Điều đó cũng có nghĩa là, chẳng nên tin tưởng, ỷ lại vào người khác, vì những cái người khác cho, dù nói cho các ngươi cũng chỉ là “cái của họ”, không phải là “cái của các ngươi” !”
Trong Kinh Kim cang có đoạn nêu :-
“Nầy Tu-Bồ-Đề ! Ngươi đừng có ý nghĩ rằng, ta hiện nay đang thuyết pháp. Đừng có nghĩ như thế. Vì cớ sao ? Nếu có người bảo, Như Lai có nói pháp, tức là đã hủy báng Phật !” Qua hai đoạn kinh dẫn chứng trên đây, đủ thấy đức Phật hết sức từbi, lúc nào cũng nhằm vào sự lợi ích cho chúng sanh làm trước nhất, không chấp nhận việc người khác sùng bái Ngài một cách mù quáng , để tránh những giáo điều cứng nhắc có thể gây hại cho chúng sinh đời sau nầy.
Hiện nay, chúng ta hãy phân tích chỗ sai lầm của những pháp tu trong Phật giáo, xuất phát từ chỗ hướng dẫn, ạy đạo sai lầm mà ra :-
1/-PHÁP QUÁN TƯỞNG:- Là pháp thuần tạo ra huyễn giác, thứ tối kỵ cho người tu Phật. Thế mà hiện nay, trong Phật giáo đại thừa, các tông : Duy Thức, Tịnh Độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Thiền Tông, và Mật Tông đều bị pháp quán tưởng nầy thẩm thấu vào. Lẽ nào, tất cả đều quên đi nguyên tắc cơ bản của Phật giáo là “TRỊ TÂM BỆNH” ? Cho dù cả khi pháp nầy mang đến kết quả rất giống, rất diệu, thì cũng chỉ là :-
“Một vầng mây trắng che miệng hang, Bao nhiêu chim bay mờ mịt tổ”
Chúng tôi thường bảo mọi người rằng :- “Nếu quán tưởng mà thành được sự thật , thì cả thế gian nầy sẽ không còn tai ươgn nạn lớn nào nữa, bất cứ nơi nào cũng đều đã đầy đủ, giàu có,sung sướng, yên ổn, hòa bình rồi ! Vì khi đói, ta quán tưởng được bánh mì, cơm gạo; lúc nghèo túng ta quán tưởng ra được tiền bạc…như thế là có đủ các thứ rồi, cần gì phải ra sứckinh doanh. Đem hết tâm huyết ra mà cạnh tranh, giựt giành, chém giết nhau làm gì …?”
2/-PHÁP ĐẾM HƠI THỞ:- (Sổ tức) Hai mắt hơi khép lại, đếm hơi thở ra, vào, đếm đến 10 thì trở lại 1, cứ liên tục đếm như thế.
Hoặc một biến thể khác, chỉ theo dõi hơi thở ra, vào mà không đếm số; hoặc trụ tâm ở mũi theo dõi hơi thở vào, ra. Tông Thiên Thai còn đưa ra Lục Diệu Pháp Môn, dạy người dụng công quán tưởng, hơi hít vào như một dòng nước mát, chảy vào phổi rồi lan ra khắp thân thể, để tẩy sạch các chỗ dơ bẩn trong thân…
Những vị phổ biến và thực hành pháp tu nầy , đã quên mất, điều chủ yếu nhất của Phật pháp là trị cho hết những sự điên cuồng của TÂM LINH ? Chúng tôi thường nói với
những vị nầy là :- “Công phu như vậy là gãi không đúng vào chỗ ngứa, vì chưa đụng đến chỗ bệnh hoạn của TÂM LINH !”. Quí vị ấy phản đối kịch liệt và phê phán tôi.
“Pháp tu nầy là do Phật, Tổ dạy bảo từ lâu, phàm phu chúng ta sao lại dám sửa đổi, chê bai nó ?”
Tôi hỏi lại:- “Mục đích của quí vị tu pháp nầy để làm gì ?”
Họ đồng thanh đáp :-“Để tu ĐỊNH ! Hễ Định lâu thì huệ được sanh ra. Huệ có thì thần thông sẽ phát ra”.
Tôi kết luận :- “Quí vị công nhận rằng, hễ tâm linh có niệm thì là LOẠN, còn tâm linh không niệm thì là ĐỊNH chăng ? Quả thật là công phu của quí vị có bảo đảm lìa tất cả niệm được chăng ?”.
Tất cả những vị ấy trừng mắt nhìn tôi không đáp !
3/-PHÁP QUÁN LỬA:- Có hai cách, quán lửa của ngọn đèn cầy và quán đóm lửa của đầu cây nhang đang cháy. Người dụng công thắp một ngọn đèn cầy hoặc đốt một cây nhang, ở trong phòng tối che bít các khe, chỗ có ánh sáng, tập trung sức nhìn chăm chú vào đóm lửa, không chớp mắt. Họ cho như thế là:-“chế tâm một chỗ, không việc gì chẳng xong” (chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện).
Nhưng rõ ràng, công phu nầy đâu có dính dáng gì đến việc tiêu trừ vọng tưởng của TÂM LINH ! Bởi vì vọng tưởng phát sinh từ tâm chứ đâu phải phát sinh ở đóm lửa, cái trong cái ngoài khác hẳn nhau. Hướng tâm ra ngoài như thế chỉ là công việc mệt mỏi, phí uổng thời giờ !
4/- PHÁP LAU QUÉT:- (Phất thức pháp) Đây là pháp do đại sư Thần Tú lưu truyền, theo bài kệ dụng công của ông như sau:-
“Thân là cội bồ-đề, Tâm là đài gương sáng. Hàng giờ thường lau chùi, Chớ để dính bụi bặm”.
Đây chính là chỗ ứng dụng pháp “hồi quang phản chiếu” chủ trương không sợ niệm dấy lên, mà chỉ sợ biết nó chậm. (bất phạ niệm khởi, chỉ phạ giác trì) Hễ niệm dấy liền biết, biết liền không theo, tức là vô niệm. Dù niệm chánh, niệm tà nào dấy lên trong tâm, cũng đều phải quét sạch hết, như thế mới mong thấy được “bản lai diện mục”.
Hẳn nhiên, mục đích của pháp nầy là quá hay, không thể chê trách chỗ nào được, nhưng kỹ thuật dụng công thì phải cần phân tích, nghiên cứu lại, vì đã có biết bao người tu theo pháp nầy bị rụng lông gãy ánh rồi !Nguyên nhân thất bại là vì chỉ có sử dụng “PHẦN KIẾN” (tức là năng kiến phần). chứ chưa chủ động phối hợp với “PHẦN TƯỚNG” (tức hiện tướng phần, tức là Niệm). Công phu hoàn toàn ở thế bị động, một tay không thể với tới trời, một chân không thể bước đi cho vững.
Do đó, đối với những vị công phu theo pháp nầy, đối với những thứ vọng tưởng đáng ghét đó, mà “chặt thì không đứt, gỡ càng thêm rối” . Những sự việc đã qua, cứ ngoan cố hiện lên, ào ạt tràn tới không cách gì ngăn chận nổi. Không thể nào chỉ tu như thế mà được vô niệm cả !
Cách khắc phục duy nhất là, dùng cách chủ động mặc niệm câu Phật hiệu (A-Di-Đà Phật, Dược Sư Như Lai, Quán Âm Bồ Tát v.v…) trong khi nhắm kín hai mắt, để tạo ra “phần tướng”. Rồi kết hợp dùng sức chú ý (phần kiến) chăm chú nhìn vào chỗ phát ra câu niệm đó (điểm niệm Phật). Như thế. Dù người mới bắt đầu công phu, cũng chỉ mất khoảng năm phút là đạt được “nhất tâm bất loạn” rồi, mà đó là chỗ đến của người tu theo Tịnh Độ hết sức mong mỏi.
5/- PHÁP MẶC KỆ:- (Nhậm do pháp) Pháp nầy chính là do những người bị thất bại trong khi áp dụng pháp lau quét trên, biến cải ra.
Được minh họa như sau:- Giống như một ông chủ quán trọ, ngồi trên quầy bục cao, nhìn các khách trọ đi, đến, một cách thản nhiên. Dù ông A quen, chị B lạ, cũng mặc kệ họ đến, họ đi, chẳng đưa chẳng đón gì ai cả ! Pháp nầy lại được “văn nghệ hóa” bằng hai câu:- “Thanh sơn vĩnh bất động, 青山永不動
Bạch vân tự khứ lai “ 白雲自去來
(núi xanh mãi chẳng động, mây trắng tự lại qua)
Chỗ khác nhau với pháp lau quét là, một bên chú ý quét trừ vọng tưởng, một bên là không can thiệp vào nó. Thực ra pháp nầy cũng chẳng tránh được khuyết điểm của pháp lau quét (một tay vỗ chẳng kêu), nên thực hành cũng chẳng đạt được kết quả gì !
6/-PHÁP PHỒNG XẸP:- (Phù trầm pháp) Chú ý chỗ da bụng phồng lên, xẹp xuống khi hít vào, thở ra, theo câu thiệu ghi nhớ :- “phồng lên hai cái, xẹp xuống hai cái”. Pháp nầy lại được trang bị thêm pháp phụ là , mỗi mỗi động tác đưa tay, giơ chân, ăn cơm, mặc áo… đều bắt tâm hết sức chú ý vào công việc đó, không cho phút giây nào để tâm rong chạy ra ngoài.
Pháp nầy hiện nay rất phổ biến ở khu vực quanh INDONESIA. Nhưng rõ ràng, không cần phải tiên tri tài ba gì, cũng biết chắc là họ không thể nào đạt đến mục đích vô niệm cả, vì hai lỗi:-
-Một là, chú ý vào da bụng phồng xẹp lúc công phu là đã “tu ngoài tâm”, dù là cũng muốn đạt mục đích chế tâm nhất xứ như pháp quán lửa.
-Hai là, khi áp dụng công phu phụ trợ, không đạt yêu cầu chế tân một chỗ, mà là chế tâm mọi chỗ (chế tâm xứ xứ).
Thậ là một pháp “trật đường rầy” !
7/- PHÁP NIỆM PHẬT:-Đây là pháp có từ đời nhà Tấn, do Đại Sư Huệ Viễn khởi xướng,.Về sau, nó rất thịnh hành và phổ biến , được hoan nghênh nhiều nhất trong Phật giáo đại thừa.
Pháp nầy yêu cầu thật hết sức giản đơn, chỉ cần niệm Phật liên tục trong miệng, tương lai sẽ được vãng sanh về thế giới Cực Lạc ở Tây phương. Lại nữa, dù bao đời và ngay cả hiện kiếp có tạo ác nghiệp đến đâu đi nữa, cũng đều có thể “đới nghiệp vãng sanh” (mang theo nghiệp mà được vãng sanh) . Còn gì dễ dàng hơn !
Sự thật có phải chắc chắn như thế không ?
Người tu pháp môn nầy khẳng định, đã có 3 quyển “Tịnh Độ thánh hiền lục” làm bằng chứng, giấy trắng mực đen chứng cớ xác tín rõ ràng, sao còn dám hoài nghi ? Vô hình trung, pháp nầy giống hệt như “HỄ AI TIN, THÌ ẮT ĐƯỢC CỨU RỖI” của tôn giáo khác. Hai bên có quan hệ, dính mắc nhau rất khắng khít !
Suy cho cùng, kết quả thu hoạch được của pháp môn Tịnh Độ, chỉ là được một số quả lành do phước đức niệm Phật mang lại. Nếu chỉ có niệm Phật trong miệng hay dù lần chuỗi để ghi sổ đi nữa, mà được kết quả vãng sanh, e rằng quá tiện lợi dễ dàng chăng ? Người tu Tịnh mạnh dạn bảo:-“Chúng tôi niệm Phật là phối hợp với 48 câu nguyện của đức Phật A-Di-Đà . Khi trút hơi thở cuối cùng, chắc chắn Ngài sẽ đem chúng tôi sang Tây phương Cực Lạc. Nguyện lớn của Ngài đã phát, lẽ nào lại nuốt lời sao ?”
Muốn chứng minh tính chính xác thực, chúng ta sẽ nói sau.
Riêng chúng tôi thì hết sức mong mỏi là Phật A-Di-Đà tuyệt đối không sai hẹn, lại mong rằng Ngài đã từ bi xót thương thì hãy thương cho trót, gọt thì gọt cho trơn. Nghĩa là xin