NGƯỜI TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận (Trang 88 - 90)

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG THANH LONG BÌNH THUẬN

NGƯỜI TIÊU DÙNG

Có đến 91,3% người bán lẻ được hỏi nói rằng họ không có bất kỳ hình thức sơ chế nào sau khi mua hàng sẽ bán cho người tiêu dùng luôn, 8,7% còn lại nói rằng họ có cắt tỉa, rửa làm cho quả thanh long đẹp hơn.

Đóng gói và dán nhãn

Người bán lẻ không có hình thức đóng gói, dán nhãn nào cho thanh long, khi bán hàng cho người tiêu dùng họ sử dụng túi nylon để đựng trái.

Bảo quản, tồn trữ

Người bán lẻ luôn muốn giữ cho trái thanh long của mình trông tươi ngon, đẹp mắt trước người tiêu dùng và không bị hỏng, vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Họ thường xịt nước suốt ngày. Một số họ dùng hóa chất để giữ tươi lâu hơn. Tất cả người bán lẻ đều bảo quản thanh long trong điều kiện thường.

Hao hụt

Hao hụt cho vận chuyển từ người bán sỉ đến người bán lẻ không được chú ý tính toán bởi cũng không đáng kể do họ bán hàng ngay tại nhà hoặc khoảng cách vận chuyển ngắn. Họ chỉ ước chừng hao hụt trong phân loại lại và tồn trữ trong khi buôn bán như sau:

- Hao hụt khi phân loại lại: biến động khoảng 5 % - Hao hụt trong tồn trữ trung bình từ 2-5 %

Như vậy người bán lẻ là người phải chịu hao hụt nhiều hơn cả trong toàn chuỗi cung ứng, tổng hao hụt lên tới khoảng 7-10% chủ yếu do hao hụt trọng lượng và thối nhiều khi quả được bán khá chậm.

2.2.5.3 Hợp đồng và thanh toán

Người bán lẻ mua hàng từ chợ sỉ thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc trả chậm trong vòng 1-2 ngày, nếu quen biết lâu dài có thể nợ đến 1 tuần khi khó khăn về vốn.

Bán hàng cho người tiêu dùng người bán lẻ sẽ nhận tiền ngay.

2.2.5.4 Lợi nhuận

Người bán lẻ sau khi mua hàng từ các chợ sỉ họ phân loại lại chất lượng, vì vậy giá bán cũng khác nhau tùy theo chất lượng phân loại. Trong 2 ngày đầu giá bán được khá cao do thanh long còn ngon và bắt mắt đối với người tiêu dùng, đến ngày thứ 3 thứ

4 do không có hình thức bảo quản thì thanh long đã trở nên héo, nếu không bán hết sẽ bị thối và không còn sử dụng được nên giá bán thấp hơn hai ngày đầu, có khi không bán được phải đem bỏ đi hoặc bán với giá thấp hơn giá mua nhiều.

Về chi phí, người bán lẻ chỉ chịu chi phí vận chuyển, thuế kinh doanh, và chi phí bao nylon. Sau khi trừ chi phí người bán lẻ thường có lời 500-700VND/kg.

2.2.5.5 Khó khăn của người bán lẻ

* Chất lượng sản phẩm không ổn định: Họ cho rằng hình thức bên ngoài có thể tốt, nhưng trái chua còn nhiều nên hay bị người tiêu dùng phản ánh và khó bán. Sở dĩ chất lượng thanh long tiêu thụ nội địa không được cao vì hầu như sản phẩm tốt đều được dành để xuất khẩu.

* Tồn trữ, bảo quản: Người bán lẻ là người gặp khó khăn nhất trong khâu tồn trữ và bảo quản thanh long vì họ phải trải qua một thời gian rất lâu mới bán hết sản phẩm. Tỷ lệ bị hỏng đôi khi khá cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w