3.1 Kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư ở Mỹ
Tuy quỹ đầu tư ra đời đầu tiên ở Hà Lan, nhưng loại hình này lại phát triển mạnh mẽ nhất ở thị trường chứng khoán Mỹ. với tư cách là một thị trường đã phát triển, loại hình quỹ đầu tư ở Mỹ mang một số đặc trưng riêng của nó nhưng vẫn có giá trị để chúng ta học hỏi và phát triển loại hình này ở Việt Nam. Một số đặc điểm nổi bật của nó như sau:
Mô hình hoạt động chiếm ưu thế của các quỹ đầu tư theo mô hình công ty: có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm Hội Đồng Quản Trị quyết định tất cả các hoạt động đầu tư và đứng ra thuê công ty quản lý quỹ, ngân hàng
giám sát thực hiện các giao dịch. Đồng thời, với sự phát triển rất dài và bền vững của thị trường chứng khoán Mỹ, loại hình Quỹ mở được ưu thích hơn do tính thanh khoản cao của các chứng chỉ quỹ ở dạng này. Hệ thống tổ chức quỹ đầu tư chặt chẽ, với việc phân công trách nhiệm rõ
ràng phù hợp với trình độ quản lý và mục đích đầu tư đã tạo tiền đề cho các quỹ hoạt động hiệu quả hơn ở Mỹ.
Bên cạnh đó, với một hệ thống pháp luật được quy định rõ ràng, đặc biệt có các điều khoản nhằm bảo vệ nhà đầu tư, nhằm tạo tính an toàn thu hút nhà đầu tư sử dụng tiền của mình để đầu tư vào quỹ.
3.2 Kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư ở các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan
3.2.1 Hàn Quốc
Quỹ đầu tư ở Hàn Quốc được hình thành từ năm 1969, và mô hình hoạt động ở dạng tín thác tồn tại chủ yếu. Một lý do dễ thấy là để huy động vốn lớn phát triển kinh tế trong ngắn hạn, ổn định thị trừơng chứng khoán cho hoạt động đầu tư gián tiếp.
Một đặc trưng dễ thấy ở thị trường chứng khoán Hàn Quốc là các công ty quản lý Quỹ sẽ đảm nhiệm luôn việc bán chứng chỉ Quỹ cho công chúng qua hệ thống chi nhánh của công ty. Ưu điểm của hình thức này là quỹ đầu tư ít chịu ảnh hưởng của công ty chứng khoán giảm chi phí giao dịch dẫn đến phát triển quỹ đầu tư hơn.
3.2.2 Thái Lan
Uỷ ban chứng khoán hoạt động hiệu quả độc lập trong công tác của quỹ đầu tư. Kênh phân phối của quỹ đầu tư liên kết mạnh mẽ với các ngân hàng thương mại là một kênh phân phối rộng rãi ở thị trường mới nổi, các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với việc mua bán chứng chỉ quỹ.
Một điều kiện phát triển quỹ đầu tư cũng giống với thị trường chứng khoán đã phát triển ở Mỹ là các văn bản luật và các quy chế pháp luật điều chỉnh hoạt động của quỹ đầu tư không ngừng được hoàn thiện tạo tiền đề cho sự phát triển. Đặc điểm nổi bật là việc ưu tiên liên doanh nước ngoài để lập quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ nhằm tranh thủ vốn và kỹ năng kinh nghiệm của đối tác nước ngoaì.
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực hoạt động quản lý quỹ đầu tư.
3.3 Một số bài học rút ra cho việc phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam
Điều kiện để phát triển quỹ đầu tư là phải thu hút đông đảo các nhà đầu tư cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi, họ cần có một kiến thức nhất định về kinh doanh chứng khoán, tuy nhiên lại không thích trực tiếp kinh doanh. Vì thế, quỹ đầu tư cần có nhiều biện pháp để thu hút các nhà đầu tư chẳng hạn như tạo một danh mục đầu tư hấp dẫn, minh bạch thông tin để tạo niềm tin cho họ…
Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp phục vụ trong lĩnh vực này (nhân viên trong các công ty quản lý quỹ).
Do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nên mô hình hoạt động cần đuợc khuyến khích là mô hình quỹ đầu tư tín thác. Ở giai đoạn này cũng cần phát triển loại hình quỹ đầu tư dạng đóng với cơ cấu vốn ổn định giúp cho các tổ chức quản lý quỹ ít kinh nghiệm quản lý tốt hơn.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần có những ưu đãi về thuế để khuyến khích loại hình quỹ đầu tư phát triển tạo lập một kênh huy động và kênh đầu tư hấp dẫn cho thị truờng chứng khoán.
KẾT LUẬN
Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư là tất yếu khách quan và là sản phẩm trực tiếp của quá trình phát triển của phân công lao động xã hội đối với thị trường tài chính. Hoạt
động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn phát triển trên phạm vi quốc tế. Vì vậy, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam là mục tiêu của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nâng cao hình ảnh con hổ châu Á Việt Nam trên thế giới. Để thị trường chứng khoán có thể tăng trưởng bền vững và ổn định, trong giai đoạn hiện nay cần thiết có sự tham gia của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp giúp cho thị trường ổn định hơn, điều hòa các giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, do những đặc điểm và các nhân tố của việc thiết lập quỹ được hình thành từng bước, cho nên, ở giai đoạn đầu phải thành lập các quỹ đầu tư dưới dạng hợp đồng và tổ chức - quản lý theo mô hình đóng; đồng thời, việc thành lập công ty quản lý quỹ có thể bắt đầu từ mô hình công ty tư vấn đầu tư chứng khoán.
Phụ lục 1:
Số liệu NAV và tỷ lệ chiết khấu chứng chỉ quỹ so với NAV
VFMVF1
thang NAV
GIA THÍ ̣
TRƯỜNG CHIẾT KHẤU
1 16.970 7.90 53.45% 2 16.738 6.90 58.78% 3 15.423 7.10 53.96% 4 16.551 8.60 48.04% 5 18.690 9.40 49.71% 6 22.137 11.70 47.15% 7 21.521 12.70 40.99% 8 23.249 15.30 34.19% 9 26.669 16.20 39.26% 10 27.912 18.00 35.51% 11 29.158 15.70 46.16% 12 25.562 13.80 46.01% VFMVF4 NAV GIA THÍ ̣
TRƯỜNG CHIẾT KHẤU
1 8.527 4.70 44.88% 2 8.413 4.50 46.51% 3 7.582 4.60 39.33% 4 8.619 5.90 31.55% 5 9.221 6.70 27.34% 6 11.147 8.50 23.75% 7 10.899 8.40 22.93% 8 11.601 10.00 13.80% 9 13.779 10.50 23.80% 10 14.579 12.10 17.00% 11 15.392 11.30 26.59% 12 12.461 9.10 26.97%
PRUBF1
NAV
GIA THÍ ̣
TRƯỜNG CHIẾT KHẤU
1 7.920 3.90 50.76% 2 7.758 4.30 44.57% 3 7.732 4.20 45.68% 4 7.900 4.70 40.51% 5 8.113 4.70 42.07% 6 8.358 5.00 40.18% 7 8.285 5.00 39.65% 8 8.497 5.40 36.45% 9 8.879 5.30 40.31% 10 9.089 6.50 28.48% 11 9.482 6.10 35.67% 12 9.038 5.90 34.72% MAFPF1 NAV GIA THÍ ̣
TRƯỜNG CHIẾT KHẤU
1 4.414 3.40 22.97%2 4.305 2.90 32.64% 2 4.305 2.90 32.64% 3 3.596 3.00 16.57% 4 4.467 3.60 19.41% 5 4.795 3.70 22.84% 6 6.293 4.80 23.72% 7 5.847 4.60 21.33% 8 6.196 5.00 19.30% 9 7.382 4.80 34.98% 10 7.845 6.20 20.97% 11 8.605 5.90 31.44% 12 6.768 5.90 12.83%