Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, điều 1, 18.

Một phần của tài liệu luận văn_cơ sở kiến nghị và ban hành luật biểu tình của nước ta (Trang 46 - 49)

được thừa nhận và bảo vệ một cách chính thức bởi pháp luật Nhà nước. Qua đây, đại bộ phận quần chúng nhân dân sẽ cảm nhận rằng các quyền tự do, dân chủ, quyền con người của mình được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ, nên họ sẽ vui vẻ đón nhận và gắn bó nhiều hơn với Nhà nước, góp phần ổn định, phát triển đất nước.

Luật biểu tình là thước đo của sự tiến bộ xã hội, dưới góc nhìn của thế giới và các tổ chức nhân quyền, việc ban hành Luật biểu tình đánh giá sự phát triển vượt bậc về công tác hoàn thiện hệ thống pháp lý bảo vệ các quyền con người ở nước ta. Từ đây, thế giới sẽ có sự thay đổi cách nhìn nhận về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam sát lại gần hơn với các nước phát triển, đồng thời, khẳng định các mối quan hệ, giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế với các nước trên thế giới.

Đặc biệt, trong điều kiện hoàn cảnh của nước ta hiện nay phát sinh các vấn đề tranh chấp về chủ quyền biển, đảo với các nước láng giềng, việc ban hành Luật biểu tình sẽ là phương tiện, công cụ đấu tranh hiệu quả trong công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Vì chính Luật biểu tình sẽ cho phép quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình, phản đối trước các hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền quốc gia trên biển. Đây còn là điều kiện để biểu dương sức mạnh chung của dân tộc, nêu cao tinh thần đoàn kết của nhân dân trong nước trong lịch sử hàng ngàn năm. Không chỉ thể, các cuộc biểu tình phản đối trong nước sẽ có sức lan tỏa đến nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới, tạo thành các cuộc biểu tình ở các nước trong tiếng nói chung của dân tộc Việt Nam. Tranh thủ điều kiện này, chúng ta dễ dàng đấu tranh gây sức ép, buộc chấm dứt các hành đông xâm phạm chủ quyền của các nước.

3.2.3.2 Một số khó khăn và hướng khắc phục * Khó khăn

Trái với những thuận lợi, khi ban hành hành Luật biểu tình chúng ta dễ vấp phải một số khó khăn:

Quyền biểu tình của nhân dân được pháp luật nước ta thừa nhận từ rất lâu ở các bản Hiến pháp trước, thế nhưng, việc luật hóa vấn đề biểu tình và công tác quản lý trong lĩnh vực này là một điều mới mẻ đối với Nhà nước ta, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này, cho nên việc quản lý, giám sát hoạt động biểu tình trong thực tế sẽ nảy sinh nhiều bất cập.

Lợi dụng quy định về pháp luật biểu tình, các lực lượng chống đối sẽ kích động tạo nên các cuộc biểu tình trong quần chúng, nhằm gây rối, tạo bất ổn xã hội, từ đó gây sức ép và đòi quyền lợi về chính trị hoặc tiến hành lật đổ chính quyền nhân dân.

Nâng cao khả năng, trình độ của cán bộ quản lý, thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác quản lý, giám sát hoạt động biểu tình. Đặc biệt, chúng ta cần tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các nước có pháp luật về biểu tình phát triển để hoàn thiện quy định pháp luật trong nước, đồng thời, đảm bảo đầy đủ kinh nghiệm quản lý, giám sát hoạt động biểu tình cho cán bộ.

Khi xây dựng Luật biểu tình, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng các quy định, nhằm tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng pháp luật để gây rối. Đặc biệt, cần quy định các chế tài xử phạt khi vi phạm Luật biểu tình một cách nghiêm túc, các chế tài cần phải có tính chất răn đe đối với những ý đố xấu làm phương hại đến an ninh quốc gia.

KẾT LUẬN

Quyền biểu tình là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều này đã được thừa nhận trong hệ thống pháp luật quốc tế. Trong pháp luật Việt Nam cũng có quy định về vấn đề này thông qua các bản Hiến pháp. Đây là cơ sở vững chắc đảm bảo quyền biểu tình của công dân trong xã hội. Thực tế cho thấy biểu tình là một hoạt động cộng đồng mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia cũng như chủ thể được hướng tới, là một nét sinh hoạt chính trị tiến bộ, được diễn ra hầu như rộng khắp trên thế giới với nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Là một trong những hình thức thể hiện quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do hội họp thì biểu tình ngày càng được đông đảo mọi người trên thế giới lựa chọn như một phương thức thể hiện tiếng nói quan điểm của mình một cách công khai và hiệu quả nhất.

Tại Việt Nam, biểu tình vẫn chưa được cụ thể hóa trong đời sống, vẫn chưa có một văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp vấn đề này và quyền biểu tình của nhân dân đã bị bỏ ngỏ trong nhiều năm. Có thể hiểu đây là thái độ dè dặt của Nhà nước trước những hệ lụy xấu mà biểu tình có thể mang lại. Chính vì đây là một vấn đề phức tạp mang nhiều màu sắc chính trị lại có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh trật tự và ổn định của một quốc gia. Do đó, mà cần có những sự thận trọng nhất định trong quá trình xem xét vấn đề này dưới góc độ của những văn bản pháp luật. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì chính vì tính quan trọng và nhạy cảm của hoạt động biểu tình mà chúng ta lại nên sớm có những văn bản điều chỉnh vấn đề này. Bởi lẽ, có Luật biểu tình thì Nhà nước mới có thể quản lý, kiểm soát được biểu tình mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của người dân. Việc ban hành văn bản này lại càng chứng tỏ Nhà nước ta đang từng bước hoàn thiện dần hệ thống pháp luật quốc gia để phù hợp với mục tiêu xây dựng một nền pháp chế Xã hội chủ nghĩa mà cả nước đang ra sức xây dựng. Từ những nhận định về tính cấp thiết cần phải có văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động biểu tình. Người viết đã đưa ra kiến nghị cần thiết phải xây dựng và ban hành Luật biểu tình ở Việt Nam.

………..HẾT………

Một phần của tài liệu luận văn_cơ sở kiến nghị và ban hành luật biểu tình của nước ta (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w