DÒNG XIẾT MIỀN CẬN NHIỆT VÀ NHIỆT ĐỚI

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐỘNG LỰC NGUỒN NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HOÀN LƯU NHIỆT ĐỚI pot (Trang 25 - 30)

Trong miền cận nhiệt đới và nhiệt đới tồn tại và phát triển các dòng xiết phần trên, phần giữa và cả phần dưới tầng đối lưu (dòng xiết mực thấp).

Dòng xiết cận nhiệt mùa đông

Theo Krishnamurti dòng xiết cận nhiệt đới mùa đông là dòng xiết có tốc độ rất lớn (150-200kts) bao quanh Trái Đất một cách liên tục (hình 1.22). Ở Đông Nam Á đó là dòng xiết gió tây nhánh phía nam cao nguyên Tibet. Vào mùa đông khi có sự xâm nhập

lạnh vào miền nhiệt đới dòng xiết này mạnh lên, khi qua Hà Nội có thểđạt tới tốc độ gió 45 m/s.

Trục dòng xiết cận nhiệt đới trung bình nằm ở vĩ tuyến 27, 5oN, dao động trong khoảng 20-35oN. Hình 1.22 là kết quả phân tích đường đẳng tốc trung bình của dòng xiết cận nhiệt đới vào mùa đông 1955-1956. Cần lưu ý là tốc độở trung tâm lớn hơn so với giá trị trên bản đồ gió hợp thành cho tháng 1. Cùng với mỗi đợt xâm nhập lạnh từ cực, dòng xiết cận nhiệt lại mạnh lên do sự tăng cường của tính tà áp trước front lạnh, rìa xoáy nghịch lạnh.

Hình 1.22. Vị trí trung bình của dòng xiết cận nhiệt mùa đông Bắc Bán Cầu (1955- 1956).

Đường đẳng tốc tại mực 200mb vẽ qua 50kts. Vị trí trung bình của dòng xiết ở 27, 5oN.

Đường đẳng tốc 50kts qua Đà Nẵng và 100kts qua Hà Nội (Krishnamurti, 1961) Sự tồn tại và ổn định của dòng xiết gió tây nhánh phía nam cao nguyên Tibet còn

được coi là dấu hiệu mởđầu và kết thúc mùa đông synôp tại Đông Á. Khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11, tùy theo sự bắt đầu mùa đông hàng năm, dòng xiết gió tây nhánh phía nam cao nguyên Tibet xuất hiện và ổn định thì khi đó mùa đông synôp ở Đông Nam Á bắt đầu. Mùa hè synôp bắt đầu khi dòng xiết gió tây nhánh phía nam cao nguyên Tibet rút về phía bắc và ổn định tại đó. Trên hình 1.23 là mặt cắt gió vĩ hướng theo chiều thẳng

đứng trong các giai đoạn hình thành dòng xiết gió tây nhánh phía nam cao nguyên Tibet. Trong giai đoạn đầu (hình 1.23a) dòng xiết gió tây phát triển trên cao nguyên Tibet,

đường đẳng tốc 0m/s phân chia hai dải gió đông và gió tây nằm trên cao tại mực 350mb. Trong giai đoạn tiếp theo đường đẳng tốc 0m/s đã hạ thấp xuống tới mực 700mb. Cuối cùng phía nam cao nguyên Tibet xuất hiện dòng xiết gió tây ở mực 700mb (hình 1.23c).

a c

b

Hình 1.23.

Mặt cắt gió vĩ hướng: W: gió tây và E gió đông theo

chiều thẳng đứng dọc theo kinh tuyến 90oE qua

cao nguyên Tibet. Dòng xiết gió tây nhánh phía

nam hình thành theo trình tự biểu diễn trên các

hình a, b, c. Các số dọc theo trục hoành là chỉ số các trạm lấy số liệu để xây dựng mặt cắt gió.

Dòng xiết gió đông nhiệt đới mùa hè

Mùa hè tại mực 150-200mb phía nam cao áp Tibet là dòng xiết gió đông (hình 1.24) trong dải từ 10-15oN. Trục dòng xiết này gần mực 150mb, tách khỏi dải gió đông tầng bình lưu.

Từ hình 1.24, ta thấy phía bắc dọc theo vĩ tuyến 30-40oN là đới gió tây với dòng xiết (WJ) có tốc độ tới 45m/s với các sống và rãnh với biên độ lớn. Phía nam áp cao Tibet là hai dòng xiết gió đông (EJ) có tốc độ khoảng 30-40 m/s với khu vực hội tụ ởĐông Nam Á (CV) và khu vực phân kỳở trên châu Phi (CR).

Hình 1.24.

Đường dòng và đường đẳng tốc (kts, gió đông có dấu (-) tại AT200 (03-GMT ngày 25/7/1955).

Đường mũi tên là trục dòng xiết trong đới gió tây (WJ) và trong đới gió đông (EJ) với khu vực

cửa vào hội tụởĐông Nam Á (CV), cửa ra với khu vực phân kỳở châu Phi (CR) Koteswaran,

1958)

WJ

WJ

1.9 ÁP CAO CN NHIT TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ÁP CAO TIBET

Áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương và áp cao Tibet đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và biến đổi của thời tiết và đặc trưng khí hậu Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Áp cao Tibet quy định dòng xiết gió đông và sự phân kỳ dòng khí ở phần trên tầng đối lưu. Ở phần dưới tầng đối lưu, áp thấp Nam Á là nguyên nhân của sự hội tụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dòng khí. Áp cao cận nhiệt tây bắc Thái Bình Dương không chỉ quy định thời tiết ở nơi mà nó khống chế mà còn đưa không khí nhiệt đới biển, nóng ẩm vào miền Bắc Việt Nam theo tín phong đông nam và vào miền Nam Việt Nam theo tín phong đông bắc (phía nam vĩ tuyến 160N) gây thời tiết rất đặc trưng vào cả hai mùa gió mùa.

Áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương

Áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương là một phần của dải áp cao cận nhiệt tồn tại và hoạt động quanh năm. Vào mùa đông áp cao cận nhiệt thu hẹp lại về phía đông bắc Thái Bình Dương nhưng khi gió mùa đông bắc gián đoạn, bộ phận phía tây của áp cao cận nhiệt dịch chuyển sang phía tây về phía Đông Nam Á và đưa tín phong đông nam vào miền Bắc Việt Nam gây thời tiết ấm và nắng như trở về mùa hè.

Áp cao cận nhiệt là cao áp nóng tầm cao, theo chiều cao áp cao cận nhiệt phát triển, mở rộng phạm vi và lấn về phía lục địa Đông Nam Á, trong một số trường hợp có thể tới

Đông Ấn Độ. Trên mặt đất, áp cao cận nhiệt thường bao bởi đường đẳng áp 1010mb tuy không phải lúc nào cũng thể hiện rõ. Ở phần giữa tầng đối lưu (trên bản đồ AT500) áp cao cận nhiệt chia thành hai đơn thể: một ởĐông Thái Bình Dương một ở Tây Thái Bình Dương. Đơn thể phía Tây Thái Bình Dương lại có thể chia thành hai áp cao, giữa chúng là khu vực sống yếu hay khu vực đứt đoạn. Bão có thểđi qua khu vực sống yếu và di chuyển lên phía bắc. Vào mùa hè ở phần trên tầng đối lưu, tại mực 200mb ngoài áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương, trên cao nguyên Tibet còn có áp cao Tibet. Áp cao cận nhiệt ở Tây Thái Bình Dương có ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết và khí hậu Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do số liệu trên biển còn thưa thớt gây khó khăn cho việc phân tích áp cao này trên bản đồ thời tiết hàng ngày cũng như việc nghiên cứu trung tâm hoạt động quan trọng này.

Có thể xác định trục cao áp theo quy tắc: trên trường gió và trường dòng bằng cách coi trục áp cao là đường nối các điểm có tốc độ gió tây bằng không hay đường nối các

điểm có độ cong xoáy nghịch lớn nhất của các đường đẳng áp. Có thể xác định vị trí trung bình tháng của áp cao cận nhiệt qua vị trí trung bình tháng của trục của nó. Trong năm cao áp di động theo chiều bắc nam và hoạt động mạnh nhất vào mùa hè. Tháng 5 trục áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương dịch chuyển lên phía bắc tới vĩ tuyến 14- 15oN (hình 1.25).

Hình 1.25.

Sự di chuyển qua các tháng của trung tâm xoáy nghịch cận nhiệt mặt đất ở Bắc Thái Bình Dương. Các số biểu thị các tháng trong năm

Sang tháng 6 vị trí của trục của áp cao cận nhiệt nằm ở vĩđộ 20oN. Trung tuần tháng 6 (khoảng ngày 10-20) áp cao cận nhiệt có thể “nhảy” lần thứ nhất tới vĩđộ 25oN. Tháng 7 trục áp cao cận nhiệt lên tới vĩđộ 27oN. Trung tuần tháng 7 có sự “nhảy” lần thứ hai tới vĩ độ 28oN. Tháng 8 áp cao cận nhiệt tiếp tục dịch chuyển lên phía bắc tới 30oN, vị trí cao nhất vào các tháng mùa hè. Trong một thời đoạn ngắn trục áp cao cận nhiệt có thể lên tới 35-40oN. Có năm trục áp cao cận nhiệt nằm ở phía bắc nhất không phải vào tháng 8 mà vào tháng 7. Tháng 9 bắt đầu mùa thu, cao áp bịđẩy xuống phía nam tới 26oN. Do sự mở

rộng của áp thấp hành tinh xuống phía nam. Bắt đầu các đợt lạnh trong gió mùa đông bắc sớm.

Áp cao cận nhiệt tháng 7 có cường độ mạnh nhất. Trên bản đồ đường dòng tháng 7 ở gần mặt đất (mực gradien; 600 m) áp cao cận nhiệt nằm ở khoảng 25oN. Càng lên cao áp cao cận nhiệt càng lấn sang phía lục địa Đông Nam Á. Từ

mực giữa đến phần trên tầng đối lưu, áp cao cận nhiệt tăng cường và mở rộng, trong một số trường hợp có thể nhập với áp cao Tibet. Đến mực AT500 hai trung tâm cao áp đã hình thành ở phần Bắc rãnh gió mùa dưới thấp và tạo thành dải áp cao. Trên trường áp, tâm áp cao mặt đất nằm lệch về phía

đông còn ở trên cao lại lệch về phía tây (Hình 1.26). Áp cao Tibet

Áp cao Tibet là xoáy nghịch với cường độ cực đại tại mực 200mb vào mùa hè Bắc Bán Cầu. Theo Carson. N (1975)

áp cao này vốn là áp cao cận nhiệt tại mực 200mb, vào tháng 4 nó có trung tâm nằm trên

đảo Borneo (Hình 1.27). Tháng 5 dịch chuyển tới Myanma và tiếp đó dịch chuyển lên phía bắc tới cao nguyên Tibet vào tháng 7. Tháng 8 áp cao dịch chuyển xuống phía nam và vào tháng 9 nó có trung tâm nằm ở phía bắc vịnh Bengal.

Hình 1.26.

Thiết diện của áp cao cận nhiệt: Mặt đất (dưới); Trên cao (trên) 30oN

150oW 145 130oW

15oW 140

Hình 1.27.

Vị trí các tâm áp cao phần trên tầng đối lưu Đông Nam Á (mực 200mb) trong các tháng 4, 5, 7, 9

Áp cao này duy trì ởđây cho đến tháng 9 thì bắt đầu dịch chuyển về phía đông nam tới Indonesia và trở nên khó xác định vào cuối tháng 10 khi mùa đông synôp ở Đông Nam Á bắt đầu. Sự tồn tại và dịch chuyển của áp cao ở Nam Á và Tây Bắc Thái Bình Dương tại mực 200mb là hệ thống đặc trưng trên cao của hoàn lưu khí quyển Đông Á.

Đến tháng 7, tháng 8 áp cao này có cường độ mạnh nhất do sựđốt nóng bổ trợ của cao nguyên Tibet nhưđã nói ở trên.

Vị trí của áp cao này phù hợp với bản đồ đường dòng trung bình mực 200mb. Các dòng khí trên mực 200mb này quy định dòng vượt xích đạo ở phần trên tầng đối lưu nhiệt đới và có hướng ngược so với hướng dòng vượt xích đạo ở mặt đất vào cả mùa

đông và mùa hè ở Bắc Bán Cầu.

Dưới đây chúng tôi khái quát một số đặc điểm của các nhiễu động thời kỳ dài, ít nhiều có ảnh hưởng đến hình thế synôp hạn ngắn và có ý nghĩa định hướng đối với dự

báo thời tiết các hạn khác nhau. Đó là dao động tựa 2 năm, dao động nhiệt đới 40 - 50 ngày Madden và Julian (MJO) và hiện tượng ENSO.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐỘNG LỰC NGUỒN NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HOÀN LƯU NHIỆT ĐỚI pot (Trang 25 - 30)