II. Hộ côngnghiệp, xâydựng và vận tải 13401 4690 22462 7862 24
3.1.5. So sánh ngành nghề hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam
– tỉnh Hà Nam
Vai trò của ngành nghề trong việc giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính là rất lớn điều đó thể hiện qua so sánh ngành nghề hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính với xã Liêm Chung( một xã thuộc huyện Thanh Liêm- tỉnh Hà Nam cạnh xã Liêm Chính) ở biểu 12.
Biểu 12: So sánh ngành nghề hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam
(Tính cho 100 hộ mỗi xã) So sánh
Xã Liêm Chính Xã Liêm Tuyền
Hộ ngành
nghề Hộ thuần Chung
Hộ ngành
nghề Chung
Số hộ 87 13 100 43 100
Giá trị sản xuất BQ một hộ trong năm 126.20 65.63 118.32 91.30 75.17
Thu nhập bình quân 1 hộ/năm (1000 đồng) 18079 12853 17399 14852 13748
Thu nhập bình quân 1 LĐ/năm (1000 đồng) 7111 5842 7023 6751 6373
Thu hút lực lợng lao động 219.16 28.60 247.76 94.60 215.71
Tạo việc làm cho LĐ trong hộ 165.30 27.30 192.60 88.15 208.15
Tạo việc làm cho lao động thuê ngoài 53.86 1.30 55.16 6.45 7.56
Tỷ lệ hộ thấy khá hơn trớc kia 97.70 7.69 86.00 90.69 49.00
Tỷ lệ hộ thấy không thay đổi 2.30 84.61 13.00 13.95 43.00
Tỷ lệ hộ thấy kém hơn trớc - 23.07 1.00 - 8.00
Tỷ lệ hộ giàu so với hộ trong xã 13.79 - 12.00 6.98 3.00
Tỷ lệ hộ khá so với hộ trong xã 58.62 7.61 52.00 32.56 38.00
Tỷ lệ hộ TB so với hộ trong xã 27.59 76.92 34.00 60.44 54.00
Tỷ lệ hộ nghèo so với hộ trong xã - 16.38 2.00 - 5.00
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp từ các hộ ngành nghề
Từ biểu 12, ta thấy trên địa bàn xã Liêm Chính hộ thuần nông chiếm tỷ lệ thấp chỉ với 13% trong khi đó hộ ngành nghề chiếm tỷ lệ cao tới 87%. Ngợc lại, ở xã Liêm Chung- huyện Thanh Liêm- tỉnh Hà Nam tuy là xã bên nhng hộ thuần nông trong xã này chiếm hơn một nửa với 57% số hộ. Cơ cấu ngành nghề khác biệt nh vậy có tạo ra sự khác biệt đối với kinh tế hộ, tới các vấn đề kinh tế- xã hội – môi trờng ở mỗi địa phơng hay không, và ngành nghề có vị thế nh nào. Qua diều tra trực tiếp hộ ngành nghề ở cả hai xã, tổng hợp số liệu, tôi nhận thấy với 87 hộ ngành nghề trong 100 hộ nông dân ở xã Liêm Chính: mỗi hộ tạo ra giá trị sản xuất hàng năm bình quân là 126.2 triệu đồng, nếu so với hộ thuần nông thì mỗi hộ thuần nông chỉ tao ra giá trị sản xuất có 65.63 triệu đồng một năm chỉ bằng một nửa giá trị sản xuất của các hộ ngành nghề. Thu nhập bình quân mỗi hộ cũng khác biệt ở hai nhóm hộ: với hộ ngành nghề thu nhập bình quân hàng năm là 18079 ngàn đồng trong khi hộ thuần nông chỉ có mức thu nhập là 12853 ngàn đồng thấp hơn nhiều so với hộ ngành nghề. Giá trị sản xuất cao, thu nhập bình quân mỗi hộ cũng đạt mức cao chứng tỏ ngành nghề đem lại cho hộ nông dân kết quả cao hơn hộ thuần nông.Cũng chính ngành nghề đem lại thu nhập cao cho hộ cho lao động trong hộ mà giúp hộ ngành nghề cải thiện chất lợng cuộc sống tốt hơn hộ thuần nông: trong số 87 hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm chính không có hộ nào thuộc diện nghèo đói trong khi chỉ 13 hộ thuần nông có tới 2 hộ thuộc diện nghèo đói; tỷ lệ hộ khá, giàu cũng rất khác biệt trong hai nhóm hộ:
ở nhóm hộ ngành nghề tỷ lệ khá, giàu là 72.41% trong khi đó hộ thuần nông chỉ đạt có 7.69%. Cũng qua điều tra thực tế, đánh giá tác động của ngành nghề tới kinh tế hộ thì: 85 trong số 87 hộ ngành nghề cho rằng kinh tế hộ mình đã khá hơn so với trớc trong khi không có ai nhận thấy kinh tế hộ mình kém hơn trớc ngợc lại 13 hộ thuần nông có tới 11 hộ cho rằng sản xuất nông nghiệp không làm cho kinh tế hộ thay đổi phát triển hơn trớc là mấy. Từ những nhận định trên ta có thể thấy ngành nghề đã có tác dụng tích cực giúp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân lại vừa giải quyết việc làm cho lao động trong hộ, cải thiện đời sống giúp kinh tế hộ phát triển lên.
Chúng tôi cũng đánh giá ngành nghề ở hai xã Liêm chính và Liêm Chung qua phân tích biểu 12. Xã Liêm Chính sản xuất nông nghiệp là ít chủ yếu các hộ làm ngành nghề, thu nhập từ ngành nghề cũng cao hơn so với làm nông nghiệp bình quân mỗi năm giá trị sản phẩm sản xuất kinh doanh một hộ là 118320 ngàn đồng với thu nhập là 18079 ngàn đồng, mỗi hộ tạo việc làm cho 2,4776 lao động trong khi đó xã Liêm Chung sản xuất nông nghiệp là chủ yếu kinh tế ngành nghề cha phát triển , giá trị sản xuất bình quân mỗi hộ ở xã Liêm Chung là 75170 ngàn đồng thấp hơn nhiều so với xã Liêm Chính từ đó mà thu nhập bình quân một hộ xã Liêm Chung chỉ bằng 79.02% thu nhập của một hộ trong xã Liêm Chính, sản xuất nông nghiệp giải quyết ít lao động hơn so với sản xuất ngành nghề trong khi xã Liêm Chính giải quyết việc làm cho 2.477 lao động thì xã Liêm Chung chỉ giải quyết 2.157 lao động/hộ; chính vì hoạt động sản xuất ngành nghề còn hạn chế hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp mà tỷ lệ hộ khá ở xã Liêm Chung còn hạn chế chỉ chiếm 38% trong khi tỷ lệ hộ trung bình là 54%, tỷ lệ nghèo 5%. Tỷ lệ khá, giàu ở Liêm Chính chiếm 64%, tỷ lệ nghèo chỉ có 2%, cũng theo đánh giá của hộ nông dân thì có tới 86% số hộ trong xã cho rằng kinh tế của họ khá hơn trớc trong khi đó chỉ có 49% hộ trong xã Liêm Chung cho rằng kinh tế hộ có khá hơn trớc kém xa so với xã Liêm Chính. Các hộ cho biết kinh tế ngành nghề đem lại nhiều mặt tích cực cho hộ cho địa phơng: vừa giải quyết tại chỗ nhu cầu việc làm cho lao động trong hộ cho lao động thuê ngoài tránh tình trạng thất nghiệp dôi thừa lao động tạo thu nhập cao cho hộ cho lao động hộ, cải thiện cuộc sống gia đình; các hộ nhận thấy rằng trớc kia họ gắn bó với nông nghiệp kinh tế không khá lên đợc là mấy lại lao động vấy vả quanh năm nhiều khi gặp thiên tai mất mùa làm gia đình rơi vào tình trạng thiếu thốn tù túng và hiện nay cũng vậy sản xuất nông nghiệp chỉ đủ ăn muốn phát triển kinh tế tốt thì phải có cái nghề trong tay. Qua tham khảo
ý kiến đánh giá từ hộ nông dân chúng tôi đợc biết nhiều hộ thuần nông nhận thức rõ vai trò của ngành nghề nhng nhiều hộ còn thiếu kinh nghiệm không có tay nghề, cha đợc đào tạo, hoặc lo sự rủi ro vốn lại đi vay nhiều nên họ không dám tham gia làm ngành nghề. Từ những lý do trên chúng tôi thấy rằng trong suy nghĩ của hộ nông dân ngành nghề có vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển hộ nông dân, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập,cải thiện cuộc sống và đó cũng là hớng để hộ nông dân giảm bớt vai trò sản xuất nông nghiệp, chuyển dich dần cơ cấu kinh tế nông thôn theo hớng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, thích ứng với quá trình đô thị hoá nông thôn rất nhanh hiện nay ở thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam.