lách trồng trên cát
Mục đích: Vì chất giữ nƣớc có liên quan đến độ xốp và khả năng giữ nƣớc, nên thực hiện thí nghiệm này nhằm xác định sự sinh trƣởng của xà lách đối với các mức CGNV khác nhau.
Phƣơng pháp thí nghiệm:
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, có 3 nghiệm thức, 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 3 chậu tƣơng ứng với số cây là 18, mỗi chậu 6 cây, mỗi chậu là 1 NT.
Nghiệm thức Lƣợng CGNV (g/chậu) Lƣợng CGNV tƣơng ứng với 1m3 (g/m3) Đối chứng 0 0 Nghiệm thức 1 5 125 Nghiệm thức 2 10 250
Hình 3.9: Chậu thí nghiệm trồng xà lách.
Cách tiến hành: Lần lƣợt qua các bƣớc:
1. Chuẩn bị các chậu trồng xà lách, kích thƣớc 20 x 100 x 20 cm/chậu (hình 3.9), trộn đều cát với CGNV ở các mức: 0g, 5g, 10g/chậu.
2. Trồng 6 cây xà lách trong mỗi chậu thí nghiệm, khoảng cách 15 cm/cây.
3. Tƣới nƣớc vừa ẩm cho các chậu thí nghiệm (1 l/chậu).
4. Chế độ nƣớc và phân cho xà lách chung cho cả ba nghiệm thức trong suốt quá trình thí nghiệm:
Nƣớc: Tƣới 1 l/chậu; 2 ngày/lần.
Phân: Tƣới dịch PVBM 1g/l, 0,5 l/lần, 6 ngày/lần.
Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong 30 ngày. Nƣớc đƣợc tƣới ngay sau khi trồng, dịch phân đƣợc tƣới sau khi đã trồng đƣợc 6 ngày lúc này cũng là lúc cây vừa bén rễ nên có thể hút dinh dƣỡng. Nhƣ vậy trong quá trình thí nghiệm tƣới nƣớc 15 lần, tƣới dịch phân 4 lần.
Điều kiện thí nghiệm:
a. Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong nhà kính. b. Nhiệt độ trung bình là: 22 ± 20
C c. Nƣớc tƣới có pH = 8.
Chỉ tiêu theo dõi:
a. Số lá ở các giai đoạn 10, 20, 30 ngày.
b. Đo chiều dài và chiều rộng lá lớn nhất ở các giai đoạn 10, 20, 30 ngày.
c. Trọng lƣợng tƣơi và khô của thân lá (g) vào lúc cây đƣợc 30 ngày. d. Trọng lƣợng tƣơi và khô của rễ (g) vào lúc cây đƣợc 30 ngày. e. Chiều dài rễ (cm) vào lúc cây đƣợc 30 ngày.
f. Theo dõi pH :10 ngày/lần.