Vi ết code cho chương trình

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đại học sư phạm '''' biên soạn phần mềm – soạn thảo nhanh bài tập vật lí 11 (phần điện từ học & quang (Trang 34 - 39)

III. Thiết kế chương trình Visual Basic

3. Vi ết code cho chương trình

Để viết code cho chương trình (viết lệnh cho form và cho các đối tượng) thì bạn phải có kiến thức rộng và nắm vững những câu lệnh, nắm vững các hàm, các thuật toán, … Viết mã cho chương trình.

Khi bạn đang ở cửa sổ thiết kế có thể vào cửa sổ lệnh như sau:

- Bạn click nút phải chuột vào bất cứ vị trí nào, lúc đó sẽ xuất hiện menu, bạn chọn View code.

- Double Click vào form hoặc đối tượng bạn cần viết mã, cửa sổ sẽ hiện ra. Trong trường hợp bạn phải sửa hoặc thêm vào các câu lệnh, bạn vào menu file, chọn open project và click vào tên của chương trình cần sửa, khi click xong, chạy chương trình bằng cách nhấn F5, rồi bạn thực hiện theo hai cách sau:

- Mở cửa sổ Project Explorer, chọn Form cần mở, sau đó chọn Tab View Code.

- Đóng chương trình sau đó vào Menu View chọn View Code. Cửa mã sẽ như sau:

Hình 5: Cửa sổ Code

Nhìn vào cửa sổ mã ta thấy rằng ở phía trên có hai hộp combobox. Hộp bên trái tất cả tên của các form, các đối tượng trong chương trình mình thiết kế. Bạn click vào mũi tên bên phải sẽ xuất hiện menu ghi tất cả các đối tượng đã thiết kế. Bạn muốn viết lệnh cho đối tượng nào, bạn chỉ cần di chuyển vệt sáng đến tên của đối tượng đó và click chuột vào.

Hình 6: Cửa sổ Code với hộp Combobox bên trái

Hộp bên phải ghi tất cả các sự kiện (còn gọi là biến cố) của từng đối tượng, sẽ có rất nhiều biến cố. Bạn nhấp chuột vào mũi tên bên phải thì sẽ xuất hiện ra một menu sự kiện, bạn chọn sự kiện nào thì lick chuột vào sự kiện đó.

Hình 7: Cửa sổ Code với hộp Combobox bên phải

Giả sử với đối tượng Command1, ta chọn sự kiện click, lúc đó cửa sổ lệnh có hai dòng lệnh sau:

Private Sub Command1_Click() ………

……… End Sub

Hai dòng lệnh này là hai dòng lệnh đầu và cuối của thủ tục, bạn viết lệnh cho thủ tục ở giữa hai dòng lệnh này.

Bước viết lệnh là bước quan trọng hơn cả bởi vì nó là yếu tố quyết định chương trình của bạn chạy đúng theo yêu cầu hay không, có tối ưu hay không...

3.1 Biến, kiểu và cách khai báo 3.1.1. Biến 3.1.1. Biến

Tương tự như các ngôn ngữ lập trình khác, biến là một yếu tố không thể thiếu. Biến như là một phần của bộ nhớ, muốn sử dụng phải khai báo. Tên biến không dài quá 255 kí tự, có tính gợi nhớ, đừng dùng nhữ kí hiệu, tránh trùng với từ khóa của Visual Basic.

3.1.2. Sau đây là một số kiểu biến được sử dụng trong đề tài

- String: là dữ liệu kiểu chuỗi, khoảng giá trị có thể lên đến hai tỉ kí tự. Nhận biết biến này bằng tiếp vị ngữ $.

- Double: là các số có dấu chấm thập phân. Nhận biết bằng # ở cuối. Khoảng giá trị âm từ -1,79769313486231E308 đến -4,94065645841247E-324, giá trị dương từ 4,94065645841247E-324 đến 1,79769313486231E308.

- Bolean: Biến logic có giá trị True hay False dùng để gán các giá trị hay sử dụng trong các câu lệnh điều kiện.

3.1.3. Cách khai báo các biến

3.2. Các phép toán trong Visual Basic đã được sử dụng trong đề tài 3.2.1 Các toán tử trong Visual Basic 3.2.1 Các toán tử trong Visual Basic

- Toán tử ^ : Dùng để tính lũy thừa. - Toán tử * : Dùng để nhân hai số hạng. - Toán tử chia \ : Chia hai số lấy phần nguyên.

- Toán tử chia / : Chia hai số cho nhau và trả về giá trị thực. - Mod : Chia và lấy phần dư.

- Tóa tử + : Cộng hai số hạng. - Toán tử - : Trừ hai toán hạng.

3.2.2. Thứ tựưu tiên trong các phép toán

- Phép tính lũy thừa. - Đổi một số thành số âm. - Nhân và chia.

- Chia số nguyên. - Chia lấy số dư Mod. - Cộng và trừ. 3.2.3. Toán tử gán: a = b 3.2.4. Toán tử quan hệ Kí hiệu Ý nghĩa Ví dụ = Bằng nhau A = B < Nhỏ hơn A < B <= Nhỏ hơn hoặc bằng A <= B <> Khác nhau A <> B > Lớn hơn A > B >= Lớn hơn hoặc bằng A >= B 3.2.5. Toán tử logic Toán tử AND, OR

3.3. Cấu trúc điều khiển của Visual Basic được sử dụng trong đề tài Cấu trúc lựa chọn IF Cấu trúc lựa chọn IF

Cấu trúc lựa chọn IF cho phép ta rẽ chương trình làm hai nhánh, nếu bạn muốn rẽ nhiều nhánh thì có thể sử dụng cấu trúc IF lồng nhau. Cấu trúc này có hai dạng:

- Cấu trúc IF không có ElSE

IF <Điều Kiện> Then ……… ……… End IF - Cấu trúc IF có ELSE IF <Điều Kiện> Then ……… ELSE ……… End IF

3.4. Một số lệnh của Visual Basic được sử dụng trong đề tài 3.4.1. Lệnh End

Dùng để chấm dứt chương trình đang chạy, khi lệnh này thực hiện thì các cửa sổ của chương trình sẽ đóng lại và giải phóng khỏi bộ nhớ. Lệnh này thường sử dụng cho nút lệnh có tên Exit với biến cố Click.

3.4.2. Lệnh Exit Sub

Lệnh này dùng để thoát khỏi vòng lặp Sub.

3.4.3. Lệnh Beep

Lệnh này dùng để phát ra tiếng Beep.

3.4.4. Lệnh Load

Lệnh này dùng để nạp một Form vào bộ nhớ. Cú pháp: Load tên Form

Ví dụ: Load Form1 Form1.show

3.5. Một số hàm của Visual Basic được sử dụng trong đề tài 3.5.1. Hàm Abs (Number) 3.5.1. Hàm Abs (Number)

Hàm này trả về một số là giá trị tuyệt đối của Number.

3.5.2. Hàm Sin (Number As Double)

Tính sin của một góc.

3.5.3. Hàm Cos (Number As Double)

Tính cos của một góc.

Tính Tan của một góc.

3.5.5. Hàm Atn (Number As Double)

Tính Atn của một góc.

3.5.6. Hàm Sqr (Number)

Tính căn bậc hai của một số.

3.5.7. Hàm Exp (Number)

Tính e mũ của một số.

3.5.8. Hàm Val (String)

Trả về một số thực tương ứng với chuỗi string. String phải là một chuỗi các kí tự hợp lệ.

- Giá trị của hàm là 0 nếu chuổi có kí tự đầu là kí tự.

- Giá trị của hàm một số nếu chuỗi đó là toàn là các kí tự số.

Nếu các kí tự số viết cách nhau thì hàm này sẽ cắt bỏ các khoảng trắng và cho trả về giá trị bằng với dãy này.

[6]

IV. Ví dụ: Chương Trình Giải Phương Trình Bậc Nhất ax b+ =0Giải phương trình ax b+ =0 với yêu cầu nhập hệ số a, b.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đại học sư phạm '''' biên soạn phần mềm – soạn thảo nhanh bài tập vật lí 11 (phần điện từ học & quang (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)