Các tính chất ứng với mẫu nhỏ Không thiên lệch(không chệch)

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế lượng bản đầy đủ ĐHTM (Trang 28 - 30)

Không thiên lệch(không chệch)

Một ước lượng là không thiên lệch nếu kỳ vọng của θˆ đúng bằng θ.

θ = θˆ) ( E

Như đã chứng minh ở phần trên, X là ước lượng không thiên lệch của µ.

Hình 2.4. Tính không thiên lệch của ước lượng.

θ1 là ước lượng không thiên lệch của θ trong khi θ2 là ước lượng thiên lệch của θ.

Phương sai nhỏ nhất

Hàm ước lượng θˆ1 có phương sai nhỏ nhất khi với bất cứ hàm ước lượng θˆ2 nào ta cũng có var(θˆ1)≤var(θˆ2).

Không thiên lệch tốt nhất hay hiệu quả

Một ước lượng là hiệu quả nếu nó là ước lượng không thiên lệch và có phương sai nhỏ nhất.

Ε(θ1)=θ Ε(θ2) ≠ θ φ(θ)

Hình 2.5. Ước lượng hiệu quả. Hàm ước lượng θ2 hiệu quả hơn θ1.

Tuyến tính

Một ước lượng θˆ của θđược gọi là ước lượng tuyến tính nếu nó là một hàm số tuyến tính của các quan sát mẫu.

Ta có (X X ... X )

n 1

X= 1+ 2 + + n

Vậy X là ước lượng tuyến tính cho µ.

Ước lượng không thiên lệch tuyến tính tốt nhất (Best Linear Unbiased Estimator- BLUE)

Một ước lượng θˆ được gọi là BLUE nếu nó là ước lượng tuyến tính, không thiên lệch và có phương sai nhỏ nhất trong lớp các ước lượng tuyến tính không thiên lệch của θ.

Có thể chứng minh được X là BLUE.

Sai số bình phương trung bình nhỏ nhất

Sai số bình phương trung bình: MSE(θˆ )=E(θˆ -θ)2

Sau khi biến đổi chúng ta nhận được: MSE(θˆ )=var(θˆ )+E[E(θˆ )-θ]2

MSE(θˆ )=var(θˆ )+bias(θˆ )

Sai số bình phương trung bình bằng phương sai của ước lượng cộng với thiên lệch của ước lượng. Chúng ta muốn ước lượng ít thiên lệch đồng thời có phương sai nhỏ. Người ta sử dụng tính chất sai số bình phương trung bình nhỏ khi không thể chọn ước lượng không thiên lệch tốt nhất.

Ε(θ1)=Ε(θ2)=θ

f(θ)

θ1

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế lượng bản đầy đủ ĐHTM (Trang 28 - 30)