Những gợi ý trên đây giúp cho bạn nắm được các cấu phần cần thiết cho việc tính cỡ mẫu. Tuy nhiên chúng ta cũng có những công thức giúp bạn ước lượng cỡ mẫu cần thiết để cân bằng cả 3 yếu tố có thể tác động đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Trước khi bạn sử dụng một trong những công thức đó bạn cần phải xác định rõ nghiên
Nếu mục đích của bạn là nghiên cứu mô tả, bạn sẽ quan tâm đến những kết quả
có sự chính xác ở mức độ cao, và mục đích của tính toán cỡ mẫu để chắc chắn rằng cỡ
mẫu của bạn đủđểđưa ra những kết quả này. Tất cả những gì bạn cần làm là đưa ra mức
độ chính xác cho các tính toán.
Tuy nhiên, nếu mục đích của bạn là kiểm định giả thuyết (thống kê suy luận) bạn sẽ phải xác định các yếu tố sau trước khi tính toán cỡ mẫu:
(i) có ý tưởng nào vềđo lường biến thiên (độ lệch chuẩn) của biến phụ
thuộc không,
(ii) có khả năng tìm ra sự khác biệt nhỏ nhất giữa hai nhóm so sánh, (iii) nêu rõ mức độ của sai lầm loại I và sai lầm loại II mà bạn chấp nhận
trong nghiên cứu của mình.
Hầu hết các nhà nghiên cứu cho phép 5% sai lầm loại I (bạn cũng cần chỉ rõ bạn muốn kiểm định một phía hay hai phía), và 10 % sai lầm loại II.
Điều này có nghĩa rằng bạn đã có sẵn một vài ý tưởng về kết quả nghiên cứu ngay cả khi bạn chưa thực hiện nghiên cứu! Thông thường trong những tài liệu có sẵn hoặc tiến hành nghiên cứu thí điểm sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin vềđộ lệch chuẩn. Không ai có thểđưa ra được chuẩn để xác định sự khác biệt nhỏ nhất mà bạn muốn tìm ra vì điều này phụ thuộc vào từng nghiên cứu.
Kiểm định thống kê bạn chọn để phân tích phụ thuộc vào kiểu của biến phụ thuộc và hình thức so sánh (chương 4), việc lựa chọn công thức tính cỡ mẫu cũng phụ thuộc các yếu tố trên. Trên thực tế, công thức tính cỡ mẫu dựa trên sự biến đổi toán học của công thức kiểm định thống kê mà chúng đã được sử dụng trong sách này. Có những công thức khác nhau dựa trên dạng biến phụ thuộc khác nhau (biến liên tục biểu thị bằng số
trung bình, biến phân loại biểu thị bằng tỷ lệ). Cũng có những công thức tính cỡ mẫu khác nhau phụ thuộc vào loại thiết kế nghiên cứu (ví dụ nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu đo lường nhắc lại, so sánh trước sau....).
Chương này đề cập đến việc tính toán cỡ mẫu sử dụng chương trình phần mềm cho các thiết kế nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập mẫu ngẫu nhiên đơn. Loại thiết kế này rất hiếm khi được áp dụng trong nghiên cứu y tế
công cộng nơi mà các nghiên cứu quan sát và lấy mẫu cụm thường hay được sử dụng hơn. Bất kỳ một thiết kế nghiên cứu phức tạp nào ( ví dụ mẫu cụm, mẫu phân tầng, thiếu tính ngẫu nhiên) nên ước lượng tăng cỡ mẫu và được đề cập tóm tắt trong phần 5.4.2.2.