Hệ thống chỉnh lưu động cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về điện tử công suất và ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập (Trang 39)

Để tạo ra bộ nguồn một chiều có điện áp thay đổi được, ngoài các máy phát điện một chiều, KĐMĐ, người ta còn dùng các bộ chỉnh lưu có điều khiển. Vào những năm cuối của thập niên bảy mươi, khi công nghệ chế tạo chất bán dẫn phát triển, đặc biệt là các tiristor chịu được dòng điện lớn và điện áp cao thì các bộ chỉnh lưu tiristor ra đời. Các bộ chỉnh lưu này ngày càng phát triển mạnh mẽ vì có những ưu điểm nổi bật so với dùng nguồn máy phát một chiều hoặc chỉnh lưu dùng đèn khí:

- Có thể tạo ra những bộ nguồn công suất lớn hàng ngàn Kw mà các máy phát điện hoặc đèn thủy ngân cơ khí không thể tạo ra được.

- Tổn thất điện áp trên đèn rất bé, chỉ khoảng từ 0,5V đến 1,5V. - Độ nhạy của hệ thống cao vì có tính quán tính điện từ bé.

- Làm việc được ở những nơi di chuyển, chấn động mà máy phát điện, đèn khí, thủy ngân khó thực hiện được.

- Hiệu suất cao.

Hệ thống chỉnh lưu được phân chia thành nhiều loại: chỉnh lưu một pha hay ba pha, đối xứng hay không đối xứng, có điều khiển hay không điều khiển… Nhưng trong chương này người viết chỉ xin trình bày hệ thống chỉnh lưu – động cơ điện ba pha dùng linh kiện bán dẫn tiristor để điều khiển. Hệ thống này dùng để thay đổi điện áp và dòng điện ngõ ra bằng cách thay đổi thời điểm đặt xung kích lên cực điều khiển của tiristor, từ đó có thể điều chỉnh tốc độ của động cơ điện. Việc điều chỉnh này thực hiện vô cấp và không cần tiếp điểm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về điện tử công suất và ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w