3.2.3.5.Bảo trì RAM:

Một phần của tài liệu NÂNG CẤP VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH pdf (Trang 27 - 52)

LỜI CẢM ƠN

3.2.3.5.Bảo trì RAM:

Bước 2: dùng chổi bông quét sạch bụi bẩn bám trên thanh

RAM.

Bước 3: dùng cục tẩy cọ các chân tiếp xúc, có thể dùng dung

dịch cồn 90º tẩm vào đầu tăm bông để cọ những vết bẩn bám chặt.

3.2.3.6. Bảo trì mainboard:

Bước 1: Tháo toàn bộ các dây cắm, card mở rộng, RAM, CPU ra khỏi

mainboart. Vặn các vít cố định mainboard với thùng máy ra, sau đó nhấc ra khỏi thùng máy.

Bước 2: Dùng chổi lông quét đồng thời sử dụng bóng hơi để làm sạch

Bước 3: Dùng giấy cứng gấp lại, chổi lông làm sạch khe cắm RAM,

khe cắm card mở rộng.

Bước 4: Sử dụng chổi lông, dung dịch cồn 90º tẩm vào đầu tăm bông

vệ sinh những chân kết nối của main (chân cắm VGA, USB…).

Bước 5: Dùng chổi lông vệ sinh slot CPU. Trong quá trình vệ sinh

phải hết sức nhẹ tay để tránh làm cong, vênh những chân tiếp xúc có trong slot.

Bước 6: dùng tăm bông tẩm dung dịch cồn 90º để vệ sinh các chân

cắm nguồn, các chân cắm panel, USB, Audio có trên mainboard.

3.2.3.6. Bảo trì CPU, cánh tản nhiệt và quạt tản nhiệt:

CPU là linh kiện tỏa nhiệt nhiều nhất trong máy tính nên việc bảo trì hệ thống tản nhiệt cho CPU là rất cần thiết để có thể hoạt động ổn định và an toàn nhất. Sau đây là các bước bảo trì:

Bước 1: Dùng tay xoay hoặc cạy lẫy giữ quạt và cánh tản nhiệt CPU

ra khổi mainboard, lấy “cụm” cánh tản nhiệt cùng với quạt ra ngoài.

Bước 3: Dùng chổi lông cùng với bóng hơi làm sạch quạt và cánh tản

nhiệt.

Bước 4: thêm dầu bôi trơn cho quạt.

Bước 5: lắp CPU vào slot CPU trên mainboard (chú ý lắp đúng

Bước 6: để tăng khả năng tiếp xúc để giải nhiệt giữa CPU với cánh

tản nhiệt cần thêm keo tản nhiệt cho CPU.

Bước 7: lắp cánh tản nhiệt và quạt gió vào vị trí.

Bước 8: dùng tay xoay hoặc gạt lẫy để cố định cụm cánh tản nhiệt và

quạt tản nhiệt vào vị trí.

3.2.3.7. Bảo trì card đồ họa (Card VGA):

Bước 1: Tháo ốc cố định cố dịnh card đồ họa ra khỏi thùng máy.

Bước 2: Dùng ngón tay gạt lẫy giữ card đồ họa đồng thời nhấc card

đồ họa ra khỏi mainboard.

Bước 3: Dùng chổi lông quét sạch bụi bám trên card quạt gió và đế

Bước 4: Dùng tẩy bút chì làm sạch các chân tiếp xúc của card với khe

cắm PCI.

3.2.3.7. Chuẩn đoán một số lỗi của máy tính: 3.2.3.7.1. Kiểm tra bộ nguồn:

Bộ nguồn có tác dụng như một trái tim của máy tính, có chức năng cung cấp nguồn điện cho các linh kiện của máy tính hoạt động. Để kiểm tra bộ nguồn ta làm như sau:

Bước 1: Cấp điện cho bộ nguồn.

Bước 2: Dấu dây PS_ON (màu xanh lá cây) vào Mass (đấu với một

• Quan sát nếu thấy quạt chạy là nguồn vẫn còn hoạt động. • Trường hợp nguồn vẫn chạy nhưng máy tính vẫn không khởi

động được có thể do các nguyên nhân sau: - Mainboard đã bị hỏng.

- Nguồn điện do nguồn cung cấp không đủ điện áp hoặc có 1 trong số những pin có vấn đề, lúc này cần phải thay thế một nguồn khác (còn hoạt động tốt) vào để kiểm tra, trước khi có ý định kiểm tra mainboard.

3.2.3.7.2. Chuẩn đoán lỗi của máy tính thông qua tiếng bíp: Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI

- 1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chip trên bo mạch chủ của có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Nên thay bo mạch.

- 2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.

- 3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.

- 4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng.

- 5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.

- 6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.

- 7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.

- 8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.

- 9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bị lỗi. Thay BIOS khác.

- 10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.

- 11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.

- 1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác.

- 1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.

BIOS PHOENIX

Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.

- 1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.

- 1-1-4: BIOS cần phải thay.

- 1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng. - 1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề. - 1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề. - 1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. - 1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. - 1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề. - 1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề. - 1-4-2: Xem lại RAM.

- 2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM có vần đề.

- 3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.

- 3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.

- 3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.

- 3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động. - 4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.

- 4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.

- 4-2-3: Tương tự như 4-2-2.

- 4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Rút từng cái ra để xác định “thủ phạm”. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.

- 4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.

- 4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.

- 4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.

- 4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.

- 4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.

- 1-1-2: Mainboard có vấn đề.

- 1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.

3.3.Bảo trì phần mềm.

3.3.1. Cấu trúc vật lý, logic của đĩa cứng. 3.3.1.1. Cấu trúc vật lý:

Ổ đĩa cứng bao gồm các thành phần, bộ phận có thể liệt kê cơ bản như sau:

Đĩa từ:

Thường được cấu tạo bằng nhôm hoặc thủy tinh, trên bề mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi chữa dữ liệu.

Tùy theo hãng sản xuất mà các đĩa này được sử dụng một hoặc cả hay mặt trên và dưới. Số lượng đĩa có thể nhiều hơn một, phụ thuộc vào dung lượng và công nghệ của mỗi hãng sản xuất khác nhau.

Mỗi đĩa từ có thể sử dụng hai mặt, đĩa cứng có thể có nhiều đĩa từ, chúng gắn song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau.

Trục quay:

Trục quay là trục để gắn các đĩa từ lên nó, chúng được nối trực tiếp với động cơ quay đĩa cứng. Trục quay có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ động cơ đến các đĩa từ.

Trục quay thường chế tạo bằng các vật liệu nhẹ (như hợp kim nhôm) và được chế tạo tuyệt đối chính xác để đảm bảo trọng tâm của chúng không được sai lệch – bởi chỉ một sự sai

lệch nhỏ có thể gây ra sự rung lắc của toàn bộ đĩa cứng khi làm việc ở tốc độ cao, dẫn đến quá trình đọc ghi không chính xác. • Động cơ:

Là một động cơ điện có tốc độ cao được gắn đồng trục với trục quay và các đĩa để tạo ra chuyển độc của các đĩa từ.

Cụm đầu đọc:

Đầu đọc (head): đầu đọc đơn giản được cẫu tạo gồm lõi frerit

(trước đây là lõi sắt) và cuộn dây (giống như nam châm điện). Gần đây các cộng nghệ mới hơn giúp cho ổ đĩa cứng hoạt động với mật độ dày đặc hơn như: chuyển các hạt từ sắp xếp theo phương vuông góc với bề mặt đĩa nên các đầu đọc được thiết kế nhỏ gọn và phát triển theo ứng dụng công nghệ mới. Đầu đọc đĩa chúng có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hóa trên bề mặt đĩa từ hoặc từ hóa lên các mặt đĩa khi ghi dữ liệu. Số đầu đọc ghi luôn bằng số mặt hoạt động được của các đĩa cứng, có nghĩa là chúng nhỏ hơn hoặc bằng hai lần số đĩa (nhỏ hơn với trường hợp ví dụ hai đĩa chỉ sử dụng 3 mặt).

Cần di chuyển đầu đọc/ghi : cần di chuyển đầu đọc/ghi là các thiết bị mà đầu đọc/ghi gắn vào nó. Cần có nhiệm vụ di chuyển theo phương song song với các đĩa từ ở một khoảng cách nhất định, dịch chuyển và định vị chính xác đầu đọc tại các vị trí từ mép đĩa đến vùng phía trong của đĩa (phía trục quay). Các cần di chuyển đầu đọc di chuyển đồng thời với nhau do chúng gắn trên một trục quay (đồng trục), có nghĩa rằng khii đọc/ghi dữ liệu trên bề mặt (trên và dưới nếu là loại hai mặt) ở một vị trí nào thì chúng cũng hoạt động cùng một vị trí tương ứng ở các bề mặt đĩa còn lại. Sự di chuyển có thể thực hiện theo hai phương thức:

 Sử dụng động cơ bước để chuyển động.

 Sử dụng cuộn cảm để di chuyển bằng lực từ.

Bo mạch của ổ đĩa: toàn bộ cơ chế đọc/ghi dữ liệu chỉ được thực hiện khi có yêu cầu truy xuất dữ liệu hoặc cần ghi dữ liệu vào ổ cứng. Toàn bộ việc thực hiện giao tiếp với máy tính do bo mạch của ổ đĩa cứng đảm nhiệm.

Track (rãnh) : Có thể coi mỗi mặt đĩa cứng là một trường hai chiều: cao và rộng. Theo kiểu hình học này thì dữ liệu được ghi vào các vòng tròn đồng tâm, phân bố từ trục quay ra tới rìa đĩa. Mỗi vòng trong đồng tâm trên đĩa gọi là track. Thông thường,mỗi đĩa có từ 312 đến 2048 rãnh. Track là một tập hợp bao gồm một số sector nhất định nhưng dung lượng từng track khác nhau có độ lớn từ trong ra ngoài (Track 0>track 1 >track 2 >…>track N>track N+1).

Sector (cung từ): Mỗi track là một vòng tròn dữ liệu có tâm là tâm của trục quay đĩa từ. Một track chia thành rất nhiều cung, người ta gọi các cung này là sector (cung từ). Sector là vùng vật lý chứa dữ liệu nhỏ nhất trong ổ cứng kể cả khi đọc và ghi. Thông thường thì 1 sector chứa được 512 byte dữ liệu (US Windows). Mỗi track đều chia thành một lượng sector nhất định. Tuy nhiên, vì các track bên ngoài bao giờ cũng lớn hơn các track phía trong (gần trục) cho nên càng vào sâu các track phía trong thì dung lượng mà 1 sector có thể chứa được càng thấp. Cấu trúc của sector :

Sector header (thông tin cơ bản) : lưu trữ các thông tin về vị trí đầu đọc , cylinder, và số thứ tự vật lý của sector. Nó cũng đảm nhận luôn nhiệm vụ xác định sector có sử dụng được hay không hoặc sector nào sẽ lưu dữ liệu thay cho sector này. Thông tin cuối cùng mà sector header cung cấp chính là giá trị của việc kiểm tra lỗi dữ liệu tuần hoàn (hay còn gọi là lỗi chẵn lẽ CRC), giá trị này giúp cho các chương trình xác định được sector header có chính xác hay không.

Góc rỗng (GAP) : đối với một sector sự có mặt của góc rỗng là rất cần thiết. Góc rỗng cung cấp cho đầu đọc/ghi một khoảng thời gian nhất định để nó có thể chuyển từ việc đọc dữ liệu trên sector sang ghi dữ liệu. Khi đọc dữ liệu, đầu từ sẽ bỏ qua góc rỗng.

Dữ liệu: Thông thường khi ta format đĩa cứng duới nền Windows hoặc DOS thì một sector có thể chứa được 512 byte dữ

liệu. Phần cuối cùng của vùng dữ liệu này chứa thông tin về mã sửa lỗi (ECCs), dùng cho việc phát hiện và sửa lỗi.

Góc rỗng mở rộng (Inter-GAP): Có gì khác nhau giữa “Góc rỗng” và “Góc rỗng mở rộng” (GAP và Inter-GAP) ? Góc rỗng cung cấp cho đầu từ một khoảng thời gian nhất định đễ đầu từ chuyển đổi từ việc “đọc dữ liệu ” sang “ghi dữ liệu” trên cùng 1 sector. Còn Gócrỗng mở rộng thì cung cấp cho đầu đọc 1 khoản thời gian nhất định để đầu đọc có thể chuyển từ việc “ghi trên 1 sector này” sang “đọc sang sector kết tiếp”. Tương tự như Gócrỗng, khi đọc dữ liệu đầu đọc bỏ qua Góc rỗng mở rộng.

Cylinder bao gồm những track có chung một tâm và đồng trục nằm trên những mặt đĩa từ.

Số sector trên một track: khi sản xuất ra đĩa cứng nhà sản xuất luôn ghi rõ ràng những thông số liên quan đến ổ cứng trong đó có phần số sector trên một track (sector per track). Những ổ cứng hiện đại ngày nay sử dụng rất nhiều kích cỡ khác nhau trên từng track. Ổ cứng ghi và đọc theo nguyên tắc từ ngoài vào trong trên mặt đĩa từ. Các track nằm ngoài cùng thì bao giờ cũng có nhiều không gian cho sector hơn là các track nằm sâu ở bên trong (gần tâm đĩa từ). Do đó những phần dữ liệu nằm trên sector và track đầu tiên của ổ cứng bao giờ cũng được truy xuất nhanh nhất.

3.3.1.2. Cấu trúc logic:

Cấu trúc của đĩa cứng bao gồm: Master boot record (MBR), Boot sector, bảng FAT, Root directory.

•Master boot record (MBR): là sector đầu tiên của ổ cứng, nó chứa các thông tin về partition như số thứ tự, tên ổ đĩa logic, kích thước… gọi là các điểm vào. Mỗi MBR có thể quản lý 4 điểm vào, mỗi điểm vào có kích thước 16 bytes vì vậy cần 64 bytes để lưu trữ các điểm vào này gọi là bảng partition. Không gian còn lại của sector này dùng để chứa chương trình bootrap của đĩa khởi động. Để khắc phục vấn đề chỉ chứa được 4 điểm vào có nghĩa là mỗi ổ cứng chỉ chứa đwọc 4 phân vùng ngường

ta dùng sector đầu tiên của partition thứ 4 để quản lý các phân chia tiếp theo như là 1 MBR thực thụ.

•Boot sector: là phần chứa các đoạn chương trình khởi động cho ổ đĩa.

•Bảng FAT: là nơi lưu trú các thông tin liên quan đến cluster

Một phần của tài liệu NÂNG CẤP VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH pdf (Trang 27 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w