Tăng cường mối liên kết giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chè

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An (Trang 59 - 62)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHẾ

6. Tăng cường mối liên kết giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chè

6.1. Các doanh nghiệp chế biến phải được đặt trong vùng nguyên liệu đang quy hoạch, gắn kết chặt chẽ và chủ động với vùng nguyên liệu.

Sản xuất chè cũng như sản xuất nông nghiệp khác, đều được tiến hành trên phạm vi rộng lớn, tập trung theo vùng là rất cần thiết để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Song sự tập trung đó chỉ mang tính chất tương đối, một số hộ sản xuất xa các nhà máy chế biến. Còn các nhà máy chế biến chỉ có thể đặt nơi trung tâm vùng chè. Nếu nhà máy đặt cách xa vùng nguyên liệu sẽ tăng chi phí vận chuyển dẫn tới tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của Chè. Ngoài ra việc vận chuyển xa, ảnh hưởng tới chất lượng chè búp tươi. Chè dễ bị ôi hoặc héo. Vì vậy ngoài sự tập trung thu mua ở xưởng chế biến, cần có các phương tiện vận chuyển lưu động trực tiếp thu mua chè búp tươi ở những vườn chè ở xa nhà máy.

Để sự gắn kết giữa người sản xuất và nhà máy chế biến ngày càng chặt chẽ, tỉnh cần có các chủ trương, chính sách thỏa đáng tạo sự tin tưởng giữa người sản xuất và chế biến như: Chủ trương làm hợp đồng với người nông dân trong thu mua chè nguyên liệu, chính sách trợ giá đầu ra cho nhà máy chế biến, tặng thưởng những hộ có sản phẩm chè nhập vào nhà máy lớn…

6.2. Tổ chức các cuộc thi tuyển chọn giống, sản phẩm có chất lượng cao.

Hàng năm tỉnh cần tiến hành các cuộc thi tuyển chọn giống, sản phẩm chè nhằm phát hiện ra các giống Chè tốt có ưu thế khi phát triển ở Nghệ An, các sản phẩm chè chế biến được người tiêu dùng ưa thích có chất lượng đảm bảo từ đó tặng thưởng khích lệ cho người sản xuất cũng như nhà máy chế biến.

Sau mỗi cuộc thi ở trong tỉnh, cần chọn lựa các sản phẩm có chất lượng đưa đi tham gia vào các hội chợ đồ uống, hội chợ sản phẩm nông nghiệp trên quy mô lớn. Qua đó, khảo sát tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, tìm kiếm thực hiện chíếm lĩnh thị trường. Cần phải nâng cao vị thế chè Nghệ An tại thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.

6.3. Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, xúc tiến hoạt động xây dựng đăng ký bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm.

Một thực tế rõ ràng rằng, nhiều mặt hàng nông sản ở nước ta rất có giá trị và chất lượng tốt nhưng không có thương hiệu, nên phải chấp nhận xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế hoặc xuất khẩu trung gian qua các đại lý thu mua nước ngoài. Do đó làm giảm giá trị hàng hoá của nó. Vấn đề xây dựng, quảng bá xúc tiến hoạt động đăng ký và bảo vệ thương hiệu là vấn đề quan trọng.

Chè Nghệ An chủ yếu xuất khẩu dưới dạng chè khô, chè sơ chế đơn giá xuất khẩu là 1005USD/ tấn, thấp hơn đơn giá chung của cả nước là 148 USD/ tấn. Trong khi đó, các sản phẩm này về các nước nhập khẩu tiến hành ướp hương tinh chế lại đóng gói và mang nhãn hiệu, thương hiệu khác có giá trị xuất khẩu cao hơn. Vì vậy tỉnh Nghệ An cần có các chương trình quảng bá sản phẩm chè bằng cách tham gia các hội chợ, đăng ký nhãn hiệu bảo vệ nhằm tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Tìm hiểu khẩu vị người tiêu dùng những nước, những thị trường tiềm năng để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Từ đó xúc tiến thương mại tạo uy tín và mở rộng thị trường.

6.4. Tiến hành liên doanh, liên kết trong khâu xuất khẩu chè.

Trên thực tế ở VIệt Nam có nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè và rất nhiều doanh nghiệp cùng xuất khẩu chè vào cùng một thị trường. Dẫn tới tình trạng nhiều người bán, ít người mua, tạo ra sự cạnh tranh không đáng có giữa các doanh nghiệp Việt Nam làm cho giá trị sản phẩm chè bị hạ thấp xuống.

Để tránh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, công ty đầu tư phát triển Chè Nghệ An, đơn vị duy nhất được giao quyền sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn của tỉnh cần có phương hướng và tổ chức liên doanh,liên kết với các doanh nghiệp trong nước, tham gia vào tổng công Chè Việt Nam. Phải tạo ra sự gắn kết chặt chẽ với ngành Chè cả nước, tránh tranh giành khách hàng của nhau. Và từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu chè Nghệ An.

Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sẽ là điều kiện quyết định mở rộng sản xuất - chế biến chè. Khối lượng tiêu thụ lớn, giá trị xuất khẩu cao sẽ khuyến khích sự phát triển trong sản xuất và chế biến Chè phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong

điều kiện hội nhập, sự gắn kết giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

7. Đảm bảo các chế độ chính sách mà người lao động được hưởng.

Những năm vừa qua, cả người sản xuất và người chế biến đều được hưởng chế độ ưu đãi. Người trồng chè được tham gia bảo hiểm xã hội và có chế độ về hưu như người công nhân.

Trong những năm sắp tới, các chính sách về bảo hiểm phúc lợi xã hội cho người lao động cần được chú ý hơn. Đảm bảo mọi người dân được phát triển một cách toàn diện, được trợ cấp khi có tai nạn xảy ra…

Hoàn thiện hệ thống chính sách cho người lao động nhằm nâng cao mức sống cho người dân, không chỉ đảm bảo về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w