Những tùy chọn chính của chương trình bzip2

Một phần của tài liệu Tự học sử dụng linux (Trang 102 - 107)

4 Làm quen với hệ thống tập tin ext3fs

4.7 Những tùy chọn chính của chương trình bzip2

Bảng 4.7: Những tùy chọn chính của chương trìnhbzip2

Tùy chọn Ý nghĩa

-d, --decompress Bắt buộc giải nén tập tin. Tùy chọn này cần thiết vì trên thực tếbzip2,bunzip2vàbzcatchỉ là một chương trình. Mỗi chương trình tuỳ theo “phần mở rộng” tập tin mà quyết định xem sẽ làm gì với tập tin đó. Tùy chọn-dbỏ đi cơ chế này và bắt buộc chương trình phải giải nén tập tin đã chỉ ra.

-z, --compress Bắt buộc nén tập tin (xem ở trên).

-t, --test Thử (kiểm tra) tính nguyên vẹn của tập tin nén.

-f, --force Ghi chèn lên tập tin đã có. Theo mặc địnhbzip2 không ghi chèn lên tập tin đã có trên đĩa. Nếu muốn ghi chèn thì hãy dùng tùy chọn này.

-k, --keep Giữ gìn (không xóa) tập tin ban đầu khi nén hoặc giải nén.

-s, --small Giảm yêu cầu đối với dung lượng bộ nhớ cần sử dụng bằng cách giảm tốc độ nén. Chỉ nên dùng tùy chọn này trên những máy tính cũ có ít bộ nhớ (8MB hoặc ít hơn). Có lẽ chúng ta không bao giờ cần đến tùy chọn này hoặc ít nhất là hy vọng như vậy.

-q, --quiet Bỏ đi những cảnh báo ít ý nghĩa.

-v, --verbose Đưa ra các thông báo phụ trong khi làm việc (chỉ có ý nghĩa chuẩn đoán).

–L, —-license, –V, —-version

Hiển thị số phiên bản và bản quyền của chương trình.

Tham số đứng sau hai dấu gạch ngang (--) và một khoảng trắng được coi là tên tập tin, dù tham số có một dấu gạch ngang ở đầu. Ví dụ:

[user]$ bzip2 -- -tên_tập_tin

Bây giờ đã đến lúc chúng ta học cách kết hợp tar với hai câu lệnh gzip và

4.7.4 Sử dụng kết hợp tarvớigzip bzip2

Tất nhiên không ai ngăn cản bạn sử dụng riêng rẽ các câu lệnhtarvớigzipvà

bzip2, nhưng sẽ nhanh hơn nếu chúng ta chỉ cần sử dụng một câu lệnh để có thể tạo ra một tập tin nén, hay giải nén một tập tin. Hãy tưởng tượng bạn nhận được một tập tin, ví dụxvnkb-0.2.9.tar.gz. Để giải nén tập tin này thông thường bạn cần dùng hai câu lệnh sau tiếp nối nhau:

[user]$ gzip -d xvnkb-0.2.9.tar.gz [user]$ tar xvf xvnkb-0.2.9.tar

Nhưng trong số những tùy chọn của chương trình tar còn có một tuỳ chọn đặc biệt zcho phép giải nén tập tin bằng chương trình gzip(thực hiện vai trò của lệnh thứ nhất trong hai lệnh kể trên). Để giải nén tập tin kể trên chỉ cần dùng một câu lệnh như sau:

[user]$ tar xzvf xvnkb-0.2.9.tar.gz

Kết quả thu được là hoàn toàn như trên trừ một điểm: trong trường hợp dùng 2 câu lệnh thì trên đĩa sẽ giữ lại tập tin trung gian (xvnkb-0.2.9.tar). Như vậy cách thứ hai còn có một ưu điểm nữa là không giữ lại các tập tin trung gian, người dùng không cần phải gõ thêm một lệnh xoá tập tin.

Việc tạo tập tin bằng cách sử dụng kết hợp tar và gz cũng được thực hiện bằng tùy chọnz:

[user]$ tar czvf tên_tập_tin.tar.gz thư_mục

Cần chú ý rằng trong trường hợp này chương trình sẽ không tự động thêm phần đuôi.gzvào tên của tập tin thu được. Do đó cần đặt tên rõ ràng cho nó cùng với phần đuôi.tar.gz.

Sử dụng kết hợptar và bzip2 là hoàn toàn tương tự, nhưng cần dùng tùy chọnjcủatarđể thay cho tuỳ chọnz. Tức là, giải nén tập tin bằng lệnh:

[user]$ tar xjvf tên_tập_tin.tar.bz2

và tạo tập tin nén bằng:

[user]$ tar cjvf tên_tập_tin.tar.bz2 thư_mục

Tôi nghĩ rằng những thông tin kể trên đã đủ để làm việc một cách có hiệu quả với các chương trình néntar,gzipvàbzip2. Để có thêm thông tin hãy tìm hiểu trang trợ giúp man hoặc các tài liệu HOWTO tương ứng.

Để kết thúc phần về những chương trình làm việc với tập tin nén này, tôi muốn nói thêm rằng, nếu “không may” bạn nhận được một tập tin dạng *.zip hay *.rar thì cũng đừng vội chạy sang nhờ một máy sử dụng Windows để giải nén. Bạn có thể thử các chương trình unzip và unrar có trên hệ thống Linux của mình. Cách sử dụng những lệnh này hết sức đơn giản, chỉ cần đưa vào dòng lệnh tên của tập tin. Nếu có gì khó khăn hãy thử “unzip –help” hoặc “unrar –help”. Tôi chắc chắn là bạn sẽ tự giải quyết được vấn đề. Và đừng quên chỉtạo ra các tập tin nén bằngtar,gziphoặcbzip2vì bạn là người dùng Linux!

4.8 Tạo và gắn các hệ thống tập tin 95

4.8 Tạo và gắn các hệ thống tập tin

Trong những phần trước chúng ta đã đề cập ngắn gọn một số câu lệnh chính để làm việc với những hệ thống tập tin đã định dạng sẵn. Bây giờ chúng ta sẽ dừng lại ở vấn đề làm sao để tạo ra hệ thống tập tin và cách thay đổi nó.

Cây thư mục của Linux được tạo ra từ những “cành” riêng rẽ tương ứng với các ổ đĩa khác nhau. Thường nói là cây thư mục được tạo thành từ các hệ thống tập tin riêng. Nói như vậy vì trong UNIX (và Linux) không có khái niệm “định dạng đĩa” mà sử dụng khái niệm “tạo hệ thống tập tin”. Khi chúng ta có một đĩa lưu mới, ví dụ đĩa cứng, chúng ta cần tạo trên đĩa này hệ thống tập tin. Tức là mỗi đĩa được đặt tương ứng với hệ thống tập tin riêng. Để có thể sử dụng hệ thống tập tin này để ghi các tập tin, thì đầu tiên cần kết nối nó và cây thư mục chung (chúng ta sử dụng thuật ngữ “gắn”, mount). Như vậy là có thể nói gắn hệ thống tập tin hoặc gắn đĩa lưu cùng với các hệ thống tập tin có trên nó.

Còn cần phải nói thêm rằng thông thường đĩa cứng được chia thành các phân vùng, nhất là đối với những đĩa mới sản xuất gần đây có dung lượng lớn từ vài chục đến vài trăm GB. Việc tạo những phân vùng như vậy giúp thực hiện dễ dàng các thao tác như: sao lưu, xác định quyền truy cập, đồng thời tăng hiệu suất làm việc và làm giảm khả năng mất thông tin do chương trình gây ra. Vì thế tiếp theo chúng ta sẽ nói về tạo hệ thống tập tin trên một phân vùng, những đĩa không bị chia có thể coi là một phân vùng.

Còn một điểm nữa cũng cần nói đến là Linux có thể làm việc với nhiều dạng hệ thống tập tin khác nhau. Nhưng hệ thống tập tin gốc của nó là “hệ thống tập tin mở rộng” (extfs) phiên bản 2 và 3. Ngoài hai hệ thống tập tin này Linux còn có thể làm việc với các “phiên bản” khác nhau của hệ thống tập tin FAT (FAT16 và FAT32), hệ thống tập tin ISO9660 sử dụng để ghi thông tin trên CD-ROM và các hệ thống tập tin khác (kể cả NTFS15). Tức là khi tạo và gắn các hệ thống tập tin cần luôn luôn nhớ rằng dạng hệ thống tập tin trên các đĩa lưu khác nhau có thể không giống nhau.

Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét trường hợp cần tạo hệ thống tập tin trên một phân vùng nào đó (đã có) của đĩa. Ví dụ hệ thống tập tin có dạng ext3fs. Tạo hệ thống tập tin dạng ext3fs có nghĩa là tạo trên phân vùng này của đĩa một siêu khối(superblock), một bảng các mô tả inode, và các khối dữ liệu. Thực hiện tất cả những việc này bằng lệnh mkfs16. Trong trường hợp đơn giản nhất chỉ cần chạy lệnh sau:

[root]# mkfs -t ext3 /dev/hda2

Tất nhiên là cần thay thế/dev/hda2bằng tên của phân vùng trên máy của bạn. Hãy cẩn thận khi viết tên phân vùng, nếu ghi nhầm bạn sẽ bị mất dữ liệu. Nếu bạn muốn tạo hệ thống tập tin trên đĩa mềm thì cần chạy:

[root]# mkfs -t ext3 /dev/fd0

15Sự hỗ trợ đọc đã tốt, tuy nhiên sự hỗ trợ ghi lên NTFS chưa thật hoàn hảo.

16Trên các bản phân phối Linux mới còn có thể sử dụng các câu lệnh mkfs.ext2, mkfs.ext3 và các câu lệnh tương tự. Nếu dùng chúng thì chỉ cần bỏ đi phần -t ext3 hoặc -t ext2.

Có thể nói rằng chúng ta đã “định dạng đĩa mềm”, nhưng cần biết là với hệ thống tập tin ext3fs thì bạn không đọc được đĩa mềm này trên DOS hoặc Windows (nếu không dùng chương trình hoặc driver đặc biệt). Để tạo ra những đĩa mềm có thể đọc trên DOS và Windows cần dùng tùy chọn-tvới giá trịvfathoặc những tiện ích đặc biệt khác. Nếu không đưa ra tùy chọn-tthì sẽ dùng dạng hệ thống tập tin mặc định (hiện nay là phiên bản cũ của ext – ext2fs).

Sau khi thực hiện câu lệnhmkfs, sẽ tạo ra hệ thống tập tin dạng ext3fs trong phân vùng chỉ ra. Trong hệ thống tập tin mới sẽ tự động tạo ra một thư mục với tênlostfound+. Thư mục này được chương trìnhfsckdùng trong những trường hợp khẩn cấp, vì vậy đừng xóa nó. Để bắt đầu làm việc với hệ thống tập tin mới, đầu tiên cần kết nối (gắn) nó vào cây thư mục chung bằng lệnh mount.

Phải có ít nhất hai tham số cho câu lệnh mount: thiết bị (device, tên phân vùng) vàđiểm gắn (mount point). Điểm gắn là một thư mục đã có trong cây thư mục, và dùng làm “thư mục gốc”đối vớihệ thống tập tin gắn vào (giống như nút nối giữa thân cây và cành cây). Ví dụ, câu lệnh:

[root]# mount /dev/hda10 /mnt/diaC

sẽ gắn hệ thống tập tin của phân vùng /dev/hda10 vào thư mục /mnt/diaC. Cần phải có thư mục /mnt/diaC trong cây thư mục. Nếu chưa có hãy tạo ra bằng lệnhmkdir.

Cần chú ý là sau khi gắn hệ thống tập tin vào thư mục/mnt/diaC, thì người dùng không còn truy cập được tới nội dung (bao gồm cả thông tin về chủ sở hữu cũ và quyền truy cập tới chính bản thân thư mục) của thư mục này nữa. Nội dung này sẽ chỉ “quay trở lại” khi người dùng bỏ gắn (unmount) hệ thống tập tin ra khỏi thư mục. Nội dung cũ của thư mục không bị huỷ, bị xóa, mà chỉ tạm thời bị giấu đi. Vì thế tốt nhất là dùng các thư mục rỗng đã chuẩn bị sẵn từ trước để làm “điểm gắn” (vì thế mà trong tiêu chuẩn FHS có đề cập đến thư mục /mnt, hãy xem bảng 4.1).

Dạng đơn giản nhất trong ví dụ ở trên của lệnhmount chỉ làm việc với điều kiện tất cả những tham số còn thiếu có thể tìm thấy trong tập tin /etc/fstab. Nếu không có tập tin đó (chỉ khi nào bạn cố tình hoặc vô tình xóa) hoặc trong tập tin không có những dữ liệu cần thiết, thì cần sử dụng dạng đầy đủ của lệnh

mount, như sau:

[root]# mount -t dạng_httt thiết_bị đường_dẫn

trong đódạng_htttxác định dạng hệ thống tập tin trênthiết_bị(phân vùng), cònđường_dẫnxác định điểm gắn.

Tập tin cấu hình/etc/fstabchủ yếu dùng để gắn tự động các hệ thống tập tin trong quá trình khởi động Linux. Mỗi dòng của tập tin này chứa thông tin về một hệ thống tập tin và gồm 6 vùng phân cách nhau bởi các khoảng trắng17:

ˆ Tên thiết bị (phân vùng). Có thể sử dụng tên thiết bị có trên máy (ví dụ /dev/hda10), cũng như tên của hệ thống tập tin mạng NFS (ví dụ Thin- hQuyen:/home/nhimlui – thư mục /home/nhimluitrên máy có tên Thin- hQuyen).

4.8 Tạo và gắn các hệ thống tập tin 97

ˆ Điểm gắn. Tên đầy đủ bao gồm cả đường dẫn của thư mục sẽ gắn tập tin vào.

ˆ Dạng hệ thống tập tin.

ˆ Các tuỳ chọn gắn. Theo mặc định là rw (đọc và ghi).

ˆ Mức độ dump. Vùng này được chương trình sao lưu dump sử dụng. Nếu hệ thống tập tin cần được sao lưu thì ở đây phải có số 1, nếu không – số 0. Có thể có các giá trị khác, hãy xem trang man của dump.

ˆ Thứ tự ưu tiên kiểm tra hệ thống tập tin bằng câu lệnh fsck. Hệ thống tập tin với giá trị nhỏ hơn sẽ được kiểm tra trước. Nếu bằng nhau thì sẽ kiểm tra song song (tất nhiên nếu có thể).

Hiện nay Linux hỗ trợ các hệ thống tập tin sau: minix, ext, ext2, ext3, xia, msdos, umsdos, vfat, proc, nfs, iso9660, hpfs, sysv, smb, ncpfs18. Ở chỗ dạng hệ thống tập tin trong vùng “dạng hệ thống tập tin” và sau tùy chọn-tcủa lệnh

mountcó thể đặt giá trị auto. Trong trường hợp đó câu lệnhmount thử tự xác định dạng của hệ thống tập tin đang gắn. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể dẫn đến lỗi, nên tốt hơn hết là chỉ ra dạng một cách chính xác. Còn có thể liệt kê một số dạng phân cách nhau bởi dấu phẩy (,). Trong câu lệnh mount còn có thể đưa ra danh sách các dạng hệ thống tập tin không cần gắn bằng cờ (flag)no. Khả năng này có ích trong trường hợp sử dụng câu lệnh mountvới tham số -a

(câu lệnhmount với tham số -asẽ gắn tất cả các hệ thống tập tin liệt kê trong tập tin/etc/fstab). Ví dụ, câu lệnh:

[root]# mount -a -t nosmb,ext

gắn tất cả các hệ thống tập tin trừ các dạngsmb(Samba19) vàext

Khi gắn hệ thống tập tin có trong/etc/fstab, thì chỉ cần đưa ra một tham số: hoặc tên của thiết bị (phân vùng) hoặc điểm gắn. Tất cả các tham số khác câu lệnhmountsẽ lấy từ tập tin/etc/fstab.

Thông thường chỉ có người dùng cao cấp root mới có khả năng gắn các hệ thống tập tin, nhưng nếu trong vùngcác tùy chọn gắncó chỉ ra tùy chọnuser, thì tất cả mọi người dùng sẽ có khả năng gắn (bỏ gắn) hệ thống tập tin đó. Ví dụ, nếu trong tập tin/etc/fstabcó dòng:

/dev/hdd /media/dvd auto noauto,user,sync 0 0

thì bất kỳ người dùng nào cũng có quyền gắn hệ thống tập tin trên đĩa DVD của mình bằng câu lệnh:

[user]$ mount /dev/hdd

hoặc:

Một phần của tài liệu Tự học sử dụng linux (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)