CHÈN CÁC TIÊU ĐỀ ĐẦU TRANG VÀ CUỐI TRANG

Một phần của tài liệu Bài tập visual basic cơ bản (Trang 109 - 115)

I. BÀI TẬP HƯỚNG DẪN

Chương 8 THIẾT LẬP BÁO CÁO VÀ XUẤT THÔNG TIN

CHÈN CÁC TIÊU ĐỀ ĐẦU TRANG VÀ CUỐI TRANG

Bước 10: Tất cả các report hoàn chỉnh đều phải có một số đặc điểm nào đó; nhất là report phải có một tên, số trang của report được hiển thị rõ ràng. Các mục này đặt tốt nhất là trong phần Report Header và Report Footer.

Ta cần phải thêm Report Header và Report Footer vào trong report của mình; đơn giản chỉ cần nhấp chuột phải vào report và chọn Show Report Header | Footer. Hai phần mới này sẽ được tạo ra.

Bước 11: Thêm một report Label vào phần Header của report; sau đó thay đổi thuộc

tính Caption của nó thành Chi tiết hàng hóa các loại. Ở đây có thể chọn Font chữ với kích thước lớn (VD: 20) để tiêu đề của report được hiển thị lớn.

Bước 12: Nhấp chuột phải vào mục report Footer và chọn tùy chọn Insert Control |

Current Page Number để chèn số trang vào; tiếp đến chọn Insert Control | Total Number of Pages để chèn tổng số trang của report.

Bước 13: Đến đây, phần thiết kế report coi như hoàn tất; ta lưu report lại. Bước 14: Tạo giao diện cho chương trình như sau:

Hình VIII.4: Giao diện chính

Bước 15: Khi chọn Chi tiết hàng hóa, report vừa thực hiện sẽ được hiển thị; do đó ta

xử lý sự kiện này như sau:

Private Sub mnuChiTiet_Click() drHangHoa.Show

End Sub

Bước 16: Lưu dự án và chạy chương trình. TẠO REPORT BẰNG CÂU LỆNH SQL

Bước 17: Data Report cho phép ta tạo các report bằng cách sử dụng các câu lệnh SQL

như là nền tảng của đối tượng Command. Trong phần này ta sẽ sử dụng câu lệnh SELECT để lấy dữ liệu từ các bảng TPHATSINH, THANGHOA, TLOAIHANG và chọn những trường sau: PhatSinh.SOTT, TPhatSinh.NGAY, TPhatSinh.LOAI, TPhatSinh.FIEU, TPhatSinh.HTEN, TPhatSinh.SOLG, TPhatSinh.DGIA, THangHoa.TENHANG, TLoaiHang.TENLOAI.

Bước 18: Chọn mục Data Enviroment1 trong Project Explorer, sau đó nhấp chuột phải

vào đối tượng cnHangHoa, chọn Add Command. Ta điền vào các thuộc tính như hình dưới:

Hình VIII.5: Command là SQL

Bước 19: Trong mục Source of Data, thay vì chọn DatabaseObject như bài trước, ở đây ta chọn SQL Statement và nhập câu SQL tương ứng vào, rồi chọn OK.

Bước 20: Thêm một DataReport vào dự án với Name: drHHPS, DataSource:

DataEnvironment, DataMember: comHHPS. Sau đó kéo thả các trường tương ứng vào report rồi trang trí lại chúng.

Bước 21: Lưu report lại. Ta sẽ gọi thực thi report này trong phần xử lý tình huống khi

chọn mục Hàng Hóa Phát Sinh của menu. Private Sub mnuHHPS_Click() drHHPS.Show

End Sub

Bước 22: Lưu dự án và chạy chương trình. NHÓM DỮ LIỆU

Bước 23: Ta có thể nhóm dữ liệu lại theo một nội dung nào đó. Ở đây, trong DataEnvironment1, thêm vào một đối tượng Command mới tên comHHNgay. Trong phần này ta sẽ lấy dữ liệu từ các bảng TPhatSinh, ThangHoa, TLoaiHang và lấy ra các trường TPhatSinh.SOTT, TPhatSinh.NGAY, TPhatSinh.LOAI, TPhatSinh.FIEU, TPhatSinh.HTEN, TPhatSinh.SOLG, TPhatSinh.DGIA, THangHoa.TENHANG, TLoaiHang.TENLOAI.

Bước 24: Ta sẽ nhóm dữ liệu trên lại theo từng ngày, do đó ta làm theo các bước như

trong hình dưới:

Hình VIII.6: Nhóm dữ liệu

Chọn Grouping, chọn trường để nhóm lại là Ngay; sau đó nhấp OK.

Bước 25: Trong phần Aggregates, ta điền thông tin như hình:

Hình VIII.8: Hàm thao tác trên nhóm

Ở đây ta sử dụng các hàm tập hợp để tính tổng số lượng bán được trong ngày. Do đó ta chọn mục Aggregate, chọn mục thích hợp và nhấp Add để thêm vào một hàm tính trên nhóm.

Bước 25: Chèn một DataReport mới vào tên drHHNgay, DataSource:

DataEnvironment1, DataMember: comHHNgay_Grouping. Sau đó nhấp chuột phải vào Report và chọn mục Show Group Header | Footer.

Bước 26: Ta kéo trường ngày trong phần Sumary Fields in comHHNgay_Grouping

vào phần Group Header. Trong phần Detail ta kéo thả các trường khác. Còn phần Group_Header, ta lại kéo TongSolg và đặt vào.

Hình VIII.9: Thiết kế Report

Bước 27: Lưu report lại. Ta sẽ gọi report hiển thị khi nhấp vào mục Phat sinh theo

ngay trên menu:

Private Sub mnuPsngay_Click() drHHNgay.Show

End Sub

Bước 28: Lưu dự án lại, chạy chương trình, ta có thể in thử ra giấy.

Bước 29: Còn một report nữa ta sẽ thực hiện với điều kiện là tìm các phát sinh hàng hóa theo từng nhân viên (tương tự như ở report trên) và ta sẽ gọi thực thi ở mục menu còn lại.

Bước 30: Xử lý sự kiện mnu_Thoat:

Private Sub mnuThoat_Click() End

End Sub

II. BÀI TP T LÀM

1) Tạo báo cáo (Report) cho phép in ra giấy thông tin của các hàng hóa, các thông

tin này bao gồm: Mã hàng hóa, tên hàng hóa, đơn vị tính, tên loại hàng tương ứng.

2) Tạo báo cáo (Report) cho phép in ra giấy thông tin chi tiết về các phát sinh theo từng ngày, các thông tin này bao gồm: Ngày lập, loại, Fieu, họ tên khách hàng, lý do, số lượng, đơn giá, thành tiền (với Thành tiền = Số lượng * Đơn giá), tên hàng hóa và họ tên nhân viên tương ứng. (Hình VIII.10)

Hình VIII.10: Phát sinh theo ngày

3) Tạo báo cáo (Report) cho phép in ra giấy thông tin chi tiết về các phát sinh theo từng nhân viên, các thông tin này bao gồm: Ngày lập, loại, Fieu, họ tên khách hàng, lý do, thành tiền (với Thành tiền = Số lượng * Đơn giá), tên hàng hóa và loại hàng tương ứng. (Hình dưới)

Hình VIII.11: Phát sinh theo nhân viên

LI KT

Chương Thiết lập báo cáo cũng là chương kết thúc của giáo

trình TT. Visual Basic. Tuy nhiên lp trình s kin và lp trình cơ s

d liu với VB chỉ là một phần trong những khả năng mà VB mang

lại. Hy vọng chúng tôi sẽ gặp lại bạn đọc trong những chuyên đề

khác của VB.

Một phần của tài liệu Bài tập visual basic cơ bản (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)