Bộ máy kế toán của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thép châu phong (Trang 47 - 48)

Hạch toán kế toán giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lý kinh doanh, là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị cơ sở cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Để công tác kế toán có tác dụng tích cực đối với yêu cầu quản lý thì công việc quan trọng là phải tổ chức bộ máy kế toán nhƣ thế nào cho phù hợp với đặc điểm tổ chức, quy mô hoạt động kinh doanh, với tình hình phân cấp quản lý tài chính cũng nhƣ khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có của công ty.

Đây là sơ đồ mô tả cơ cấu bộ máy kế toán của công ty:

Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán Công ty CP thép Châu Phong

Phòng kế toán của công ty gồm một kế toán trƣởng và các nhân viên kế toán làm việc kết hợp chặt chẽ với nhau dƣới sự phân công công việc của kế toán trƣởng . Kế toán trƣởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ Kế toán lƣơng, TSCĐ, thủ quỹ Kế toán kho hàng

Sinh viên: Phạm Thuỳ Dung - QT 1004K 48

 Kế toán trƣởng kiêm kế toán tổng hợp:

- Điều hành bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trƣớc tổng giám đốc về công tác tài chính kế toán của công ty theo chế độ hiện hành.

- Thiết kế phƣơng án tự chủ tài chính, đảm bảo khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn của công ty nhƣ tính toán chính xác mức vốn cần thiết, tìm mọi biện pháp giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty.

- Làm công việc của kế toán tổng hợp, kiểm tra, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

 Kế toán kho hàng: Quản lý, hạch toán hoạt động mua hàng gồm nhập khẩu trực tiếp, mua hàng khai thác của các công ty, mua hàng của các nhà máy sản xuất trong nƣớc; theo dõi hàng tồn kho; phản ánh và theo dõi tình hình công nợ với nhà cung cấp…

 Kế toán tiêu thụ: Quản lý công tác tiêu thụ hàng hoá, theo dõi tình hình công nợ các khoản phải thu khách hàng, đôn đốc đối chiếu công nợ.

 Kế toán tiền lƣơng, TSCĐ, thủ quỹ : Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tiến hành trích khấu hao TSCĐ; hạch toán các khoản tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên; quản lý, bảo quản quỹ tiền mặt, thu tiền và xuất quỹ theo các chứng từ hợp lệ…

 Kế toán thanh toán: Theo dõi và phản ánh chính xác các biến động liên quan đến các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thép châu phong (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)