II I H HƯ ƯỚ ỚN NG GH HO OÀ ÀN N T TH HI IỆ ỆN N
2.1. Trao đổi thêm về việc phân loại các phương pháp tính giá thành sản phẩm hiện nay ở DN.
phẩm hiện nay ở DN.
Cùng với kế toán tập hợp chi phí sản xuất , kế toán giá thành được coi là khâu trọng tâm trong công tác kế toán ở DN.
Theo các tài liệu mà bản thân em thu thập được hiện nay đều có đề cập đến phân loại các phương pháp tính giá thành ở doanh nghiệp, song các tiêu thức để làm căn cứ phân loại đều không được đề cập tới hoặc có đề cập tới nhưng chưa rõ ràng. Trong phần này em xin bày tỏ những ý kiến cá nhân nhằm trao đổi thêm về việc phân loại các phương pháp tính giá thành sản phẩm ở DN.
Em thống nhất quan điểm rằng : Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu kế toán tập hợp CPSX cung cấp; bằng phương pháp tính toán nhất định để xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị các loại sản phẩm, công việc , lao vụ đã hoàn thành.
Như vậy, một phương pháp tính giá thành nào đó bao hàm hai nội dung chính là việc sử dụng số liệu kế toán CFSX đã tập hợp và thuật tính toán được vận dụng
Trong các tài liệu kế toán của các trường ĐH và tài liệu kế toán của các cá nhân mà em sưu tập được thì có ba cách phân loại các phương pháp tính giá thành như sau:
Cách phân loại thứ nhất:
Theo cách phân loại này tiêu thức chủ yếu để phân biệt là phép tính toán ( phép toán tài chính) để xác định tổng hợp giá thành và giá thành đơn vị.
Có thể chia ra:
- Phương pháp trực tiếp - Phương pháp hệ số - Phương pháp tỷ lệ
- Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ - Phương pháp tổng cộng chi phí
- Phương pháp định mức
Theo cách phân loại này để xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm ở doanh nghiệp thì kế toán phải đồng thời sử dụng nhiều phép tính toán số liệu khác nhau
Cách phân loại thứ hai:
Theo cách phân loại này, kế toán phải căn cứ vào việc sử dụng số liệu để tính toán giá thành đơn giản phức tạp và đặc điểm tổ chức sản xuất , quy trình công nghệ ở DN để chia ra các phương pháp tính giá thành sau:
- Phương pháp tính giá thành giản đơn - Phương pháp tính giá thành phân bước
- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng - Phương pháp tính giá thành định mức
Các phương pháp tính giá thành trên sử dụng các phép tính toán số liệu đã trình bày ở phương pháp phân loại thứ nhất để tính giá thành sản phẩm . Việc phân chia các phương pháp tính giá thành ở cách thứ hai vừa gắn với tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời cũng căn cứ vào tính chất của việc sử dụng số liệu khi tính giá thành.
Cách phân loại thứ ba:
Chia ra các phương pháp tính giá thành sau: - Phương pháp trực tiếp
- Phương pháp hệ số - Phương pháp tỷ lệ
- Phương pháp tính giá thành phân bước
- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng - Phương pháp tính giá thành định mức
- Phương pháp định mức
Các tài liệu đề cập cách phân loại này không nói đến các tiêu thức để phân loại mà chỉ nêu những đặc trng chính của các phơng pháp tính giá thành đó như: đối tượng tính giá thành, điều kiện vận dụng, công thức tổng quát…
Em cho rằng để phân biệt một phương pháp tính giá thành này với phương pháp tính giá thành khác phải căn cứ vào những đặc trng riêng của từng phương pháp.
Theo em cần phân biệt các phương pháp tính giá thành bằng 3 tiêu thức sau:
1.Đối tượng tính giá thành : Tiêu thức này cho phép nhận biết các loại sản
phẩm cụ thể của quy trình sản xuất phải tính giá thành.
2. Nội dung công việc tính giá thành sẽ thực hiện: Phần này vừa nêu tổng quát
bằng lời văn, vừa thiết lập công thức và phép tính sẽ sử dụng để tính giá thành.
3. Điều kiện vận dụng thích hợp như : Tổ chức sản xuất của DN, đặc điểm sản
phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm…
Như vậy trong cách phân loại thứ nhất chỉ đơn thuần là phép tính khi tính giá thành sản phẩm. Các phép tính đó có thể vận dụng cho nhiều ngành khoa học quản lý và cho một số phần hành kế toán khác mà không riêng gì cho kế toán giá thành.
Ở cách phân loại thứ ba có thể nói là không căn cứ vào tiêu thức nào cả để phân loại các phương pháp tính giá thành. Những nội dung nêu trên trong phương pháp đó chỉ là cụ thể hoá những điểm cần thiết khi vận dụng tính giá thành ở một DN nào đó mà thôi.
Cách phân loại các phương pháp tính giá thành thứ ba có thể tạm coi là hợp lý hơn cả. Các phương pháp ấy đều chứa cả ba nhân tố như em đã trình bày ở trên.
Em xin phân tích phương pháp tính giá thành giản đơn để thấy rõ nhận xét rút ra này:
Phương pháp tính giá thành giản đơn vận dụng cho quy trình sản xuất giản đơn:( Quy trình khép kín, không gián đoạn kỹ thuật, chu kỳ sản xuất rất ngắn…)
Đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ sản xuất. Tuỳ theo quy trình sản xuất người ta có thể thu được một loại sản phẩm hay vài loại sản phẩm khác nhau( các sản phẩm này cùng chung một loại nguyên vật liệu bỏ vào sản xuất ban đầu)
Các phương pháp tính giá thành khác khi xem xét ta thấy có những điểm t- ương tự nh phương pháp tính giá thành giản đơn.
Em mong rằng những vấn đề đă nêu trên sẽ đóng góp một phần nào đó với những người làm công tác kế toán và những ngời quan tâm đến kế toán nhất là kế toán tính giá thành, nhận xét rõ ràng mạch lạc , có cơ sở khoa học hơn khi nghiên cứu về mặt lý thuyết và vận dụng trong thực tiễn ở các DN.