Giải pháp khắc phục những hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn trình bày trình tự , thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự (Trang 29 - 33)

Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự để đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp

Tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, sáng 25/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS).

Qua hơn 5 năm thi hành Bộ Luật tố tụng dân sự, một số quy định đã bộc lộ hạn chế, bất cập, có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, hoặc còn chưa phù hợp, chưa đầy đủ và thiếu rõ ràng. Dự thảo Luật lần này bổ sung và bãi bỏ 61 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung 43 điều; bổ sung 12 điều, bãi bỏ 6 điều . Bổ sung tập trung vào 7 nhóm vấn đề, gồm: sửa đổi, bổ sung đối với các điều khoản liên quan đến những quy định chung như về những nguyên tắc cơ bản; thẩm quyền của Toà án; người tham gia tố tụng dân sự và những người tham gia tố tụng khác; chứng minh và chứng cứ; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thời hạn tố tụng... góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giải quyết những vụ án dân sự nhanh chóng, chính xác.[5]

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự là cần thiết, sẽ khắc phục được những hạn chế, bất cập trong thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự, đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp, đáp ứng các yêu cầu cam kết quốc tế và cải cách tư pháp; hoàn thiện một bước hệ thống pháp luật tố tụng dân sự, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.

Trong buổi thảo luận, các đại biểu cũng đề nghị sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng chỉ nên duy trì cơ chế hai cấp xét xử; giao cơ quan định giá độc lập để định giá tài sản, đảm bảo tính khách quan; trong trường hợp không ký hợp đồng với cơ quan định giá được thì mới giao cho TAND nhưng Chủ tịch hội đồng định giá phải là người của cơ quan tài chính. Các đại biểu cũng cho rằng, Bộ luật quy định về nghĩa vụ chứng minh và xuất trình chứng cứ nên sửa đổi theo hướng khuyến khích các bên thu thập xuất trình chứng cứ nhưng nghĩa vụ thu thập chứng cứ thuộc về cơ quan tòa án. Bởi trong thực tế, rất nhiều người dân còn có thói quen. mua bán trao tay, không giấy tờ, dẫn đến những khó khăn trong việc xuất trình chứng cứ.

Giải pháp tháo gỡ tình trạng việc thi hành án dân sự tồn chuyển kỳ sau

Để khắc phục tình trạng việc thi hành án dân sự tồn chuyển kỳ sau, cần phải tiến hành một số giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, xây dựng và hoàn thiện thể chế

- Trước mắt tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự và các văn bản có liên quan để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý thi hành án và tổ chức thi hành án; triển khai có hiệu quả đề án thí điểm thừa phát tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Về lâu dài, cần nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các luật có liên quan như Luật dân sự, Luật hình sự.... theo hướng khi tuyên về trách nhiệm tài sản, Tòa án và các cơ quan tài phán khác chỉ tuyên án trong khả năng thi hành của đương sự.

- Nghiên cứu xây dựng tiêu chí cơ chế cho phép xoá nợ đối với những khoản qua xác minh chắc chắn không thể thi hành được trên thực tế.

Hai là, công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong tổ chức thi hành án

- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác thi hành án dân sự theo hướng sâu sát, cụ thể, quyết liệt, rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý thi hành án dân sự, các cơ quan Thi hành án dân sự trong chỉ đạo, điều hành công tác thi hành án dân sự, nhằm tạo sự tập trung, thống nhất, thông suốt trong hệ thống cơ quan quản lý thi hành án dân sự với các cơ quan thi hành án dân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thi hành án.

- Tăng cường công tác phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc hỗ trợ để cơ quan thi hành án hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể thuộc cơ quan Thi hành án như: Chi bộ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, Công đoàn, Nữ công… nhằm thu hút sức mạnh và trí tuệ của tập thể vào công tác tổ chức thi hành án dân sự.

-Việc đổi mới hoạt động thi hành án dân sự cũng như các hoạt động khác trong bộ máy Nhà nước phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp và phục vụ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua, các nghị quyết của Trung ương Đảng, các nghị quyết, quyết định của Quốc hội và Chính phủ đề cập đến cải cách hành chính, cải cách tư pháp, trong đó có việc đổi mới và nâng cao hoạt động của cơ quan thi hành án. Vì vậy, khi đưa

ra các giải pháp nhằm giải quyết án dân sự tồn chuyển kỳ sau phải dựa trên, phù hợp và thực hiện các chủ trương nói trên

KẾT LUẬN CỦA NHÓM

Trong xã hội đang không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực, ngành nghề: kinh tế, khoa học công nghệ,công nghiệp, dịch vụ…. Việc xảy ra các tranh chấp về kinh doanh , bản quyền, lao động… là không thể tránh khỏi . Chính vì vậy cần phải có những phương án giải quyết thật thỏa đáng giữa các bên tranh chấp để tránh dẫn tới việc sử dụng bạo lực giải quyết vấn đề. Giải quyết tranh chấp bằng việc nhờ vào sự can thiệp của tòa án là một trong những phương án đã và đang được sử dụng .

Nhóm chúng em hi vọng các kì họp Quốc Hội tới sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ luật TTDS , khắc phục những mặt hạn chế còn tồn đọng , giúp cho trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự được dân chủ ,khách quan… đảm bảo được quyền lợi của người tham gia tố tụng và nhà nước. Có như thế công dân mới thực sự tin tưởng vào pháp luật , sống , học tập , làm việc theo pháp luật

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “pháp luật đại cương” – khoa lý luận chính trị trường đại học Công nghiệp Tp HCM 2009

2. Thuvienphapluat.vn

4. luatdaiviet.vn

5. thongtinphapluatdansu.wordpress.com 6. Luật Tố Tụng dân sự sửa đổi 2011 7. luatviet.vn

Một phần của tài liệu luận văn trình bày trình tự , thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự (Trang 29 - 33)