MÂY VÀ SÓNG

Một phần của tài liệu Ôn tập Ngữ Văn 9 (Trang 47 - 50)

2. Tác phẩm: Cố hương là một trong số các truyện ngắn tiêu biểu nhất

MÂY VÀ SÓNG

(Ta-go)

1. Tác giả:

- Ra-bin-dra-nath Ta-go (1861-1941) là nhà văn lớn, nhà văn hoá lỗi lạc của ấn Độ, sinh tại Can-cút-ta, là con út trong một gia đình đẳng cấp quí tộc Ba-la-môn. Cha ông là nhà triết học, nhà cải cách xã hội nổi tiếng. Cả mười ba anh chị em ruột của Ta-go đều trở thành những văn sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ và những nhà hoạt động xã hội xuất sắc của ấn Độ. Ta-go sớm có ý thức về đất nước, về dân tộc. Tám tuổi, Ta-go đã nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Băng-gan và làm thơ hay. Mười ba tuổi, Ta-go đã có tác phẩm Bông hoa rừng được đăng trên tạp chí. Ngoài sáng tác văn học, Ta-go còn sáng tác cả nhạc, hoạ, dịch sách cổ ấn Độ bằng tiếng Phạn, dịch Mắc-bét của Sếch-xpia. Ta-go từng mở trường học, đi diễn thuyết phản đối sự xâm lược của thực dân Anh, tham gia thành lập Hội các nhà văn tiến bộ ấn Độ, tích cực kêu gọi đấu tranh chống ách nô dịch của đế quốc và tàn dư phong kiến. Từ năm 1916, Ta-go thực hiện chương trình du lịch thế giới với mục đích: "đi xa để được tái sinh mãi mãi trên quê hương ấn Độ. ấn Độ nghèo khổ đau thương nhưng tôi yêu ấn Độ nhất". Năm 1916 ông đi Nhật; năm 1917 đi qua Anh, Mĩ; năm 1921 đến thăm Pháp, 1924 đến Trung Quốc, 1929 Ta-go đã đến Việt Nam.

cũng rất đáng chú ý của tâm hồn tác giả, thể hiện trong tập Trăng non - tập thơ về trẻ em.

Trên thế giới, từ xưa đến nay, có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài này. Được đặc biệt nhắc nhở và ca ngợi là nhà thơ Pháp, Vích-to-Huy-gô với tập thơ Nghệ thuật làm ông, viết vào lúc gần tám mươi tuổi. Nhà thơ Pháp tìm trong đứa cháu nhỏ của mình niềm vui thanh thản trong tuổi già và sung sướng như được sống lại những ngày thơ ấu. Nhà thơ ấn Độ đi vào thế giới trẻ con với một tâm trạng hoàn toàn khác biệt. Thơ về trẻ con của Ta-go trong sáng, hồn nhiên và chân thực. Ông tỏ ra có đủ tươi non để hiểu được tâm hồn kì diệu của các em và để mô tả thế giới lạ lùng này, Ta-go đã dùng một ngôn ngữ thích hợp vô cùng phong phú" (Tuyển tập Đào Xuân Quí - NXB văn học, 2002).

2. Tác phẩm:

Ta-go có sức sáng tạo thật phi thường. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ, gồm:

- 52 tập thơ, trong số đó, đáng chú ý là các tập Thơ dâng (1910), Thiên nga (1914-1916), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Thơ ngắn

(1922), Mơ-hua (1928).

- 42 vở kịch, trong đó xuất sắc nhất là Vua và Hoàng hậu (1889), Lễ máu

(1890), Dòng tự do (1922).

Kịch Ta-go rất đa dạng, một số vở viết theo lối tượng trưng như: Ông vua

(1913); một số vở kết hợp giữa kịch và thơ trữ tình như: Phòng bưu điện

(1913), Thầy tu khổ hạnh (1916).

- 12 bộ tiểu thuyết, trong đó đáng chú ý có: Đắm thuyền (1906), Hạt bụi trong mắt (1913), Ngôi nhà và thế giới (1916), Gô-ra (1905-1908).

- Khoảng một trăm truyện ngắn, rất nhiều bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín,... và 1.500 bức hoạ.

Những tác phẩm của Ta-go mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rất sâu sắc, mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ.

- Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su, xuất bản năm 1909, sau này được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập

Trăng non, xuất bản năm 1915.

BẾN QUÊ

(Nguyễn Minh Châu)

1. Tác giả:

- Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930-1989) sinh tại quê gốc: làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1972).

Vào các năm 1944-1945, Nguyễn Minh Châu học Trường Kỹ nghệ Huế. Năm 1945 ông tốt nghiệp Thành Chung. Tháng 1 năm 1950 ông học chuyên khoa Trường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh) và sau đó gia nhập quân đội theo học Trường Sỹ quan Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956 ông công tác tại Ban tham mưu tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961 ông theo học Trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962 về công tác tại phòng, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.

- "Hoạt động văn học của Nguyễn Minh Châu khá phong phú và có những thành công đáng trân trọng. Chỉ riêng về lĩnh vực sáng tác, nhiều tác phẩm của ông đã trở thành đề tài tìm hiểu của hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu và những chuyên luận khoa học trong và ngoài nước. Đọc lại những trang viết của ông, đọc lại những bài viết về ông, có thể thấy rằng: về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu còn tiềm ẩn nhiều vấn đề, nhiều gợi ý có khả năng hứa hẹn cho việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu ở những bình diện và phương pháp tiếp cận mới"(1).

2. Tác phẩm:

- Tác phẩm đã xuất bản của Nguyễn Minh Châu gồm nhiều thể loại: Cửa sông (tiểu thuyết, NXB Văn học, 1967); Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, NXB Văn học, 1970); Dấu chân người lính (tiểu thuyết, NXB Thanh niên, 1972); Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 1974); Miền cháy (tiểu thuyết, NXB Quân đội nhân dân, 1977); Lửa từ

(1) Nguyễn Trọng Hoàn - Nguyễn Minh Châu, về tác gia và tác phẩm - NXB Giáo dục,

những ngôi nhà (tiểu thuyết, NXB Văn học, 1977); Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 1981); Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, NXB Quân đội nhân dân, 1982); Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, 1983); Đảo đá kì lạ (viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 1985); Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1987); Chiếc thuyền ngoài xa (tập truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, 1987); Cỏ lau (tập truyện vừa, NXB Văn học, 1989); Trang giấy trước đèn (tiểu luận phê bình, NXB Khoa học xã hội 1994); và nhiều bút ký, truyện ngắn khác đăng trên các báo.

Với những cống hiến xuất sắc của mình trong hoạt động văn học nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã được nhận: Giải thưởng Bộ Quốc phòng (năm 1984-1989); Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1988-1989); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2000).

- Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Trong truyện ngắn này, ngòi bút của nhà văn hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày, với những chi tiết sinh hoạt đời thường để phát hiện những chiều sâu của cuộc sống với bao qui luật và nghịch lí, vượt ra khỏi cách nhìn, cách nghĩ trước đây của cả xã hội và của chính tác giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ôn tập Ngữ Văn 9 (Trang 47 - 50)