Liệu có tồn tại các hệ thống quản lý kênh cung cấp có đặc điểm chung không?

Một phần của tài liệu Cẩm nang làm thương mại điện tử 100 bí quyết (Trang 124 - 125)

- Các nhà cung ứng Các nhà cung ứng cần được thường xuyên thông báo về tình hình chở hàng, giao hàng,

97. Liệu có tồn tại các hệ thống quản lý kênh cung cấp có đặc điểm chung không?

Những hệ thống này có tương thích không và các vấn đề cần phối hợp để hoà nhập với công nghệ Internet là gì?

Hiện tại, không có các hệ thống quản lý kênh cung ứng hoạt động theo giải pháp nối đầu hoàn hảo (end to end solutions). Các kênh cung cấp có thể hợp nhất tất cả các hệ thống giao hàng, tài chính và các hệ thống vận hành của người mua và nhà cung cấp, nhìn chung vẫn còn là một ý tưởng viển vông. Tuy vậy, Cisco Systems (www.cisco.com) gần như đã đạt được hệ thống thống nhất này. Nó sử dụng hệ thống ERP, hệ thống quản lý kênh cung cấp (SCM) và giao diện của cả 2 hệ thống.

Hệ thống lập kế hoạch nguồn doanh nghiệp (ERP) là một hệ thống thông tin rộng về công ty với các modun khác nhau đề cập đến việc quản lý nguồn nhân lực, mua bán, hàng tồn kho, lập kế hoạch sản xuất và các hoạt động khác. Các hãng như SAP, People Soft, JDEdwards, Baan, oracle và QAD là các nhà cung cấp lớn về hệ thống này. Các hệ thống ERP ban đầu không tương thích với mạng Internet, nhưng rất nhiều các nhà cung cấp hiện đã điều chỉnh hệ thống của họ thích ứng với việc sử dụng mạng Internet.

Hệ thống quản lý kênh cung cấp được phát triển sau hệ thống ERP và do vậy có khả năng sử dụng Internet tốt hơn. Một hệ thống SCM là một hệ thống thông tin đã được chứng tỏ không chỉ hoạt động trong công ty mà còn sử dụng để liên kết với các khách hàng và các nhà cung cấp. Các hệ thống SCM cũng được các nhà cung cấp ERP cũng như các hãng như Manugistics và i2 đưa ra.

Các hệ thống SCM giải quyết năm chức năng của doanh nghiệp: lập kế hoạch, mua hàng, đặt hàng, vận chuyển và bán hàng. Các hệ thống được xây dựng theo hoặc trên cơ sở các hệ thống ERP hiện hành và do vậy hoàn toàn tương thích với các hệ thống phát triển sau. Tuy nhiên, điều này có nghĩa rằng người sử dụng phải thiết kế lại các hệ thống ERP để tận dụng được các ưu điểm của SCM.

Một giải pháp khác là việc sử dụng các công cụ tích hợp nối một ERP với mạng Internet. Những công cụ này sẽ làm thay đổi tiền diện “front office” của hệ thống ERP (hình thức trình bày) nhưng không làm thay đổi “hậu diện” “back office” của hệ thống (các modun chức năng và cơ sở dữ liệu trung tâm). Những công cụ tích hợp này được các hãng như CrossWorlds, Oberon, CrossRoute (Extricity) và Siebel cung cấp.

Tính tương thích

Các hệ thống ERP khác nhau nhìn chung không tương thích với nhau. Điều này được coi là một vấn đề chính đối với nhiều doanh nghiệp. Một người sử dụng JDEdwards và một người sử dụng SAP không thể trao đổi một cách đơn giản các file; họ cần một hình thái chuyển đổi (translation layer). Hình thái này có thể là một chương trình giao diện chuyển đổi xây dựng theo mục đích giữa hai người sử dụng cố định, hoặc một cách hữu ích hơn là một giao diện đối với một hình thức chuyển đổi của Internet cho phép tiếp cận một cách linh hoạt hơn và

rộng rãi hơn. Một chương trình thích hợp với mạng Internet sẽ chuyển đổi các file sử dụng ERP thành các giao thức Internet, theo một định dạng chuẩn. Khi cả hai bên giao dịch sử dụng chương trình tích hợp này, vấn đề tương thích bị giới hạn bởi việc thừa nhận vốn từ về số hoá mà các bên sử dụng.

Phát triển cơ sở chuyển đổi thích hợp thường tốn nhiều chi phí. Với bất cứ giá nào, việc giới thiệu một hệ thống ERP tương thích với Internet đòi hỏi không chỉ là việc tiếp cận được Internet mà còn là kiến thức chuyên sâu về máy tính và sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn nước ngoài để vừa phát triển vừa tiếp tục duy trì và nâng cấp hệ thống.

Ví dụ nghiên cứu

SAP, hãng hàng đầu trên thị trường về ERP đã giới thiệu một hệ thống sơ khởi có tên là MySAP đểthiết lập quan hệ giữa các hệ thống ERP và mạng Internet. MySAP bao gồm 4 yếu tố chủ yếu: Các thị trường (cổng Internet cho người mua và nhà cung cấp); môi trường làm việc (Các cổng doanh nghiệp cho nhân viên, khách hàng, các nhà cung cấp và các đối tác); Các ứng dụng kinh doanh (trong các lĩnh vực về thương mại điện tử, quản lý mốí quan hệ và khách hàng, quản lý kênh cung ứng, bí mật kinh doanh, quản lý chu kỳ sống của sản phẩm, và lập kế hoạch nguồn doanh nghiệp); điều hành các ứng dụng (chạy các ứng dụng cho từng doanh nghiệp).

Các thị trường được dùng chủ yếu cho việc đặt hàng, yêu cầu chào hàng và báo giá, quản lý các mối quan hệ. Các thị trường đưa ra phương tiện vừa liên lạc trực tiếp và nhà cung cấp và vừa thực hiện các hoạt động giao dịch. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể sử dụng để tìm kiếm các nhà cung cấp mới trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. SAP tuyên bố rằng tính đến tháng 3/2000 mySAP.com Marketplace có trên 12.000 khách hàng trên toàn cầu và 10 triệu người sử dụng. Những người sử dụng có thể tự xác định việc thiết lập thị trường và tự xây dựng theo yêu cầu của mình.

JDEdwards có một hệ thống phân phối và giao hàng có cùng một số khả năng như mySAP. Oracle là nhà cung cấp có tiếng trong lĩnh vực tương thích ERP với mạng Internet.

Một phần của tài liệu Cẩm nang làm thương mại điện tử 100 bí quyết (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)