Nhóm giải pháp về phía chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.DOC (Trang 30 - 35)

II – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁNHÂN

3.2.1 Nhóm giải pháp về phía chính phủ

3.2.1.1 Ban hành luật và hoàn thiện luật thuế thu nhập cá nhân

Hiện nay, dự thảo Luật thuế TNCN đang trong giai đoạn lấy ý kiến nhân dân lần cuối để chuẩn bị trình Quốc hội thông qua. Nghiên cứu dự thảo này, chúng tôi xin có một số đánh giá và kiến nghị như sau:

- Nếu quy định đánh thuế đối với thu nhập từ thừa kế và quà tặng thì phải đánh vào tất cả các tài sản chứ không nên chỉ áp dụng đối với tài sản là cổ phiếu, trái phiếu, quyền sở hữu doanh nghiệp, bất động sản như theo quy định của dự thảo. Nếu không, việc chuyển đổi tài sản hoặc chuyển dịch tài sản ảo sẽ xảy ra nhằm tránh thuế. Việc đánh thuế thừa kế đối với bất động sản là tài sản thừa kế khi người được thừa kế đã có nhà ở sẽ gây nhiều tranh cãi, vì không có chuẩn mực thế nào là “nhà ở”.([ix]) Mặt khác, có thể trước khi nhận thừa kế, người được thừa kế sẽ chuyển nhượng nhà ở của mình cho người khác. Do vậy, cần xác định việc đánh thuế đối với bất động sản thừa

kế cũng giống như các tài sản thừa kế khác. Nếu đánh thuế vào tất cả các loại quà tặng thì thu nhập từ kiều hối cũng nên thuộc diện chịu thuế. Hiện nay, pháp luật chưa hề có định nghĩa nào về kiều hối, ngay cả trong Pháp lệnh ngoại hối 2005. Về bản chất, kiều hối là ngoại hối do người Việt Nam định cư, sinh sống ở nước ngoài gửi về cho thân nhân trong nước nên nó là một dạng quà tặng. Mặc dù chính sách của Nhà nước là khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng quê hương nhưng sự bình đẳng trong nghĩa vụ thuế cũng rất cần được tôn trọng.

- Việc dự thảo Luật thuế TNCN quy định đánh thuế vào lãi góp vốn, cổ tức được chia là không hợp lí. Những khoản thu nhập này là phần còn lại được chia sau khi doanh nghiệp đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Về bản chất, khoản thu nhập từ lãi góp vốn, cổ tức được chia khác với lãi gửi ngân hàng, vì lãi gửi ngân hàng là khoản chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nếu nhà làm luật muốn điều tiết thu nhập, thì cần xác định những khoản thu nhập này vào thu nhập thường xuyên, chứ không phải thu nhập không thường xuyên như dự thảo quy định vì đây là khoản thu nhập có được theo định kì (thường là một năm).

- Không nên quy định thu nhập từ lãi mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước vì như vậy sẽ không công bằng với những hình thức đầu tư khác như mua trái phiếu công ti, kì phiếu ngân hàng… Bởi lẽ, Nhà nước trong mối quan hệ với những người nắm giữ trái phiếu cũng giống như những tổ chức phát hành khác, đây là quan hệ dân sự nên không thể có đặc quyền dành riêng cho Nhà nước. Thiết nghĩ, Nhà nước cần thu hút nguồn vốn thông qua uy tín và niềm tin từ nhà đầu tư, chứ không phải là tạo ra vị thế cao hơn so với những tổ chức khác trong việc phát hành các công cụ vay nợ.

- Việc đánh thuế vào lãi cho vay nhưng không đánh thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm là không hợp lí, bởi lẽ lãi tiền gửi tiết kiệm về bản chất cũng là lãi cho vay. Tuy tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng có quy chế pháp lí riêng([x]) nhưng không có khác biệt gì lớn so với các loại tiền gửi khác của cá nhân. Nếu quy định như vậy, chắc chắn việc đánh thuế với lãi tiền gửi ngân hàng đối với cá nhân sẽ không có hiệu quả, vì người dân sẽ chỉ sử dụng hình thức gửi tiền tiết kiệm. Không những thế, đây là sự không bình đẳng trong quy định về quyền huy động vốn của tổ chức tín dụng so với

các loại hình doanh nghiệp khác. Chúng tôi ủng hộ việc không đánh thuế với lãi bảo hiểm nhân thọ nhằm khuyến khích người dân tham gia loại hình dịch vụ rất hữu ích này. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, lãi bảo hiểm nhân thọ cũng tương tự như cổ tức, nghĩa là phần lợi nhuận được chia sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trong trường hợp nộp thuế TNCN của cá nhân kinh doanh chưa đủ điều kiện áp dụng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ (mà hiện nay nhóm chủ thể này rất phổ biến), theo chúng tôi, việc nộp thuế khoán là giải pháp hợp lí. Tuy nhiên, không nên giao quyền cho cơ quan thuế ấn định cả hai căn cứ tính thuế là doanh thu, chi phí và thuế suất mà chỉ nên ấn định doanh thu, chi phí để đảm bảo cho việc áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với nhóm chủ thể này. Bên cạnh đó, việc dự thảo chỉ đánh thuế vào chủ hộ kinh doanh mà không đánh thuế theo mức bình quân của từng cá nhân trong hộ sẽ dẫn đến tình trạng các thành viên khác (thường là người thân trong gia đình) sẽ được hưởng mức lương cao để làm giảm thu nhập nhằm tránh thuế.

- Đối với những khoản thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, chuyển giao công nghệ, quà tặng, khuyến mại, trúng thưởng xổ số và các trò chơi có thưởng, không nên quy định mức khởi điểm là 10 triệu đồng mới đánh thuế nhằm hạn chế tình trạng tránh thuế, do việc đánh thuế trong những trường hợp này là đánh thuế từng lần. Ví dụ: Chia nhỏ giá trị chuyển giao công nghệ, nhượng quyền thương mại, quà tặng thành nhiều phần, mỗi phần là một hợp đồng có giá trị thấp hơn 10 triệu đồng thì sẽ không bị đánh thuế.

- Việc phân biệt đối tượng cư trú và không cư trú chỉ nên giới hạn trong việc xác định các thủ tục hành chính thuế, không nên phân biệt về nghĩa vụ thuế, vì sẽ không đảm bảo sự bình đẳng giữa đối tượng cư trú và không cư trú đối với cùng một loại thu nhập (ví dụ: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh phải cùng xác định trên thu nhập bằng doanh thu trừ chi phí, không thể áp dụng trên doanh thu đối với riêng đối tượng không cư trú). Do đó, trừ những quy định nhằm đảm bảo tránh đánh thuế hai lần thì việc xác định nghĩa vụ thuế đối với những khoản thu nhập phát sinh ở Việt Nam của người không cư trú cần phải quy định bình đẳng với người cư trú. Bên cạnh đó, về kĩ thuật lập pháp, nếu việc đánh thuế đối với người cư trú và không cư trú là

như nhau thì không cần phải quy định nhắc lại làm cho văn bản luật dài dòng, chỉ cần dẫn chiếu trong một điều luật là được.

- Cần quy định việc áp dụng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần làm cơ sở đảm bảo quyền lợi đối với các đối tượng có thu nhập từ nhiều quốc gia khác nhau, không nên quy định chung chung về việc áp dụng điều ước quốc tế như trong Điều 10 của dự thảo.

- Không nên quy định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác định theo nguyên tắc: theo giá hợp đồng, nếu giá hợp đồng thấp hơn giá đất do UBND tỉnh quy định thì xác định theo giá đất của UBND tỉnh. Quy định như vậy tất yếu dẫn đến các bên tham gia hợp đồng chỉ ghi mức giá bằng với giá đất của UBND tỉnh đã công bố trong các lần chuyển nhượng và kết quả là Nhà nước không thu được thuế. Theo chúng tôi, việc xác định giá quyền sử dụng đất cũng cần phải dựa vào nguyên tắc thị trường như đối với các bất động sản khác và Chính phủ cần có những quy định cụ thể hướng dẫn việc xác định giá chuyển nhượng trong trường hợp giá chuyển nhượng ghi trong hợp đồng thấp hơn giá phổ biến trên thị trường.

- Quy định về mức chiết trừ gia cảnh cần lưu ý đến mặt bằng chi tiêu thực tế của các địa phương. Hiện nay, rõ ràng có những chênh lệch về chi phí khá lớn giữa các địa phương, ví dụ như giữa Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với những tỉnh thành khác. Nếu mức thu nhập chịu thuế và mức chiết trừ gia cảnh giống nhau thì nơi nào có chi phí bình quân cao hơn thì người nộp thuế sẽ bị thiệt về thuế. Thiết nghĩ, dự thảo nên quy định việc tham gia quyết định của chính quyền cấp tỉnh trong việc xác định mức chiết trừ gia cảnh. Ví dụ: Nên quy định Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền điều chỉnh trong giới hạn nhất định theo quy định của Chính phủ về mức chiết trừ gia cảnh để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

3.2.1.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thuế đến mọi người dân

Cơ quan thuế các cấp cần quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thuế, về kỹ thuật tuyên truyền đến cán bộ thuế, nhất là cán bộ cơ sở có thể nắm chắc mọi chính sách, chế độ, từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể, đủ khả năng làm tròn nhiệm vụ một tuyên truyền viên giỏi về thuế.

Những “bản tin thuế” do Tổng cục hoặc một số Cục thuế phát hành phảo kịp thời cung cấp những thông tin phong phú, hướng dẫn công tác “bắt đúng mạch” nhu cầu, thiết thực góp phần nâng cao hiểu biết toàn diện cho cán bộ thuế về hoạt động của toàn ngành, của địa phương, của một số nước để vận dụng, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn hàng ngày.

Tích cực đào tạo cán bộ thuế có trình độ, hăng say với công tác tuyên truyền pháp luật thuế ngày càng nhiều và liên tục được bồi dưỡng để công tác tuyên truyền ngày càng đem lại hiệu quả khả quan, thiết thực: tác động tốt với đối tượng tuyên truyền không chỉ thể hiện qua nội dung giải thích mang tính thuyết phục, có lý, có tình mà còn gắn với nhân cách, uy tín của cán bộ thuế, đủ khả năng tranh luận, trao đổi sâu kỹ về từng vấn đề, từ lý luận gắn với thực tiễn và lời nói đi đôi với việc làm cụ thể hàng ngày.

Cơ quan thuế các cấp tổ chức nhiều “đường dây nóng” bố trí cán bộ thường trực có đủ trình độ, kịp thời tư vấn, giới thiệu, giải đáp thắc mắc về thuế phát sinh trong suốt quá trình triển khai cac luật thuế mới.

3.2.1.3 Cải thiện cơ sở vật chất cho ngành thuế

Cùng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế và nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý thuế, cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành thuế cần được hiện đại hóa hơn nữa. Ngành thuế cần sớm có một hệ thống quản lý thuế bằng mạng vi tính nội bộ. Xét tại thời điểm ban đầu điều này có thể đòi hỏi chi phí cao, nhưng xét về lâu dài thì sẽ tiết kiệm về thời gian và chi phí rất nhiều. Hệ thống này sẽ không chỉ phục vụ riêng cho công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân mà còn cho tất cả các sắc thuế khác. Trong điều kiện mới, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hoạt động buôn bán ngày càng đa dạng và tăng mạnh về quy mô, các thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi thì việc quản lý thu thuế một cách thô sơ là không còn thích hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.DOC (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w