V. VĂN HOÁ TÁI SẢN XUẤT SINH HỌ C XÃ HỘI
1. Văn hóa tái sản xuất sinh họ c xã hội trong thời trung đại
1.1. Gia đình, dòng họ, hôn nhân, và tái sản xuất lao động, tái sản xuất người nối dõi huyết thống.
1.1.2. Sinh con đàn cháu đống. Không nuôi người theo chất lượng và số lượng dinh dưỡng được cung cấp trong từng bữa ăn, mà theo quan niệm "thêm đũa,thêm bát", "trời sinh voi trời sinh cỏ"
1.1.3. Cửu tự cù lao (chín chữ về công lao duỡng dục của cha mẹ): sinh (cha sinh), cúc (mẹ đẻ), phủ (vỗ về), dục (nuôi cho khôn), cố (trông nom), phục (quấn quít), phủ (nâng nhắc), súc (nuôi cho lớn), phúc (bồng bế).
1.1.4. Mơ ước: phúc, lộc, thọ, khang, ninh và trường sinh.
1.1.5. Tâm lý trọng nam khinh nữ. Tâm lý này được Nho giáo củng cố. Nhưng trong thực tế đời sống còn hiện diện một quan niệm khác: ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng; thuận vợ,thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn … Phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng "tay hòm chìa khoá" trong gia đình, mà cả trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.1.6. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. 1.2. Nền giáo dục.
1.2.1. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Khẩu hiệu của giáo dục: "Tiên học lễ, hậu họcvăn".
1.2.2. Đào tạo hiền giả: phục tùng nghiêm cẩn người trên, coi cổ nhân là mẫu mực, " hậu cổ, bạc kim", tu dưỡng đạo đức, "tâm hành".
1.2.3. Bên chàng đọc sách, bên nàng quay tơ. Rước vinh quy về làng bái tổ. 1.2.4. Ước vọng "trí quân trạch dân". "làm trai trong cõi thế gian, phò đời giúp nước phơi gan anh hào".
1.3. Xã hội thời trung đại là xã hội thần dân.
1.3.1. Tam cương ngũ thường và con người chức năng.
1.3.2. Lập đức, lập công, lập ngôn.
1.3.3. Ba kiểu nhà Nho: nhà Nho hành đạo, nhà Nho ẩn dật, nhà Nho tài tử. 1.3.4. Nền giáo dục không được cách tân và quan niệm làm người kiểu Nho giáo không thể không chịu trách nhiệm về sự mất nước Việt Nam vào tay thực dân Pháp ở cuối thế kỷ XIX.