Chứng khoán ngắn hạn có giá trị bao gồm : : Cổ phiếu; Trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng; Chứng khoán có giá trị khác...Kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn phải được ghi sổ theo giá thực tế mua chứng khoán bao gồm giá mua + các chi phí đầu tư (nếu có) như chi phí môi giới, lệ phí, thuế và phí ngân hàng. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm cả những chứng khoán dài hạn được mua để bán ở thị trường chứng khoán mà có thể thu hồi vốn trong 1 năm.
TK 121 "Đầu tư chứng khoán ngắn hạn"
Bên Nợ : Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào hoặc chuyển dịch từ CKĐT dài hạn Bên Có : Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán Số Dư Nợ : Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn do DN đang nắm giữ
Trình tự hạch toán :
1/- Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào giá mua và các chi phí đầu tư Nợ TK 121
Có 111,112,141,144, 331
- Khi chuyển đổi chứng khoán đầu tư dài hạn thành chứng khoán đầu tư ngắn hạn Nợ TK 121
Có TK 212
2/- Định kỳ tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu:
* Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (không mang tiền về doanh nghiệp mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu):
Nợ TK 121 Có TK 515
* Trường hợp nhận lãi bằng tiền : Nợ TK 111,112
Có TK 515
* Xác định số lãi phải thu nhưng chưa thu được : Nợ TK 1388
Có TK 515
3/- Khi chuyển nhượng chứng khoán đầu tư ngắn hạn hoặc thanh toán chứng khoán đã đến hạn, căn cứ vào giá bán chứng khoán nhượng bán
* Trường hợp có lãi : Nợ TK 111,112, 131 Có TK 121
Có TK 515 * Trường hợp lỗ :
Nợ TK 111,112, 131 Nợ TK 635
Có TK 121
4/- Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn đã đáo hạn : Nợ TK 111,112
Có TK 121 Có TK 515
5/- Chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán : Nợ TK 635
Có TK 111, 112...