KẾT QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA – KHEN THƯỞNG NĂM HỌC 2008-

Một phần của tài liệu bao cao TK (Trang 27 - 28)

C. Bốn bài học kinh nghiệm

KẾT QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA – KHEN THƯỞNG NĂM HỌC 2008-

đây vẫn còn nguyên giá trị:

1. Để thực hiện thành công những chủ trương lớn của ngành, điều tiên

quyết là phải quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân để từ đó xây dựng các chương trình phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội nhằm huy động các lực lượng xã hội trực tiếp tham gia và hỗ trợ các hoạt động giáo dục, tạo được sự đồng thuận của xã hội, sự ủng hộ của các cấp, các ngành, của các địa phương, trong đó sự

chủ động của ngành GD&ĐT về thông tin cho xã hội, tham mưu cho Chính phủ, lãnh đạo các địa phương và tổ chức thực hiện là hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định (3 chủ động của ngành để tạo đồng thuận xã hội).

2. Việc đổi mới sự nghiệp giáo dục vừa là nhu cầu cấp bách, lại vừa phải

được chuẩn bị kỹ, đồng bộ về mô hình thực tiễn, nhận thức của các tầng lớp xã hội, sự sẵn sàng của đội ngũ thày cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục, sự hỗ trợ của hệ thống thông tin, truyền thông (4 đồng bộ để đổi mới giáo dục).

3. Các cấp quản lý giáo dục phải tích cực đề xuất với các cấp có thẩm

quyền những vấn đề có tính chiến lược cho phát triển giáo dục. Phải bám sát

thực tiễn, bám sát cơ sở một cách có kế hoạch, sẵn sàng nghe các khó khăn, yếu kém của cơ sở, có ý thức tìm tòi, phát hiện và nhân rộng mô hình tốt, giải quyết kịp thời dứt điểm những vướng mắc, phát sinh.

4. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phải quán triệt sâu sắc

yêu cầu nhà nước phải quản lý chất lượng giáo dục, đánh giá trung thực kết

quả học tập và rèn luyện của học sinh; chuẩn hoá các yếu tố đầu vào và yêu

cầu đầu ra của các cơ sở giáo dục, xã hội hóa giáo dục.

KẾT QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA – KHEN THƯỞNGNĂM HỌC 2008-2009 NĂM HỌC 2008-2009

Năm học 2008-2009, toàn ngành tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng, thực hiện Thông tư số 21/2008/TT-BGDĐT ngày 22/4/2008, về

hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục và Thông tư số 22/2008/TT ngày 23/4/2008 hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. Tháng 11 năm 2008, Chủ tịch nước đã ký quyết định công nhận 101 NGND và 817 NGƯT. Đây là lần phong tặng danh hiệu NGND, NGƯT có số lượng lớn nhất trong 10 lần phong tặng (từ năm 1988 - 2008).

Năm học này, Bộ đã có công văn số 10234/ BGDĐT ngày 5/11/2008 Quy định tiêu chuẩn đánh giá và cho điểm về các lĩnh vực công tác đối với các sở GD - ĐT năm học 2008-2009. Nhìn chung, công tác thi đua khen thưởng của ngành đã đi vào nền nếp. Cụm thi đua theo vùng miền tiếp tục cải tiến và nâng cao hoạt động; khuyến khích và tôn vinh các tập thể và cá nhân hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Căn cứ kết quả đánh giá thi đua của các vùng, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của ngành đã xem xét và đánh giá khen thưởng về công tác thi đua năm học 2008 - 2009, cụ thể như sau:

- Tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Cờ thi đua của Bộ GD- ĐT cho 8 Sở GD-ĐT đạt thành tích xuất sắc dẫn đầu các vùng thi đua trong năm học;

- Tặng Cờ thi đua của Bộ GD-ĐT cho 14 Sở GD-ĐT đạt thành tích xuất sắc, đứng thứ nhì các vùng thi đua trong năm học;

- Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho 27 Sở GD-ĐT về thành tích xuất sắc trong các mặt công tác;

- Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho 247 lĩnh vực công tác thuộc Sở GD-ĐT đã đạt thành tích xuất sắc, 3 sở GD-ĐT được khen về công tác Pháp chế, 5 sở GD-ĐT được khen về công tác Khảo thí và kiểm định chất lượng, 2 trường được khen thưởng toàn diện;

- Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho 60 đồng chí là lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, thành phố đã có thành tích xuất sắc, đóng góp có hiệu quả hỗ trợ cho giáo dục địa phương phát triển.

Phần thứ hai

Một phần của tài liệu bao cao TK (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w