CHƯƠNG III: GỢI ĐỘNG CƠ KẾT THÚC

Một phần của tài liệu SKKN - Gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy chương trình con (Trang 26 - 29)

5) Xét sự biến thiên và phụ thuộc

CHƯƠNG III: GỢI ĐỘNG CƠ KẾT THÚC

Gợi động cơ kết thúc cũng có tác dụng nâng cao tính tự giác trong hoạt động học tập của học sinh như các cách gợi động cơ khác. Mặc dù nó không có tác dụng kích thích đối với nội dung đã qua hoặc hoạt động đã thực hiện, nhưng nó góp phần gợi động cơ thúc đẩy hoạt động nói chung và nhiều khi việc gợi động cơ kết thúc ở trường hợp này lại là sự chuẩn bị gợi động cơ cho những trường hợp tương tự sau này.

Trong thực tế của hoạt động dạy học, nhiều khi ngay từ đầu hoặc trong khi giải quyết vấn đề, ta chưa thể làm rõ tại sao lại học nội dung này, tại sao lại thực hiện hoạt động kia. Những câu hỏi này phải đợi mãi về sau mới được giải đáp hoặc giải đáp trọn vẹn. Như vậy, ta đã gợi động cơ kết thúc, nhấn mạnh hiệu quả của nội dung hoặc hoạt động đó với việc giải quyết vấn đề đặt ra.

Xét bài toán sau: “Lập chương trình cho máy tính tìm các đường trung tuyến của một tam giác khi biết số đo ba cạnh là a, b, c được nhận vào từ bàn phím”.

Trong bài toán này chúng ta yêu cầu học sinh chia ra thành nhiều bài toán nhỏ độc lập. Cụ thể là:

Var a, b, c, S: Real; Function Ktra: Boolean; Begin

Ktra := (a < b + c) And (b < a + c) And (c < a + b); End;

Procedure Nhap; Begin

Repeat

Write('Nhap do dai canh thu nhat: '); Readln(a); Write('Nhap do dai canh thu hai : '); Readln(b); Write('Nhap do dai canh thu ba : '); Readln(c); If Not Ktra Then

Writeln('Ba do dai vua nhap khong phai la 3 canh tam giac! Nhap lai:'); Until Ktra;

End;

Procedure Trung_Tuyen(m, n, p: Real); Begin

Writeln('Trung tuyen qua canh ',m:0:2,' la: ',0.5 * sqrt(2* (n * n + p * p) - m * m):0:2); End; Procedure BaTT; Begin Trung_tuyen(a, b, c); Trung_tuyen(b, a, c); Trung_tuyen(c, b, a); End; Begin Nhap; BaTT; Readln End.

Sau khi chương trình đã chạy thông suốt, ta gọi lại chương trình và cho học sinh thấy được trong bài toán này là tính các đường trung tuyến của một tam giác nên các hàm

Ktra, thủ tục Nhap, thủ tục BaTT không có tham chiếu. Việc sử dụng những chương trình con này sẽ được đề cập đến với những tham chiếu trong bài toán cần tính các đường trung tuyến của nhiều tam giác mà cách xác định ba cạnh của từng tam giác có thể khác nhau. Để thực hiện được ý định trên, ta yêu cầu học sinh giải bài toán sau:

Lập trình cho máy tính in lên màn hình các đường trung tuyến của tam giác theo độ dài ba cạnh của tam giác đó.

- Tam giác thứ nhất có độ dài ba cạnh là a1, b1, c1. - Tam giác thứ hai có độ dài ba cạnh là a2, b2, c2.

Var a1, b1, c1,a2, b2, c2, S: Real; Function Ktra(x, y, z: Real): Boolean; Begin

Ktra := (x < y + z) And (y < x + z) And (z < x + y); End;

Procedure Nhap(Var a, b, c: Real; k: Byte); Begin

Writeln('Tam giac thu ',k,':'); Repeat

Write('Nhap do dai canh thu nhat: '); Readln(a); Write('Nhap do dai canh thu hai : '); Readln(b); Write('Nhap do dai canh thu ba : '); Readln(c); If Not Ktra(a, b, c) Then

Writeln('Ba do dai vua nhap khong phai la 3 canh tam giac! Nhap lai:'); Until Ktra(a, b, c);

End;

Procedure Trung_Tuyen(m, n, p: Real); Begin

Writeln('Trung tuyen qua canh ',m:0:2,' la: ',0.5* sqrt(2* (n * n + p * p) - m * m):0:2); End;

Procedure BaTT(a, b, c:Real; i:Byte); Begin

Writeln('Do dai ba trung tuyen cua tam giac thu ',i,':'); Trung_tuyen(a, b, c); Trung_tuyen(b, a, c); Trung_tuyen(c, b, a); End; Begin Nhap(a1, b1, c1, 1); Nhap(a2 ,b2, c2, 2); BaTT(a1, b1, c1, 1); BaTT(a2, b2, c2, 2); BaTT(a1 + a2, b1 + b2, c1 + c2, 3); Readln End.

Một phần của tài liệu SKKN - Gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy chương trình con (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w