Dịch chuyển tái cấu hình đường đi ngắn nhất

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lưu lượng IP-WDM (Trang 76 - 79)

Trong mạng IP/WDM có khả năng tái cấu hình, dịch chuyển tái cấu hình chính là dịch chuyển mô hình IP từ một mô hình ảo cũ sang mô hình ảo mới. Như đã được đề cập trong thuật toán cho thiết lập mô hình ảo, giả thiết là thuật toán thiết lập mô hình bắt đầu từ một mạng ‘tối’ và kết quả là một mô hình đường đi ngắn nhất tối ưu hoặc gần tối ưu. Ngược lại, trong mạng WDM chuyển mạch gói, dịch chuyển tái cấu hình qua tâm tới cấu hình/tái cấu hình đường đi ngắn nhất riêng lẻ.

Mục đích của điều khiển dịch chuyển trong dịch chuyển tái cấu hình là giảm thiểu các ảnh hưởng của tái cấu hình lên các ứng dụng. Tuy nhiên với sự xuất hiện của MPLS, điều khiển dịch chuyển đạt được tương đối dễ dàng.

Sợi quang Sợi quang

Chuyển mạch C Chuyển mạch B

Chuyển mạch A

Đường đi ngắn nhất

Sau khi tái cấu hình

Nhãn đầu vào Cam a Cam b . . Nhãn đầu ra Cam 1 Cam 2 . . Nhãn đầu vào Cam 1 Cam 2 . . Nhãn đầu ra Cam x Cam y . .

Sợi quang Sợi quang

Chuyển mạch A Chuyển mạch B Chuyển mạch C

Các LSP

Trước khi tái cấu hình Nhãn đầu vàoCam 1

Cam 2 . . Nhãn đầu ra Cam 1 Cam 2 . .

Hình 3.5 Sửa LSP sau khi xảy ra sự cố trên đường đi ngắn nhất

Trong trường hợp tạo ra một đường đi ngắn nhất, có thể không có hoặc có một hay nhiều hơn LSP được thiết lập cho mỗi đường đi ngắn nhất. Giả thiết tất cả các LSP được thiết lập nằm trên các đường hiện tại nghĩa là không cần phải tái định tuyến để tìm ra đường tốt hơn. Khi đó vần đề dịch chuyển sẽ trở thành làm cách nào thiết lập các thực thể phù hợp trong việc chuyển tiếp bảng nhãn tại điểm gián đoạn. Giả thiết đường màu cam giữa node A và node C là bị gián đoạn tại node B (xem hình 3.5). Đường đi ngắn nhất này hiện đang mang hai LSP. Trước khi phá vỡ đường đi ngắn nhất, hai LSP này coi node A và node C là các node liền kề mặc dù nó đi qua node B. Các bảng nhãn chuyển tiếp tại node A và node C đã được thiết lập tương ứng như vậy. Để các LSP này làm việc bình thường sau khi đường đi ngắn nhất bị cắt đứt, node B phải thiết lập các thực thể phù hợp trong bảng nhãn chuyển tiếp của chính nó. Nếu ý nghĩa nhãn là cục bộ cho mỗi cổng đường đi ngắn nhất, một phương pháp hiệu quả để lựa chọn các nhãn cho các LSP này tại node B là tái sử dụng cùng các nhãn như đã được gán bởi node A. Khi làm được như vậy, node C sẽ không cần thực hiện các thay đổi cho bảng nhãn của nó khi tái cấu hình được thực hiện.

Khi móc nối hai đường đi ngắn nhất tại một node, hoạt động căn bản là cho phép node dòng biết việc ánh xạ nhãn LSP đó tại node tiếp xúc. Hình 3.5 có thể được dùng như một kiểu đặt trước. Giả thiết rằng, ban đầu, một đường đi ngắn nhất màu cam tồn tại từ node A tới node B, và một đường đi ngắn nhất khác từ node B tới node C. Chúng là hai đường đi ngắn nhất riêng rẽ nhưng ngẫu nhiên lại cùng màu. Chúng là hai LSP chuyển tiếp đi vào từ đường đi ngắn nhất màu cam AB và tiếp tục trên đường đi ngắn nhất màu cam BC. Bây giờ node B quyết định móc nối hai đường đi ngắn nhất này lại với nhau. Khi các đường đi ngắn nhất này được móc nối mà không có sự trợ giúp của dịch chuyển cấu hình, node C sẽ không hiểu các nhãn mà các gói tin đến từ đường đi ngắn nhất màu cam từ node A đang mang. Điều này là bởi vì ý nghĩa của nhãn chỉ là một sự đồng thuận tại thời điểm thiết lập LSP giữa hai node liền kề. Do đó, node B phải cho node C biết ánh xạ của nó từ một nhãn của node A tới nhãn của nó cho các LSP như vậy. Trong ví dụ này, hai đường đi ngắn nhất trên móc nối ngẫu nhiên có cùng màu. Nhưng điều này là không nhất thiết khi lập kế hoạch để móc nối hai đường đi ngắn nhất miễn là node đó có khả năng chuyển đổi bước sóng hoàn toàn.

CHƯƠNG IV PHẦN MỀM XỬ LÍ LƯU LƯỢNG IP/WDM

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lưu lượng IP-WDM (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w