Xuất huyết trong võng mạc

Một phần của tài liệu cao huyet ap (Trang 27 - 30)

– Là những xuất huyết nông tạo thành hình ngọn nến nhỏ hay hình sợi do máu chảy xen vào các thớ sợi thần kinh và mạch máu.

– Những đám xuất huyết nhỏ này thường nằm cạnh những mạch máu lớn gần đĩa thị.

– Nếu xuất huyết ở sâu thì tạo thành hình tròn, hình chấm khắp võng mạc

Tổn thương võng mạc CHA

• Xuất tiết

Xuất tiết cứng: do các dịch albumin thấm qua thành mạch tụ

đọng lại có màu vàng, giới hạn rõ, rải rác trên võng mạc, xếp thành hình sao quanh hoàng điểm. Thành phần của xuất tiết

gồm albumin, chlesteron, thực bào, lipid, fibrin. Cũng có khi xuất tiết hợp lại thành một đám thâm nhiễm lớn

Xuất tiết mềm: như những đám bông xốp ở gần các mạch máu

lớn, nông, giới hạn không rõ, hơi vồng lên và che lấp các mạch máu. Kích thước mỗi đám có thể đạt tới 1/2 hoặc 1/4 đường

kính đĩa thị. Thành phần của xuất tiết dạng này gồm những chất trung gian bệnh lý như chất đa đường, lipid của các sợi trục

thần kinh bị trương phồng hoại tử. Xuất tiết dạng bông là dấu hiệu tiến triển và trầm trọng của bệnh cao huyết áp. Loại xuất tiết này sẽ tiêu đi sau 4-6 tuần

Tổn thương võng mạc CHA

• Phù đĩa thị

– Đĩa thị bờ mờ, hơi vồng lên, màu nhợt.

– Các tĩnh mạch giãn, cương tụ kèm theo giãn maco mạch và đôi khi còn có xuất huyết trước đĩa thị.

– Cơ chế phù đĩa thị trong bệnh cao huyết áp còn chưa được hiểu rõ, đó có thể là do tăng áp lực dịch não tuỷ, do ứ trệ tĩnh mạch, do thiếu máu cục bộ bởi co thắt các dộng mạch ở đĩa thị. – Phù đĩa thị thoái triển sau nhiều tháng, nếu không được điều trị

Một phần của tài liệu cao huyet ap (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(62 trang)