QUA 3 NĂM 2003-2005
1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động xuất khẩu tại công ty
Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng có một số đặc điểm riêng khác với các Công ty khác trong Tổng công ty.
Trong những năm qua, Công ty đã sản xuất, cung ứng vật tư, thiết bị máy móc, tham gia thi công nhiều công trình lớn trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, khu công nghiệp, cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng. Tiêu biểu là các nhà máy xi măng: Chinfon, Bút Sơn, Sao Mai, Hoàng Mai; các nhà máy đường: Bến tre, Trị An, Cà Mau…; Nhà máy kính nổi Đáp Cầu, khu công nghiệp Normura (Hải Phòng) và các công trình trong dự án ODA…
Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng hoạt động trên nhiều lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và xây dựng. Để đáp ứng với chức năng nhiêm vụ của Công ty nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên
trong Công ty cũng đa dạng. Vì Công ty mới được thành lập cho nên đội ngũ cán bộ công nhân viên đại đa số là trẻ, điều đó cũng có những thuận lợi và khó khăn.
Thứ nhất là thuận lợi: Đội ngũ cán bộ trẻ dồi dào kiến thức, có lòng nhiệt tình, chịu khó học hỏi, sáng tạo.
Thứ hai là khó khăn: Đội ngũ cán bộ trẻ kinh nghiệm vẫn còn ít, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng rất cần kinh nghiệm.
Tuy vậy Lãnh đạo Công ty đã tìm hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của từng nhân viên để phân giao nhiệm vụ cho phù hợp chính vì vậy Công ty ngày càng phát triển. Sự phát triển này thể hiện ở một số chỉ tiêu như: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận ... của Công ty.
Hoạt động xuất khẩu của công ty không ngừng tăng lên mặc dù tỷ lệ tăng là thấp hơn tỷ lệ tăng của nhập khẩu hàng hóa. Xong đây cũng là những bước đi đầu tiền cho cả tương lai, cho cả tổ chức hoạt động của công ty.
Các mặt hàng xuất khẩu tương đối đa dạng
2. Những Ưu điểm
Trong thời gian qua, với những cố gắng của toàn công ty, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đã có một số điểm đáng ghi nhận
Thứ nhất, công ty đã thực hiện khá tốt việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Trung bình mỗi năm công ty đã mở rộng được 2 thị trường, đây là một con số khá cao và không phải dễ dàng đạt được. Nếu năm 2003, liên hiệp mới có 15 thị trường xuất khẩu thì đến năm 2005 con số này là trên 23 thị trường. Nhờ việc thực hiện đa dạng hoá thị trường mà các sản phẩm của công ty đã có mặt tại những thị trường hoàn toàn mới như thị trường châu Phi hay tiếp tục thâm nhập sâu vào các thị trường tiềm năng như thị trường Nam Triều Tiên, Trung Quốc, thị trường ASEAN,... Công ty cũng đã khá nhạy cảm với sự biến động của thị trường khi thị trường Mỹ nổi lên, công ty đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội chinh phục thị trường khổng lồ này và kết quả thu được rất đáng khích lệ.
Thứ hai công ty thực hiện được đa dạng hoá sản phẩm. Danh mục hàng hoá xuất khẩu của công ty ngày càng phong phú. Nhờ đó, công ty liên tục khai thác
được những phân đoạn thị trường mới, tránh được sự rủi ro do quá tập trung vào một số ít thị trường.
3. Một số hạn chế mà công ty gặp phải trong thời gian qua
Bên cạnh những kết quả đẫ đạt được như phân tích ở trên thì chúng ta cũng cần phải nói tới một số khó khăn mà hiện nay công ty đang gặp phải.
Về tình hình thị trường những năm qua Công ty đang gặp phải rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cả về thị trường đầu vào và đầu ra. Điều thể hiện rõ nhất ở một số mặt hàng như sắt, thép, vật liệu xây dựng... đang gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh ở thị trường đầu ra. Bên cạnh đó thì chi phí cho công tác nghiên cứu thị trường thì khá ổn định nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, ngòai ra phương tiện phục vụ cho nghiên cứu thị trường cũng rất hạn chế. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên chuyên làm nghiên cứu thị trường của công ty không nhiều và về lĩnh vực chuyên môn cũng không được đào tạo kỹ vì vậy đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
Về dự trữ hàng hoá ngoài sản phẩm sắt, thép, xà gồ là đã có kho chứa còn một số mặt hàng khác hiện vẫn chưa có kho chứa. Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho công ty trong khâu thu mua. Bởi và khi xuất hiện cung về hàng hoá thì doanh nghiệp lại không có kho chứa hàng. Vì vậy phải bỏ qua hoặc mua thì lại phải gửi lại kho của doanh nghiệp cung ứng nên sẽ gây ra tình trạng hư hỏng mất mát hàng hoá. Việc không có kho chứa hàng còn làm cho khó có thể tiến hành công việc phân loại cũng như tái chế nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Vì vậy, sẽ giảm lợi nhuận trong xuất khẩu.
Cho đến nay phần lớn nguồn hàng của Công ty được thu mua thông qua ký kết hợp đồng kinh tế. Vì vậy đôi khi công ty gặp khó khăn khi khách hàng có nhu cầu đột xuất về một loại hàng hoá nào đó.
Về tổ chức cán bộ thì mặc dù trình độ của cán bộ công nhân viên là khá cao nhưng hiện nay việc bố trí cũng như chưa tận dụng hết khả năng của từng người
gây ra tình trạng lãng phí cũng như không đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải xem xét, bố trí cán bộ sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.
Một vấn đề nữa cần phải quan tâm trong đội ngũ cán bộ công nhân viên là trình độ nghiệp vụ kinh doanh, tuổi tác và đặc biệt là ngoại ngữ của cán bộ trong một số khâu còn chưa đáp ứng yêu cầu. Thông tin về thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài còn rất hạn chế.
Đó là những thách thức lớn đối với công ty trong thời gian tới. Và với quy luật đào thải của cơ chế thị trường thì yêu cầu mọi người trong công ty phải nỗ lực rất nhiều thì mới có thể vượt qua và vươn lên
4. Nguyên nhân.
Những tồn tại đó là do bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: