Tắ tô duyệt Center bên trái trang Align và bấm Apply

Một phần của tài liệu Tài liệu COREL DRAW (Trang 33 - 37)

- Chọn File > Save hoặc ấn Ctrl+S. Ghi lại thay đổi vừa tạo ra trên bản vẽ, đè lên nội dung cũ của tập tin bản vẽ trên đĩa (nếu bạn thích kết quả thu được)

Khi chọn File > Save (hoặc ấn Ctrl+S) lần này, bạn không thấy hộp thoại Save Drawing xuất hiện như lúc trước. Đó là vì giờ đây Corel DRAW hiểu rằng bạn muốn ghi nội dung mới của bản vẽ (trên bộ nhớ máy tính) đè lên nội dung cũ của tập tin bản vẽ (trên đĩa) và đã mau mắn thực hiện yêu cầu ấy. Nói chung, sau này khi làm việc lâu dài với Corel DRAW, thỉnh thoảng bạn nhớ ấn Ctrl+S để bản vẽ trên bộ nhớ được lưu giữ trên đĩa, phòng khi máy tính có trục trặc gì đó hoặc bị cúp điện bất

ngờ.

Muốn ghi lại bản vẽ trên bộ nhớ thành tập tin trên đĩa với tên gọi khác, bạn phải chọn File > Save As. Khi ấy hộp thoại Save Drawing lại hiện ra, chờ đợi bạn gõ một tên tập tin khác.

Thế là bạn đã có dịp thực hành những thao tác cơ bản, những thao tác được lặp đi lặp lại hằng ngày của người dùng Corel DRAW chuyên nghiệp. Miễn là bạn điều khiển chuột thành thạo (thường chỉ "quậy" một buổi là đã thấy quen tay), các thao tác trên đối tượng (di chuyển, co dãn, quay tròn, kéo xiên) của Corel DRAW tỏ ra rất tự nhiên, làm cho ta có cảm giác như đang cầm nắm, nhào nặn các vật thể thực sự đặt trên bàn. Việc sắp xếp thứ tự "trên dưới" cũng như gióng hàng cho các đối tượng tuy không tự nhiên bằng nhưng cũng rất "dễ chịu", phải không bạn?

Ngoài thao tác trên các đối tượng, bạn còn biết cách điều chỉnh tầm nhìn đối với bản vẽ và đã tự mình tạo ra tập tin bản vẽ đầu tiên trên đĩa. Ngày sau khi trở thành "tay tổ" về Corel DRAW, bản vẽ đầu tiên sẽ luôn là "đồ lưu niệm" đáng nhớ của bạn về bước đầu chập chững.

Bài 10

Hỏi-Đáp

Làm cách nào để chỉnh tầm nhìn sao cho ta thấy các đối tượng với kích thước thực, giống như khi in ra giấy? Có như vậy tôi mới dễ hình dung kết quả trước khi in thực sự.

Để dễ hình dung kích thước thực của các đối tượng, có lẽ trước hết ta nên dùng đơn vị xăng-ti-mét hoặc mi-li-mét trên thước đo (nếu thước đo mà bạn thấy trong Corel DRAW đang dùng đơn vị khác, inch chẳng hạn). Muốn vậy, bạn bấm-phải vào thước đo (dọc hoặc ngang) và chọn Ruler setup trên trình đơn cảnh ứng vừa hiện ra. Lập tức, Corel DRAW hiển thị các quy định liên quan đến thước đo trên hộp thoại Options (hình 1). Bạn chọn đơn vị xăng-ti-mét hoặc mi-li-mét trong phần Units.

Tiếp theo, ta cần quy định rằng tầm nhìn 100% của Corel DRAW tương ứng với kích thước thực. Nghĩa là khi đó khoảng cách 1 cm trên thước đo của Corel DRAW đúng bằng 1 cm trong thế giới thực. Trên sơ đồ hình cây ở bên trái hộp thoại Options, bạn mở nhánh Workspace (bấm vào dấu + trước Workspace), mở nhánh con Toolbox và chọn Zoom, Hand Tool. Các quy định liên quan đến công cụ chỉnh tầm nhìn xuất hiện bên phải hộp thoại Options (hình 2). Tại đó, bạn bật ô duyệt Zoom Relative to 1:1.

Chưa hết, để chắc chắn rằng thước đo của Corel DRAW là chính xác, bạn hãy bấm nút Calibrate Rulers (định cỡ thước đo). Corel DRAW hiển thị ngay 2 thước đo dọc và ngang giữa màn hình (hình 3). Bạn hãy lấy cây thước của mình (tốt nhất là loại thước nhựa trong) áp vào thước đo ngang trên màn hình và bấm vào mũi tên chỉ lên hoặc chỉ xuống ở ô Horizontal sao cho 1 cm của thước đo trên màn hình bằng 1 cm thực sự trên cây thước của bạn. Tiếp theo, bạn thao tác tương tự với thước đo dọc (điều chỉnh bằng cách bấm vào mũi tên chỉ lên hay chỉ xuống ở ô Vertical). Xong xuôi, bạn bấm OK.

Trở về với hộp thoại Options, bạn lại bấm nút OK. Trên thanh công cụ chuẩn của Corel DRAW, bạn thử chọn 100% trong ô Zoom Levels. Khi ấy Corel DRAW lấy tầm nhìn ứng với kích thước thực (các đối tượng mà bạn thấy trên màn hình có kích thước giống như khi in ra giấy), giúp bạn hình dung chính xác kết quả in trước khi in thực sự.

Khi gióng hàng các đối tượng, đối tượng ta chọn sau cùng được lấy làm mốc. Thế nhưng nếu ta chọn các đối tượng bằng cách "căng" khung chọn vây lấy chúng (thay vì ấn giữ phím Shift và bấm vào từng "em") thì "đối tượng" được chọn sau cùng là cái gì đây?

Bạn rất tinh ý! Trong trường hợp chọn "đại trà" như vậy dĩ nhiên không thể có "đối tượng được chọn sau cùng". Khi ấy, Corel DRAW lấy đối tượng được tạo ra sau cùng

làm mốc. Cụ thể, trong bản vẽ thực tập của bạn vừa qua, "cậu bé" là đối tượng được tạo ra sau cùng (được lấy sau cùng từ mạng, bạn nhớ không).

Gióng hàng các đối tượng là chuyện cần làm thường xuyên nhưng lại phải bật/tắt rắc rối trên hộp thoại "gì gì đó". Có cách nào khác nhanh hơn không?

Rất may cho bạn, Corel DRAW cho phép ta gióng hàng bằng cách gõ phím, không cần mở hộp thoại Align and Distribute. Trước hết, bạn cũng phải chọn tất cả đối tượng cần gióng hàng như thường lệ. Sau đó, bạn chỉ gõ một trong các phím sau đây là xong ngay:

* Phím T (tức "Top") để gióng thẳng hàng ngang ở rìa trên * Phím B (tức "Bottom") để gióng thẳng hàng ngang ở rìa dưới * Phím R (tức "Right") để gióng thẳng hàng dọc ở rìa phải * Phím L (tức "Left") để gióng thẳng hàng dọc ở rìa trái * Phím C (tức "Center") để gióng thẳng hàng dọc ở tâm * Phím E (tức "cEnter") để gióng thẳng hàng ngang ở tâm

Tôi đã chọn một đối tượng. Nếu đổi ý, muốn chọn đối tượng khác, trước hết có cần phải "thôi chọn" đối tượng cũ không?

Xem ra bạn rất cẩn thận, muốn mọi việc đều "có trước có sau". Xin thưa rằng bạn cứ dùng công cụ chọn bấm ngay vào đối tượng mới tùy thích, Corel DRAW sẽ tự động "thôi chọn" đối tượng mà bạn đã chọn. Bạn cũng có thể gõ phím Tab liên tiếp để "nhảy" từ đối tượng này qua đối tượng khác trên bản vẽ cho đến khi gặp đối tượng "mong ước" (khi ấy, Corel DRAW lần lượt chọn các đối tượng theo thứ tự tạo lập). Nếu vô tình "bước qua" đối tượng cần chọn, muốn "nhảy lui", bạn ấn Shift+Tab. Nói khác đi, phím Tab và tổ hợp phím Shift+Tab giúp bạn "đi lại" tự nhiên qua các đối tượng của bản vẽ. Làm việc với Corel DRAW rất thoải mái, bạn không phải cân nhắc, e dè như khi chọn đối tượng "ngoài đời" đâu!

Trong trường hợp các đối tượng nằm dồn đống, chồng chất lên nhau, để chọn đối tượng nằm dưới, tôi cứ phải "canh me" phần thò ra của nó. Không hiểu nếu đối tượng bị che lấp hoàn toàn thì làm sao chọn?

Bạn yên tâm. Giả sử ta có "cậu bé" chồng lên "ông béo", "ông béo" chồng lên "ông gầy". Muốn chọn "ông béo", bạn ấn giữ phím Alt và bấm vào "cậu bé". Khi ấy, Corel DRAW hiểu rằng bạn muốn chọn đối tượng bên dưới "cậu bé" chứ không phải chọn chính "cậu bé", tức là phải chọn "ông béo". Nếu bạn cứ tiếp tục ấn giữ phím Alt và bấm phát nữa vào "cậu bé", Corel DRAW đủ thông minh để hiểu rằng bạn muốn "bới" đến "ông gầy" ở dưới "ông béo". Bạn thấy đó, ta có thể làm việc rất... đàng hoàng, không cần chi phải "nhắm nhe" vào những phần "thò ra"!

Khi "căng" khung chọn, có phải "bủa vây" trọn vẹn các đối tượng hay chỉ cần để cạnh khung chọn cắt ngang đối tượng là đủ?

Có lẽ bạn đã có kinh nghiệm sử dụng nhiều loại phần mềm nên mới nảy sinh ý nghĩ như vậy. Vâng, bạn có thể cho cạnh khung chọn cắt ngang đối tượng cần chọn (chỉ một phần đối tượng "ló" vào khung chọn) với điều kiện phải ấn giữ phím Alt khi "căng" khung chọn.

Có cách nào nhanh ***ng để chọn hoặc thôi chọn mọi đối tượng của bản vẽ không? Nếu bản vẽ có nhiều đối tượng mà cứ phải "bấm, bấm" hoài thì mệt quá!

Có chứ! Để chọn mọi đối tượng của bản vẽ (khi bạn cần tác động chi đó lên toàn bản vẽ) ta chọn Edit > Select All > Objects hoặc nhanh hơn nữa, bấm kép vào công cụ chọn. Thôi chọn mọi đối tượng của bản vẽ còn dễ hơn, bạn chỉ cần bấm... đại vào chỗ trống nào đó trên miền vẽ hoặc gõ phím Esc. Xin mách thêm cho bạn một mánh như thế này: muốn thôi chọn nhiều đối tượng nằm gần nhau để loại bỏ chúng ra

khỏi tập hợp chọn, bạn ấn giữ phím Shift và "căng" khung chọn bao quanh các đối tượng ấy, không cần phải bấm "rỉ rả" vào từng đối tượng.

Bài 11

Cho đến nay, ta chỉ dùng hình ảnh có sẵn. Chắc bạn đang mong muốn có thể tự vẽ lấy một hình ảnh gì đó, thật nhanh và thật... đẹp! Nếu bạn nghĩ vậy, xin hãy bình tĩnh. Bây giờ chưa phải lúc để "lả lướt". Trước mắt, bạn cần biết cách tạo ra các hình ảnh đơn giản, "chất phác": hình khung, hình elip, đa giác,... Đúng là bản thân các hình như vậy không có gì thú vị nhưng để có các bản vẽ ngoạn mục sau này, bạn cần biết dùng thành thạo mọi công cụ tạo hình và thao tác vững vàng từ những bước đầu tiên. Hơn nữa, bạn sẽ thấy rằng nếu biết khéo sắp xếp, nhiều thứ vốn tẻ nhạt có thể làm nên những hình ảnh "ưa nhìn".

Tạo hình khung

Bạn hãy để ý biểu tượng hình chữ nhật nho nhỏ ở hộp công cụ. Nếu trỏ vào biểu tượng ấy chừng một giây, ta thấy hiện lên dòng chữ Rectangle Tool, tỏ ý nói rằng đó là công cụ để tạo hình khung. Chúng tôi gọi là "hình khung" cho tổng quát (thay vì "hình chữ nhật") vì nhờ công cụ này bạn có thể tạo ra "hình có dạng cái khung" với bốn góc uốn tròn. Thao tác tạo hình khung giống hệt việc "căng" khung chọn mà bạn từng thực hiện. Nghĩa là cũng trỏ vào đâu đó để định vị một góc của hình và kéo chuột đến góc đối diện.

- Bấm vào công cụ tạo hình khung (hoặc gõ phím F6). Dấu trỏ biến đổi thành

dạng chữ thập với hình khung nhỏ bên cạnh, tỏ ý nói rằng ta đang nắm trong tay công cụ tạo hình khung.

- Trỏ vào đâu đó trên miền vẽ, ấn phím trái của chuột, kéo chuột xuống dưới, qua phải. Hình khung được "căng" ra theo sự điều khiển của bạn. phải. Hình khung được "căng" ra theo sự điều khiển của bạn.

- Thả phím chuột. Bạn được hình khung như ý trong tình trạng "được chọn" (hình 1).

Với công cụ tạo hình khung trong tay, bạn cứ tiếp tục "trỏ, kéo, thả" thỏa thích để tạo ra thêm nhiều hình khung khác nữa. Mỗi hình khung mà bạn tạo ra là một đối tượng. Như bạn đã biết, đối tượng vừa được tạo ra luôn luôn ở tình trạng "được chọn". Như thường lệ, giữa hình khung được chọn có dấu X để ta nắm lấy và di chuyển hình khung.

- Bấm vào giữa hình khung nào đó. Chọn hình khung tùy ý bạn. Tám dấu chọn xuất hiện quanh hình khung. Giữa hình khung có dấu X.

Một phần của tài liệu Tài liệu COREL DRAW (Trang 33 - 37)