Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty bách hóa số 5 Nam Bộ (Trang 26 - 30)

III. Các nhân tố ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1. Các yếu tố khách quan

Là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể kiểm soát đợc. Nghiên cứu các yếu tố này không nhằm mục đích để điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hớng vận động của nó.

1.1 Chính trị và luật pháp

Các yếu tố thuộc môi trờng chính trị và luật pháp ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu đợc khi doanh nghiệp tham gia vào thị trờng. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm

minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trờng cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu...Có thể phân tích và đánh giá mức độ tác động bao gồm :

− Sự ổn định về chính trị và đờng lối ngoại giao

− Sự cân bằng các chính sách của Nhà nớc

− Vai trò và chiến lợc phát triển kinh tế của Đảng và chính phủ

− Sự điều tiết và khuynh hớng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế

− Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi của ngời tiêu dùng

− Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành chúng 1.2 Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế có ảnh hởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và dạng tiêu dùng hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp thơng mại phải luôn năng động trong hoạt động kinh doanh của mình, thích ứng ngay với các tác động kinh tế.

Các yếu tố kinh tế bao gồm :

− Sự tăng trởng kinh tế

− Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối

− Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu t

− Lạm phát, thất nghiệp

− Sự phát triển ngoại thơng

− Các chính sách tiền tệ, tín dụng

Làm thế nào để tận dụng đợc những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu và dự đoán những biến động của yếu tố kinh tế.

1.3 Yếu tố văn hoá xã hội

Yếu tố văn hoá xã hội có ảnh hởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con ngời, qua đó có ảnh hởng đến hành vi mua sắm của khách hàng

Yếu tố này có ảnh hởng lớn tới khách hàng cũng nh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của ngời tiêu dùng. Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tợng phục vụ qua đó lạ chọn các phơng thức kinh doanh cho phù hợp.

− Dân số và xu hớng vận động

− Các hộ gia đình và xu hớng vận động

− Sự di chuyển của dân c

− Thu nhập của dân c và xu hớng vận động ; phân bổ thu nhập giữa các nhóm ngời và các vùng địa lý

− Việc làm và vấn đề phát triển việc làm

− Dân tộc và đặc điểm tâm sinh lý

1.4 Yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ

Yếu tố kỹ thuật đóng vai trò nh một thớc đo cho quá trình hoạt động kinh doanh, nhất là đối với doanh nghiêp sản xuất. Các yếu tố này ảnh hởng trực tiếp đến sự ra đời sản phẩm, chất lợng sản phẩm cũng nh khả năng sản xuất sản phẩm lựa chọn và cung cấp công nghệ. Nó tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất sản phẩm, năng suất lao động, qua đó ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này luôn có xu hớng thay đổi theo hớng hiện đại hơn. Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh không thể tách rời yếu tố công nghệ, phải thờng xuyên đổi mới theo kịp công nghệ hiện đại tạo ra sản phẩm mới với chất lợng cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu trên thị trờng nâng cao khả năng cạnh tranh của trên thị tr- ờng

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân

- Tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh - Chiến lợc phát triển kỹ thuật và công nghệ của nền kinh tế

1.5 Điều kiện tự nhiên, cở sở hạ tầng

Doanh nghiệp cần lu ý đến các mối đe doạ và tìm cơ hội phối hợp với các khuynh hớng của môi trờng tự nhiên

− Sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô gồm các nguyên liệu vô tận, nguyên liệu tái sinh và nguyên liệu không thể tái sinh đợc

− Sự gia tăng chi phí năng lợng

− Mức tăng ô nhiễm buộc các doanh nghiệp tìm kiếm cách thay thế để sản xuất và đóng gói sản phẩm không tác hại đến môi trờng

− Sự thay đổi của nhà nớc trong bảo vệ môi trờng

− Trình độ hiện tại của cơ sở hạ tầng sản xuất : đờng xá giao thông, thông tin liên lạc...

Các yếu tố điều kiện tự nhiên nh khí hậu, thời tiết ảnh hởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực, hoặc ảnh hởng đến hoạt động dự trữ, bảo quản hàng hoá. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu t, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thơng mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối...

1.6 Khách hàng

Khách hàng là cá nhân, nhóm ngời, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp mà cha đợc đáp ứng và mong đ- ợc thoả mãn. Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trờng.

Thị trờng của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng rất đa dạng và khác nhau vế lứa tuổi, giới tính mức thu nhập, nơi c trú, sở thích tiêu dùng và vị trí trong xã hội....Có thể chia khách hàng thành những nhóm khách hàng khác nhau, mỗi nhóm có đặc trng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ. Do đó doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp.

Trong kinh doanh quyền lực của khách hàng đợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:

− Nhóm khách hàng tập trung mua sản phẩm của doanh nghiệp với khối lợng lớn trong khối lợng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp

− Những sản phẩm, hàng hoá mà khách hàng mua của doanh nghiệp chiếm tỉ lệ quan trọng trong các chi phí hoặc trong số hàng hoá phải mua của khách hàng.

− Những sản phẩm mà khách hàng mua là đúng theo tiêu chuẩn phổ biến không có gì khác biệt. Lúc này khách hàng dễ tìm đợc ngời cung ứng cho mình.

1.7 Nhà cung ứng

Là các tổ chức doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.

Doanh nghiệp phải xác định số lợng, chủng loại mặt hàng, sự lớn mạnh và khả năng cung ứng của nguồn hàng trong hiện tại cũng nh trong tơng lai. Ngời cung ứng ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải nhỏ Để có quyết định mua hàng đúng đắn, doanh nghiệp phải xác định rõ đặc điểm của từng nguồn

hàng trên cơ sở đó lựa chọn đơn vị cung ứng tốt nhất về chất lợng, có uy tín giao hàng ; có độ tin cậy bảo đảm cao và giá thấp.

Việc nghiên cứu ngời cung ứng là việc không thể thiếu khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu doanh nghiệp sẽ hiểu rõ về ngời cung ứng và mối quan hệ của họ với doanh nghiệp trớc khi đa ra quyết định mua hàng. Doanh nghiệp bây giờ lại giữ vai trò là khách hàng nên cần tận dụng những u thế của khách hàng để đợc hởng chiết khấu, giảm giá và các dịch vụ kèm theo.

1.8 Đối thủ cạnh tranh

Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Đối thủ cạnh tranh có ảnh hởng lớn đến doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh có thể đợc phân chia :

− Các doanh nghiệp khác đa ra các sản phẩm, dịch vụ cho cùng một khách hàng ở mức giá tơng tự

− Các doanh nghiệp cùng kinh doanh một hoặc một số loại sản phẩm

− Các doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực nào đó

− Các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm lời của một nhóm khách hàng nhất định

Trong cơ chế thị trờng, cạnh tranh là động lực thúc đẩy hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp, có cạnh tranh đợc thì mới có khả năng tồn tại ngợc lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trờng. Cạnh tranh đợc xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trờng với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn ngời đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty bách hóa số 5 Nam Bộ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w