Xây dựng Mặt trận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất pptx (Trang 25 - 31)

- Cơ sở khách quan của chính sách đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước ta chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "... chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh vô tận bảo đảm hoàn thành những nhiệm vụ lịch sử trong giai đoạn mới. Qua đó khẳng định vai trò to lớn của Mặt trận dân tộc thống nhất không chỉ trong kháng chiến chống giặc ngọai xâm, mà còn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Nếu như trước đây, giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc đã là sự nghiệp của toàn dân, thì ngày nay xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc lại càng phải là sự nghiệp của toàn dân. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã và đang xây dựng là một xã hội mà đất nước và con người thật sự được giải phóng và làm chủ trên cơ sở nền kinh tế phát triển cao và nền vǎn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mục tiêu và nhiệm vụ này hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng và lợi ích cơ bản, lâu dài của tuyệt đại bộ phận nhân dân ta. Là người Việt Nam, ai cũng mong muốn tham gia xây dựng đất nước vǎn minh, giàu mạnh, sánh vai cùng các nước trong thế giới hiện đại.

- Mặt trận dân tộc thống nhất trong hệ thống chính trị - xã hội của nước ta hiện nay.

Mặt trận dân tộc thống nhất bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo một cơ chế bảo đảm đầy đủ quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một trong những chỗ dựa vững chắc của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở hoàn thiện dần chủ trương đường lối của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định những quan điểm cơ bản của Đảng về Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam như sau: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh thành hoạt động thực tiễn sinh động trong cuộc sống của nhân dân”.

Trong hệ thống chính trị - xã hội của nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức xã hội rộng lớn nhất, vừa có tính liên hiệp rộng rãi, vừa có tính quần chúng sâu sắc. Vì vậy, Mặt trận là đại diện chung cho quyền làm chủ của nhân dân, là sự nối liền các tầng lớp nhân dân rộng rãi với Đảng, là chỗ dựa của Nhà nước như Điều 9 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) đã thể chế hoá: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước.

- Nhiệm vụ của Mặt trận dân tộc thống nhất trong giai đoạn hiện nay

Mặt trận dân tộc thống nhất đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Đó không những là một nhân tố quan trọng trong thành công của cách mạng Việt Nam trước đây,mà còn là một vũ khí chính trị sắc bén để nhân dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Do đó mà Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng yếu hàng

các tầng lớp nhân dân lao động khác, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ... cùng những người Việt Nam hiện đang sống ở nước ngoài muốn góp phần xây dựng đất nước, nhằm mục tiêu chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ gìn hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới".

Bên cạnh việc thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Mặt trận đã tiếp tục mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực vận động nhân dân phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường vươn lên, khai thác mọi tiềm năng và các điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất kinh doanh, học tập, công tác; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển tình đoàn kết hữu nghị với các nước trên thế giới.Ngày nay, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, Mặt trận thực hiện chủ trương đoàn kết rộng rãi mọi người Việt Nam; lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài; xoá bỏ mọi mặc cảm, định kiến; không phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc; đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội.

Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận phát động đã được đồng bào ta ở trong và ngoài nước, tích cực hưởng ứng, tham gia đóng góp công sức, tiền của, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" ra đời thực sự hợp ý Đảng, lòng dân, ngày càng được nhân dân các khu dân cư trên cả nước nhiệt tình hưởng ứng. Cuộc vận động đã thiết thực góp phần tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư, đổi mới công tác Mặt trận và trở thành nhiệm vụ chung của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Uỷ ban Mặt trận các cấp chủ trì. Đến nay trên cả nước đã có 70.008 khu dân cư được công nhận khu dân cư tiên tiến; 38.443 khu dân cư văn hoá; 11.747.367 gia đình được công nhận gia đình văn hoá. Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã

được Mặt trận các cấp chủ động thực hiện tốt vai trò phối hợp và thống nhất hành động với các thành viên; phối hợp với chính quyền và các cơ quan thông tấn, báo chí, các phương tiện truyền thông tăng cường tuyên truyền, động viên các điển hình cá nhân và tập thể tích cực tham gia cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", Tháng cao điểm "Vì người nghèo" và Chương trình "Nối vòng tay lớn" hàng năm để xây dựng Quỹ "Vì người nghèo.

Phát huy các kết quả đã đạt được, trong thời gian tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên thống nhất hành động, quyết tâm phấn đấu thực hiện năm nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ hai, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"... góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Thứ ba, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ và giữ gìn kỷ cương, phép nước, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh; nâng cao vai trò và trách nhiệm của Uỷ ban Mặt trận và các tổ chức thành viên trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội gắn với yêu cầu tăng cường sự đồng thuận xã hội. Thứ tư, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân và tăng cường đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Cuối cùng là kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Bên cạnh đó Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại chương II, Điều 6 nói về trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, bao gồm:

Một là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức hoạt động, các phong trào yêu nước để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hai là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo để vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước.

Ba là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Để thực hiện những nhiệm vụ này và ngày càng phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của mặt trận, tǎng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng thì các cấp, các ngành đều phải quán triệt và làm tốt công tác mặt trận, phê phán tư tưởng coi nhẹ mặt công tác này. Đồng thời, các cấp uỷ Đảng cần phải tǎng cường lãnh đạo và tạo điều kiện để mặt trận ngày càng làm tốt ba chức nǎng cơ bản sau:

Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân giác ngộ về chủ nghĩa xã hội, nhất trí với đường lối, chính sách của Đảng, hǎng hái tham gia các phong trào cách mạng nhằm thực hiện hai mục tiêu chiến lược là mục tiêu tổng quát của thời kỳ quá độ và những mục tiêu cụ thể của chặng đường đầu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã đề ra.

Thứ hai, phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, giữa mặt trận với chính quyền từ trung ương đến cơ sở, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, phản ánh nguyện vọng, ý kiến của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước; đề xuất và góp phần vào việc xây dựng luật pháp và chính sách có liên quan đến các tầng lớp nhân dân; cùng các đoàn thể, các

thành viên tổ chức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Lịch sử vẻ vang 80 năm qua của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam gắn liền với những chiến công vang dội của của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược và những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Nhìn lại lịch sử vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, một lần nữa mỗi chúng ta lại nhận thức đầy đủ hơn về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người Việt Nam cần nêu cao chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, tinh thần năng động, sáng tạo; quyết tâm chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu; ra sức thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

III. KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên ta có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có vai trò rất quan trọng. Trong đó, đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất giữ vai trò chủ đạo. Bởi vì, không thể hoạt động mà không có một tổ chức phù hợp, không có đường lối chiến lược đúng đắn và sự lãnh đạo tài tình. Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó. Nó không chỉ là lời giải đáp đúng đắn cho những bài toán cách mạng vào thời điểm đó mà còn trong suốt chiều dài lịch sử. Cho đến tận ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị.

Như chúng ta đã biết, Mặt trận tổ quốc Việt Nam là nơi quy tụ mọi giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập của dân tộc, thống nhất của tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Mặt trận dân tộc được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc chủ yếu, đó là: Mặt trận dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; phải hoạt động dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân;phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững;cuối cùng,Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đại đoàn kết chặt chẽ, lâu

dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Vận dụng triệt để tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, trên cơ sở sức mạnh đoàn kết vững bền, chúng ta đã, đang và sẽ sẵn sàng chống lại bất kỳ kẻ thù nào, sẵn sàng đương đầu với bất kỳ khó khăn nào, để đưa nước ta thoát khỏi nghèo đói, cho nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Thực tiễn cách mạng trên 80 năm qua đã minh chứng cho sức sống kì diệu và

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất pptx (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w