Có thể khắc phục bệnh AIDS bằng phương pháp điều trị :

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT 2008- 2009 (Trang 41 - 53)

a. Sử dụng thuốc kìm hãm HIV b. Tăng sức khoẻ cho người bệnh c. Sử dụng kỹ thuật chuyển gen d.* Cả 3 phương pháp trên

Bài 32, 33. BẴNG CHỨNG GIẢI PHẪU HỌC SO SÁNH VÀ PHÔI SINH HỌC SO SÁNH

Câu 1. Khi nghiên cứu về giải phẫu học so sánh người ta đã xác định ruột thừa ở người và tuyến sữa ở các động vật đực xếp vào nhóm:

a.Cơ quan tương đồng b*.Cơ quan thoái

c.Cơ quan tương tự d.Cơ quan thoái hóa và cơ quan tương tự

Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của cơ quan tương đồng hoặc cơ quan thoái hóa, hoặc cơ quan tương tự đối với việc nghiên cứu sự tiến hóa của sinh vật.

a. Kiểu cấu tạo của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng đồng thời phản ánh sự tiến hóa theo con đường phân li.

b. Sự thoái hóa một số cơ quan ở cơ thể sinh vật phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống tới đời sống và tập quán hoạt động của sinh vật.

c.Kiểu cấu tạo và chức năng của các cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa theo hướng đồng quy.

d.* Sự phát triển của mỗi cơ quan trong cơ thể được quy định ngay từ giai đoạn phát triển phôi và nó có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển sau này của cơ thể.

Câu 3. Những sai khác về chi tiết của các cơ quan tương đồng là

a. để thích ứng với những môi trường sống khác nhau b. để thực hiện những chức năng khác nhau. c. do sống trong những môi trường sống khác nhau. d. *do thực hiện những chức năng khác nhau.

Câu 4. Quan sát hình 31.1 SGK và cho biết xương chi trước của các loài động vật khác nhau chủ yếu ở các xương nào?

a.Xương cánh và xương cẳng. b*.Xương bàn và xương ngón. c.Xương cẳng và xương cổ tay. d.Xương cổ tay và xương bàn tay.

Câu 5. Những cơ quan nào dưới dây được coi là cơ quan tương tự?

a.Gai xương rồng, tua cuốn của các cây dây leo b.Vòi hút của ong và vòi hút của muỗi c.Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của cá sấu d.*Mang cá và mang tôm

Câu 6. Ý nào sau đây chưa đúng khi nói về cơ quan thoái hóa

a.*Cá voi là động vật có vú, do thích nghi với đời sống dưới nước, các chi sau đã bị tiêu giảm, hiện chỉ còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày, hoàn toàn dính với cột sống.

b.Ở các loài ĐV có vú, trên cơ thể hầu hết các con đực đều có di tích các tuyến sữa không hoạt động.

c.Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích của nhụy, điều này chứng tỏ trước đây hoa đu đủ luôn là hoa lưỡng tính.

d. Ở loài trăn, hai bên lỗ huyệt còn có hai mấu xương hình vuốt nối với xương chậu, điều này nói lên rằng bò sát không chân đã tiến hóa từ bò sát có chân.

Câu 7. Điều nào sau đây đúng trong việc nghiên cứu phôi sinh học?

1. Các loài càng có quan hệ họ hàng gẫn gũi thì sự phát triển phôi của chúng càng giống nhau và ngược lại. 2. Phôi của tất cả các loài động vật có xương sống tiến hóa hơn lớp cá đều trải qua giai đoạn có khe mang giống như cá.

3.Tim của các loài động vật có vúban đầu có 2 ngăn như tim cá, về sau mới phát triển thành tim 4 ngăn. 4. Trong quá trình phát triển phôi người, toàn thân phôi được bao phủ bởi lớp lông mịn, lông này rụng trước khi sinh 2 tháng.

a. *Tất cả nội dung 1,2,3,4 đúng. b. Nội dung 1, 4 đúng c. Nội dung 2, 3 đúng d. Nội dung 1, 3, 4 đúng

Câu 8. Nghiên cứu phôi sinh học có ý nghĩa nào sau đây về mặt tiến hóa?

1. Tìm hiểu mối quan hệ họ hàng giữa các loài đang nghiên cứu.

2. Những loài có lối sống khác nhau nhưng có quá trình phát triển phôi gần giống nhau sẽ có nguồn gốc chung.

3. Nghiên cứu phôi sinh học là cơ sở góp phần để kết luận nguồn gốc chung của sinh giới. 4. Phát hiện các đặc điểm sinh thái và lối sống của các loài được nghiên cứu.

a. 1 và 2. b. 1, 2, 3, và 4. c. 1 và 3. d. *1, 2 và 3.

Câu 9. Kết luận nào sai khi rút ra từ việc nghiên cứu phôi sinh học?

a.Phôi sinh học giúp con người phát hiện quan hệ họ hàng giữa các đối tượng nghiên cứu.

b.Phôi của các động vật có xương sống thuộc các lớp khác nhau, trong giai đoạn đầu của phát triển phôi đều giống nhau về hình dạng chung cũng như quá trình phát sinh các cơ quan.

c. Điểm khác biệt trong quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau, chỉ có thể phát hiện được ở giai đoạn phôi muộn.

d. *Các loài thuộc các lớp khác nhau có quá trình phát triển phôi khác nhau ở giai đoạn đầu và giống nhau ở giai đoạn cuối.

Câu 10. Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau, có vai trò:

a.Phản ánh sự tiến hóa phân li

b.Phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống đến đời sống sinh vật c.Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

d*.Phản ánh mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài.

Câu 11. Nội dung cơ bản của quy luật phát sinh sinh vật là:

a.Sự giống nhau trong phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng.

b.*Sự phát triển của cá thể lập lại một cách rút gọn sự phát triển của loài.

c.Trong quá trình phát triển phôi mỗi loài đều diễn lại tất cả những giai đoạn chính mà loài đã trải qua trong lịch sử phát triển của nó.

d.Toàn bộ sinh giới đa dạng và phức tạp ngày nay đều có một nguồn gốc chung.

Bài 34. BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH HỌC

Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm hệ động vật, thực vật của từng vùng

a. hệ động vật, thực vật của các vùng lân cận và khả năng phát tán của chúng.

b. điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó và hệ động thực vật nguyên thủy của vùng đó. c. vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.

d.*Yếu tố quy định đặc điểm của hệ ĐTV ở mỗi vùng được hình thành đồng thời với sự xuất hiện SV ở vùng đó.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng?

a.* Các đảo trên biển được hình thành do phần của lục địa tách ra, vì nguyên nhân địa chất nào đó.

b.Cách li địa lí là một nhân tố thúc đẩy sự phân li, nhưng vùng địa lí tách ra càng sớm càng có nhiều dạng sinh vật đặc hữu và dạng địa phương.

c. Đặc điểm của hệ động, thực vật ở đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên và cách li địa lí.

d.Những tài liệu địa sinh vật học chứng tỏ mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định, tại một vùng địa lí nhất định.

Câu 14. Đặc điểm nổi bật của động, thực vật ở đảo đại dương là gì?

a.Có số loài du nhập luôn ưu thế hơn số loài đặc hữu.

b. Các loài du nhập từ nơi khác đến có sức sống tốt hơn các loài đặc hữu. c.Bị mất dần các loài đặc hữu vì bị con người khai thác.

d*.Có hệ động thực vật nghèo nàn hơn ở các đảo lục địa.

Câu 15. Nguyên nhân chính làm cho đảo lục địa có hệ ĐTV phong phú hơn đảo đại dương là :

a.*khi mới tách ra, đảo lục địa mang theo hệ động, thực vật của đất liền. b. do đảo lục địa thường rất gần với lục địa nên các loài ở đất liền dễ nhập cư. c.do môi trường mới, các yếu tố thuận lợi vì vậy hình thành nhiều loài đặc hữu. d. do có sự cách li địa lí với đất liền, tạo thuận lợi cho sự hình thành loài mới.

Câu 16. Hiện nay, thú có túi chỉ phân bố ở châu Úc là do:

a.lục địa này đã bị tách rời lục địa châu Á và Nam Mĩ vào cuối đại Trung sinh. Vào thời điểm đó trên Trái Đất chưa xuất hiện thú có nhau.

b. điều kiện khí hậu, địa lí ở châu Úc tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của chúng. c.*lục địa này đã bị tách rởi lục địa châu Á vào cuối đại Trung sinh và đến kỉ Thứ ba thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó trên Trái Đất chưa xuất hiện thú có nhau.

d. lục địa châu Úc tách rời các châu lục khác nên song song với việc ở các châu lục khác xuất hiện thú có nhau thì ở châu Úc xuất hiện thú có túi. Sau này thú có nhau mới được con người di cư đến châu Úc.

Câu 17. Nghiên cứu về hệ ĐTV trên các đảo là dẫn liệu sinh học chứng minh vai trò của:

a.Cách li sinh học. b.*Cách li địa lí – sinh thái c. Cách li sinh lí – hóa sinh d.Cách li sinh sản

Câu 18. Hiện nay ở châu Úc có các loài thú có túi là loài đặc hữu không nơi nào khác có, ngoài ra còn có rất nhiều loài thú có nhau phát triển mạnh, điều này chứng minh:

a.*con người sau khi thám hiểm tìm ra châu Úc đã di cư đến đó và họ mang theo cả một số loài thú từ đất liền đến châu Úc.

b. trong quá trình phát sinh thú có túi và thú có nhau đồng thời xuất hiện ở châu Úc và song song tồn tại, phát triển.

c. thú có nhau xuất hiện trước ở châu Úc và phát triển mạnh làm cho các loài thú có túi xuất hiện sau kém phát triển hơn và ngày càng ít đi.

d. châu Úc là đảo đại dương vì ở đây có rất nhiều loài đặc hữu mà không nơi nào khác trên Trái Đất có.

Bài 35. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ Câu 19. Nội dung của học thuyết tế bào thể hiện:

a. Nguồn gốc của sinh giới xuất phát từ những tế bào sống đầu tiên xuất hiện trên Trái đất. b.Sinh vật đa bào đã được hình thành từ quá trình tiến hóa của sinh vật đơn bào.

c. Mọi sinh vật sống đều được sinh ra từ một sinh vật sống trước nó, không thể có hiện tượng tự sinh. d.*Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ TB, các tế bào sống đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó.

Câu 20. Giá trị đầy đủ của bằng chứng tế bào học là

a. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

b. các tế bào đều được sinh ra từ tế bào sống trước nó.Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản cỏa cơ thể sống. c.*mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

d. các tế bào không thể được hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô cơ, ngày nay sự sống chỉ có thể được hình thành trong các cơ thể sống.

Câu 21. Bằng chứng tiến hóa nào được xem là một trong những thành tựu khoa học lớn nhất ở thế kỉ 19?

a.*Bằng chứng tế bào học. b. Bằng chứng giải phẫu học so sánh. c. Bằng chứng phôi sinh học so sánh. d. Bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 22. Trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các lời vượn người:

-Người: -XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG - -Tinh tinh: -XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG - -Gorila: -XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT - -Đười ươi: -TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT –

Từ các trình tự nuclêôtit nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người?

a. Gorila có quan hệ họ hàng gần người nhất, tiếp đến tinh tinh, sau cùng là đười ươi. b*.Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần người nhất, tiếp đến gôrila, sau cùng là đười ươi. c. Đười ươi có quan hệ họ hàng gần người nhất, tiếp đến tinh tinh, sau cùng là gôrila. d. Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần người nhất, tiếp đến đười ươi, sau cùng là gôrila.

Câu 23. Dữ kiện nào sau đây được coi là bằng chứng sinh học phân tử:

a.Vật chất di truyền ở mọi sinh vật là nhiễm sắc thể, cấu tạo của chúng cơ bản giống nhau giữa các nhóm sinh vật.

b. Đơn vị cấu tạo của mọi cơ thể sống đều bắt nguồn từ tế bào, cấu tạo đại thể của chúng ở các loài là giống nhau .

c*.Cấu tạo và chức năng của ADN, mã di truyền, prôtêin... ở mọi loài SV đều tuân thủ các nguyên tắc chung. d. Dựa trên mối quan hệ họ hàng, nguồn gốc giữa các loài, có thể vẽ được sơ đồ cây phát sinh của chúng.

Câu 24 . Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử

a.*sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài. b. sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài. c. sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài. d. sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài.

Câu 25. Bằng chứng nào dễ được xác định bằng phương pháp thực nghiệm?

a. Bằng chứng tế bào học. b. Bằng chứng giải phẫu học so sánh. c. Bằng chứng phôi sinh học so sánh. d.*Bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 26. Bằng chứng nào có phác họa lược sử tiến hóa của loài?

a. Bằng chứng tế bào học. b. Bằng chứng giải phẫu học so sánh. c.*Bằng chứng phôi sinh học so sánh. d. Bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 27. ADN và prôtêin của các loài khác nhau có những đặc điểm giống nhau và khác nhau là do:

a*.mọi loài sinh vật đều có nguồn gốc chung, nhưng mỗi loài lại sống và thích nghi với các điều kiện địa lí, sinh thái khác nhau.

b. ở mọi sinh vật ADN và prôtêin đều được cấu tạo từ các chất vô cơ nên chúng có đặc điểm giống nhau, nhưng nguồn thức ăn của chúng có sự khác nhau nên cấu trúc ADN, prôtêin cũng có sự khác nhau.

c. ADN và prôtêin đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nhưng tùy vào kích thước của mỗi loài sinh vật mà cấu trúc của chúng cũng có sự khác nhau.

d. quá trình tự sao ADN và giải mã để tổng hợp prôtêin ở mỗi loài đều có cơ chế điều hòa chặt chẽ, nhưng đôi khi vẫn xảy ra đột biến .

Câu 28. Bằng chứng tế bào học nào sau đây góp phần giải thích về nguồn gốc chung của sinh giới?

1. Tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sinh vật. 2. Tế bào thực vật có lục lạp và màng xenlulôzơ còn tế bào động vật thì không. 3. Tế bào các loài đều cấu tạo từ các nguyên tố hóa học và có nhiều đặc điểm cấu trúc tương tự. 4. Cơ sở của mọi quá trình sinh sản ở mọi sinh vật là quá trình phân bào.

a. 1,2,3 và 4. b. 1. c.* 1, 3 và 4. d. 3 và 4.

Bài 36 . HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN Câu 29. Cơ chế tiến hóa theo Lamac là

a*. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác du ̣ng của ngoa ̣i cảnh hay tập quán hoạt động. b. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời nên không loài nào bị đào thải. c. do mọi loài sinh vật đề có xu hướng “tập luyện” để thích ứng với môi trường mới, vơn tới cái hoàn thiện hơn.

d. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác du ̣ng của chọn lo ̣c tự nhiên theo con

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT 2008- 2009 (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w