Y tế, bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương (Trang 29 - 31)

Khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương là khu Du lịch có cả địa hình sông núi và mặt nước rộng, việc tiến hành các hoạt động Du lịch của khách nh Du lịch leo núi, Du lịch trên mặt hồ nước có độ sâu và bề rộng lớn thì dù có cẩn thận đến mấy cũng không thể không có những tai nạn rủi ro xẩy ra. Vì vậy vai trò của các cơ quan cơ sở cấp cứu y tế bảo hiểm là rất quan trọng.

Về lĩnh vực này có thể nói đây là một trong những khâu yếu kém của khu vực chùa Hương. Nó biểu hiện ở chỗ các trang thiết bị cần thiết cho việc cấp cứu cho nạn nhân khi xẩy ra tai nạn rất nghèo nàn, cơ sở y tế, cấp cứu còn ít, thiếu các phòng sơ cứu có trang thiết bị hiện đại, không xe cứu thương nên có tai nạn phải gọi đến các bệnh viện cho xe đến. Điều này đôi khi gây nên khó khăn cho công tác chăm sóc sức khoẻ cho du khách.

Tuy nhiên, hoạt động bảo hiểm cho khách đã được tiến hành. Các tổ chức Du lịch đã liên kết với các hãng bảo hiểm để bảo hiểm cho khách thông qua giá vé thắng cảnh. Hình thức này không gây phiền hà cho khách mà việc của các tổ chức Du lịch cũng được thực hiện đơn giản hơn.

* Những nhận xét, đánh giá về tình hình Du lịch chùa Hương

- Những thành công:

+ Một số chùa, động hoạt động trái phép đã được các cơ quan có thẩm quyền kiên quyết cấm hoạt động

+ Hệ thống thông tin liên lạc đã tương đối tốt để phục vụ nhu cầu của khách. Hệ thống hộp điện thoại công cộng được dựng những nơi thuận tiện và số lượng cũng tăng lên.

+ Hệ thống các sọt rác công cộng đã phần nào làm giảm sự mất vệ sinh tại điểm Du lịch, và được bố trí phù hợp với cảnh quan gây được ấn được tốt với du khách.

+ Hiện tượng ăn xin gần như không còn, mất trộm cắp đã giảm. Có những phòng thường trực của công an huyện Mỹ Đức trên đường đến các hang, động chùa tại điểm Du lịch đã hạn chế được tình trạng mất trật tự và an ninh đã được đảm bảo

hơn trước.

- Những hạn chế :

+ Trong những năm qua trong hoạt động du lịch rất phổ biến ở khu du lịch là thói quen tự túc mang đồ ăn uống trong mỗi chuyên đi. Đây chính là mặt hạn chế của điểm du lịch. Đối với khách du lịch việc chuẩn bị cho các bữa ăn vừa tốn thời gian vừa ảnh hưởng tới chất lượng của bữa ăn do nguội và bọc gói. Trong hành trình khách phải mang đồ ăn gây mệt mỏi và mất mỹ quan. Ngoài ra việc khách ăn xong vứt rác lung tung còn gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh làm mất đi sự trong lành của môi trường cảnh quan. Đối với các tổ chức du lịch việc tổ chức ăn uống của khách đồng nghĩa mất đi một khoản thu nhập đáng kể. Mặt khác những hậu quả của nó còn làm mất đi sự hấp dẫn tại điểm du lịch, sở dĩ khách có thói quen như vậy vì một phần do khả năng thanh toán của khách không cao, một phần do giá cả, ngoài ra còn do sự bố trí các điểm dịch vụ không hợp lý do đồ ăn không hợp khẩu vị, do chất lượng các dịch vụ và nhân viên phục vụ không đáp ứng được nhu cầu của khách.

+ Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém đường vào khu du lịch còn nhiều đoạn do sử dụng trong thời gian dài mà không được tu bổ nên gập ghềnh khó đi.

+ Các sản phẩm du lich còn nghèo nàn đơn điệu ở dạng tự nhiên chưa xây dựng được các sản phẩm đặc trưng các tour khép kín ổn định để hấp dẫn khách và các sản phẩm thủ công gắn với điểm du lịch để bán cho khách làm quà lưu niệm.

+ Các hoạt động du lịch mang tính thời vụ chưa tổ chức tốt du lịch quanh năm gắn liền với lữ hành nên ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên du lịch

+ Công tác huy động gọi vốn đầu tưư và huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh còn chậm.

+ Các chùa động hoạt động trái phép đã cấm hoạt động nhưng chưa giải quyết triệt để làm mất mỹ quan khu du lịch.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương (Trang 29 - 31)