Chuyển tham số cho chương trình con Tham trị tham biến

Một phần của tài liệu GIáo án Tin học 9 chuẩn cả năm (Trang 56 - 57)

III/ Một số đặc tính của chương trình con

2. Chuyển tham số cho chương trình con Tham trị tham biến

Các tham số trong sự gọi chương trình con được gọi là các tham số thực (actual parameter). Khi gọi thì các tham số thực sẽ chuyển cho chương trình con tương ứng với các tham số hình thức theo thứ tự xuất hiện của chúng trong danh sách tham số.

Ví dụ:

Program Tinh; Var

a,b : integer;

Function Cong(x:integer; y:integer):integer; Var ………. Begin ………. ………. End; Begin Write(‘Ban nhap so a = ‘); Readln(a); Write(‘Ban nhap so b = ‘); Readln(b); Writeln( a, ‘+’, b, ‘= ‘, Cong(a,b)); Readln; End.

Nhìn vào chương trình trên, bạn thấy chương trình con là hàm có tên Cong, với hai tham số hình thức theo thứ tự là x, y có kiểu nguyên. Trong thân chương trình chính, bạn sẽ thấy các tham số thực sẽ là a, b sẽ được truyền tương ứng cho hàm khi gọi Cong(a,b). a tương ứng với x, b tương ứng với y. Bạn thử thay lại lời gọi hàm là Cong(b,b) thì kết quả sẽ là b+b, số a nhập vào không tham gia gì trong việc gọi hàm.

Tham trị (value parameter):

 Không đi sau từ khoá Var trong danh sách các tham số hình thức.

 Được cấp ô nhớ riêng khi chương trình con được gọi và bị xoá bỏ khi chương trình con thực hiện xong.

 Tham trị thực chất là một biến cục bộ, khi chương trình con được gọi, tham trị sẽ nhận trị là trị của tham số thực, trước khi chương trình con bắt đầu thực hiện.

 Những thay đổi của tham trị không ảnh hưởng gì đến chương trình chính, nghĩa là không kéo theo sự thay đổi của tham số thực tương ứng.

Tham biến (variable parameter):

 Đi sau tứ khoá Var trong danh sách các tham số.  Tham số thực tương ứng phải là một biến.

 Những thay đổi trên tham biến thực chất là được thực hiện trên tham số thực tương ứng.  Thực chất của sự truyền tham số đối với tham biến là sự truyền địa chỉ.

Một phần của tài liệu GIáo án Tin học 9 chuẩn cả năm (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w