Cải cách doanh nghiệp và các tập đoàn nhà nước

Một phần của tài liệu Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính - tình huống Việt Nam.pdf (Trang 80 - 81)

Đã hơn 15 năm thực hiện cổ phần hóa DNNN, nhưng kết quả cho thấy, chưa có năm nào kế hoạch CPH DNNN đặt ra được hoàn thành. Tính đến nay chúng ta

mới xử lý khoảng 12% số vốn nhà nước trong các DNNN.

Theo số liệu từ trung tâm tín dụng NHNN tính đến 6/2009 có bốn tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước nợ vốn vay vượt quá 15% vốn tự có của TCTD,

một con số cho thấy hàm chứa nhiều rủi ro. Hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp và tập đoàn nhà nước có hiệu quả thấp, thua lỗ. Theo báo cáo giám sát của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (2009 ) có tới gần một nửa tập đoàn, tổng công ty

họat động hiệu quả thấp với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dưới 10%.

Theo Caprio (1999), sở hữu nhà nước nên được giảm bớt đi vì sở hữu nhà

nước đã được chứng minhlà làm cho ngành tài chính kém phát triển hơn, năng suất

thấp hơn, lãi suất cao hơn, tín dụng cá nhân ít hơn, dịch vụ phi tài chính ngân hàng kém phát triển hơn, tập trung tín dụng cao hơn, và xu hướng xảy ra khủng hoảng và ít kiểm soát hơn.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, tập đoàn kinh tế trong

thời gian tới cần : (1) Tiếp tục đẩy mạnh việc CPH DNNN và các tập đoàn kinh tế; (2) Tăng cường năng lực thẩm định dự án để thanh lọc các dự án có hiệu quả thấp; (3) Tăng cường cơ chế giám sát việc thực hiện các dự án của các DNNN, tập đoàn kinh tế nhà nước hạn chế thấp nhất mức thất thoát ngân sách đầu tư của nhà nước.

Một phần của tài liệu Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính - tình huống Việt Nam.pdf (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)