Về hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội doc (Trang 78 - 89)

I. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Sản xuất và Dịch vụ Cơ Điện Hà Nội.

2.Về hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu:

Thứ nhất: Trong quá trình hạch toán nguyên vật liệu công ty đã sử dụng bảng kê số 3 để hạch toán. Điều này là không hợp lý, bởi vì trong kỳ công ty không sử dụng giá hạch toán để ghi giá trị nguyên vật liệu xuất kho mà sử dụng giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ tính được cuối kỳ để ghi sổ. Trên thực tế nội dung của Bảng kê số 3 doanh nghiệp sử dụng tương tự như sổ cái TK 152. Mặt khác theo chế độ Bảng kê số 3 chỉ dùng ở các doanh nghiệp có sử dụng giá hạch toán để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Như vậy việc lập bảng kê số 3 là không cần thiết, công ty nên bỏ việc lập Bảng kê số 3 để tập trung vào các công việc khác.

Thứ hai: Công tác hạch toán “Hàng đang đi đường”. Việc hạch toán hàng đi đường chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành, công ty cần mở tài khoản 151 để theo dõi. Khi nhận được hoá đơn của người bán nhưng hàng chưa về đến công ty, kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “ Hàng đi đường”. Nếu trong tháng hàng về thì làm thủ tục nhập kho như bình thường. Đến cuối tháng hàng vẫn chưa về, kế toán căn cứ hoá đơn, hợp đồng mua hàng ghi:

Nợ TK 151: phần được tính vào giá NVL Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331: Hoá đơn chưa trả tiền cho người bán Và ghi chép trên nhật ký chứng từ số 6.

Tháng sau khi hàng về nhập kho ghi: Nợ TK 152:

Có TK 151: Hàng mua đang trên đường đi

Ví dụ17: Ngày 26/02/2007 công ty mua Inox của cửa hàng Vinh Vượng nhận được hoá đơn sau:

Biểu số 34:

Hoá đơn (GTGT) Mẫu số 01 GTKT-3LL Liên 2: Giao cho khách hàng CD/00-B Ngày 26 tháng 02 năm 2007

N0: 092227 Đơn vị bán hàng: Cửa hàng Inox Vinh Vượng

Địa chỉ: 36 Thuốc Bắc - Hà Nội Số tài khoản: 710A- 0036.0908

Ngân hàng công thương Hoàn kiếm Điện thoại:...048756902... MST:

0 1 0 0 2 6 3 8 0 9 - - - 1

Họ tên người mua hàng: Hoàng Văn Tú

Đơn vị: Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội Địa chỉ: 20 Bích Câu- Hà Nội Số TK:710A-00130

Sở giao dịch I NHCTVN Hình thức thanh toán: Trả chậm Số TT Tên hàng hoá dịch vụ ĐV tính Số lượng Đơn giá (Đồng) Thành tiền (Đồng) A B C 1 2 3=1x2 1 Inox 22x22x1m9 kg 394 41.429 16.323.026 2 Inox31,8x1,2ly x2m57 kg 429 43.141 18.507.489 Cộng tiền hàng 34.830.515

Thuế suất GTGT 5% : tiền thuế GTGT 1.741.526 Tổng cộng tiền thanh toán 36.572.041

Số tiền bằng chữ: (Ba mươi sáu triệu năm trăm bảy hai ngàn không trăm bốn mươi mốt đồng).

Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)

Nhưng do xe vận chuyển của cửa hàng bị tại nạn nên cả xe bị giữ chờ giải quyết. Vì vậy đến ngày 28/2 số hàng trên vẫn chưa về đến công ty. Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi bút toán:

Nợ TK 151: 23.224.244đ. Nợ TK 133: 1.161.212đ.

Có TK 331: 24.385.456đ. Và ghi vào NKCT số 6

Đến ngày 6.3 số hàng trên đã về đến công ty, phòng Kế hoach vật tư viết phiếu nhập kho số 42 ngày 6/3/2002. Kế toán ghi bút toán:

Nợ TK 152: 23.224.244đ.

Có TK 152: 23.224.244đ.

Biểu số 35:

Công ty SX&DV Mẫu số: S04a6 - DN Cơ điện Hà Nội

Nhật ký chứng từ số 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi có TK 151- Hàng mua đang đi đường Tháng 03 năm 2007

TT Diễn giải Số dư đầu tháng

Hoá đơn PN Ghi có TK 151, ghi Nợ các TK Số dư CT Sh NT Sh NT 152 153 ... Cộng 1 Mua Inox 34.830.51 5 9222 7 26/02 42 6.3 34.830.51 5 34.830.5 15 0 Cộng

Đã ghi sổ cái ngày 06 tháng 03 năm 2007

Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Số liệu ở dòng tổng cộng cột TK 152 của NKCT số 6 được dùng để ghi sổ cái TK 152

Thứ ba: Công ty cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Xét về phương diện kinh tế : Nhờ các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản.

Xét về phương diện tài chính: Do dự phòng giảm giá, doanh nghiệp có thể tích luỹ được một số vốn đáng lẽ đã được phân chia. Số vốn này được sử dụng để bù đắp các khoản giảm giá hàng tồn kho thực sự phát sinh. Thực chất các khoản dự phòng là một nguồn tài chính của doanh nghiệp tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thật sự.

Việc trích lập dự phòng được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, sau khi đã tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu. Để lập dự phòng thì nguyên vật liệu phải có các điều kiện sau:

+ Nguyên vật liệu là những vật tư tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán.

+ Nguyên vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nhghiệp.

+ Có chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn tồn kho.

Phương pháp xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Mức dự phòng giảm Số lượng hàng Giá đơn vị Giá đơn vị thực tế giá cần lập cho từng = tồn kho cuối x thực tế ghi sổ - trên thị trường loại hàng tồn kho i niên độ loại i của hàng i của hàng i

Tài khoản được sử dụng để hạch toán là TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá.

Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá.

Dư Có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn.

Thứ 4: Trong quá trình sản xuất của công ty giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản xuất của sản phẩm. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nguyên vật liệu góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong toàn doanh nghiệp. Để công tác quản lý nguyên vật liệu ngày càng tốt hơn, công ty cần phải thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu . Trên cơ sở các kết quả phân

tích đó, công ty có hướng điều chỉnh kế hoạch, tìm ra các biện pháp kịp thời để phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt còn hạn chế, không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nguyên vật liệu.

Việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu có thể dựa trên một số chỉ tiêu sau đây:

- Phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm: Để phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu cần xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối.

+ Mức biến động tuyệt đối: M1

Số tương đối = x 100% Mk

Số tuyệt đối : M = M1- Mk

Kết quả tính toán trên cho thấy khối lương nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm. Việc tổ chức cung cấp nguyên vật liệu tốt hay xấu.

+ Mức biến động tương đối: M1 Số tương đối: x 100% Q1 Mk x Qk Q1 Số tuyệt đối: M = M1 - Mk x Qk

Kết quả tính toán phản ánh mức sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm đã tiết kiệm hay lãng phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm:

Sản phẩm của công ty được sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Vì vậy mức chi phí nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu từng loại cho sản xuất sản phẩm (mi) và giá đơn vị nguyên vật liệu từng loại

xuất dùng cho sản xuất sản phẩm ( si).

+ Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm: mi = ki + fi + hi

ki: Trọng lượng tinh của sản phẩm

fi : Mức phế liệu bình quân một sản phẩm

hi : Mức tiêu phí nguyên vật liệu cho sản phẩm hỏng bình quân của đơn vị sản phẩm hoàn thành.

+ Mức tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm: m = m1 - mk = ( k1-kk ) + ( f1 - fk) + ( h1 - hk)

+ Mức tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm:

m =  mi1si1 -  mi1sik

+ ảnh hưởng của nhân tố giá đơn vị nguyên vật liệu:

m =  (si1 - sik)mik

Qua kết quả phân tích trên đây giúp cho công ty xác định rõ nguyên nhân làm thay đổi mức chi phí cho sản xuất đơn vị sản phẩm. Trên cơ sở đó đề ra các biên pháp thích hợp làm giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu, đây là nhân tố cơ bản để giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.

- Phân tích hệ số quay kho vật tư của thực tế so với kế hoạch: Hệ số Giá trị vật tư xuất dùng trong kỳ

quay kho =

vật tư Giá trị bình quân vật tư tồn kho

Hệ số này càng lớn thì số vốn lưu động quay càng nhiều, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

Trên đây là một số ý kiến đóng góp vào việc hoàn thiện công tác quản lý, hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội. Do kiến thức của bản thân còn hạn chế, có thể các giải pháp đề xuất của em còn chưa đầy đủ, chưa phải là tối ưu, em rất mong được công ty tham khảo.

Kết luận

Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu một cách hợp lí có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Qúa trình thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội đã giúp em có điều kiện vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở trường vào thực tế. Song công tác quản lý và hạch toán vật liệu là một lĩnh vực khá rộng, do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết của em chỉ nghiên cứu được một số vấn đề. Tuy nhiên em đã cố gắng phản ánh đầy đủ trung thực những ưu điểm, những cố gắng của công ty đồng thời cũng nêu ra một số ý kiến, kiến nghị nhằm góp phần nhỏ để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu. Những ý kiến trong bài viết này là sự kết hợp giữa lý luận cơ bản mà em tiếp thu được từ các bài giảng và tình hình thực tế tại công ty. Em mong muốn nhận được sự góp ý của cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn.

Trong thời gian thực tập tại công Sản Xuất và Dịch vụ cơ điện Hà Nội, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình về mọi mặt của các cô, bác trong công ty đặc biệt là cô, bác phòng kế toán, đồng thời được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn:

Trịnh Thị Thanh Thuỷ đã giúp em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cám ơn ./.

Mục lục

Phần I: Khái quát chung về chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà nội 3

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Quá trình hình thành và phát triển 3 2. Chức năng và nhiệm vụ công ty 4

II. cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 5 2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 7

III- Tổ chức hạch toán chi tiết NVL 9

1. Tổ chức chứng từ 9

2. Phương pháp hạch toán chi tiết NVL 11

IV. Hạch toán tổng hợp NVL 14

A.Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên 14

1. Tài khoản sử dụng 15

2. Hạch toán tổng hợp NVL 16

B. Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ 23

1. Tài khoản sử dụng 23

2. Phương pháp hạch toán 24

C. Tổ chức sổ kế toán tổng hợp NVL trong các DN SXCN 26

Phần II- Thực trạng công tác hạch toán NVL 30 Tại Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội

I- Sự ra đời và phát triển của công ty 31 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 31 2. Các loại NVL chủ yếu sử dụng trong đơn vị 34

II- Thực trạng công tác hạch toán NVL tại công ty SX&DV Cơ điện Hà Nội 35

1. Đặc điểm NVL của công ty 35

2. Phân loại và đánh giá NVL 35

3. Các chứng từ sử dụng và qui trình luân chuyển chứng từ 36 4. Hạch toán chi tiết NVL 44

6. Công tác kiểm kê NVL 58

Phần III: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiên công tác hạch toán NVL tại Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội

I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu 60

II. Nhận xét chung về tổ cbức hạch toán NVL tại 60 Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ diện Hà Nội.

III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác 62 tổ chức hạch toán NVL tại Công ty cổ phần

sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội

1. Về hạch toán chi tiết NVL 62

2. Về hạch toán tổng hợp NVL 65

Danh mục tài liệu tham khảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Kế toán tài chính trong các DN: T.S. Đặng Thị Loan 2. Lý thuyết hạch toán kế toán : G.S. Nguyễn Gia Thu

T.S. Nguyễn Quang Quynh 3. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính: T.S. Nguyễn Văn Công 4. Phân tích hoạt động kinh doanh: T.S. Nguyễn Năng Phúc

Nhận xét của công ty sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội doc (Trang 78 - 89)